Giải đề thi học kì 2 toán lớp 12 năm 2020 - 2021 trường THPT Lê Quý ĐônLàm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau.
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng tính chất của nguyên hàm Lời giải chi tiết: \(\int {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)dx} \right]} \)\( = \int {f\left( x \right)dx} - \int {g\left( x \right)dx} \) Câu hỏi 2 : Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \cos x\) trên \(\mathbb{R}\) là
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng bảng nguyên hàm. Lời giải chi tiết: \(\int {f\left( x \right)dx} = \int {\cos xdx} = \sin x + C\) Câu hỏi 3 : Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;\,b} \right]\) và \(k\) là hằng số tùy ý. Mệnh đề nào dưới đây đúng?
Đáp án: B Phương pháp giải: Tính chất của tích phân. Lời giải chi tiết: \(\int\limits_a^b {kf\left( x \right)dx} = k\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} \) Câu hỏi 4 : Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục và không âm trên đoạn \(\left[ {a;\,b} \right]\). Diện tích của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\), trục hoành và hai đường thẳng \(x = a,\,\,x = b\) được tính theo công thức nào dưới đây? (Hình dưới)
Đáp án: D Phương pháp giải: Tính chất của tích phân. Diện tích hình giới hạn bởi đồ thị \(y = f\left( x \right)\) với trục hoành và các đường thẳng \(x = a;x = b\left( {a < b} \right)\) là: \(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \) Lời giải chi tiết: \(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \)\( = \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} \) do \(f\left( x \right) > 0\forall x \in \left[ {a;b} \right]\). Câu hỏi 5 : Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;\,b} \right]\). Diện tích \(S\) của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(f\left( x \right)\), trục hoành và hai đường thẳng \(x = a,\,\,x = b\) được tính theo công thức
Đáp án: C Phương pháp giải: Công thức tính diện tích. Lời giải chi tiết: Diện tích hình giới hạn bởi đồ thị \(y = f\left( x \right)\) với trục hoành và các đường thẳng \(x = a;x = b\left( {a < b} \right)\) là: \(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \). Câu hỏi 6 : Thể tích \(V\) của khối tròn xoay khi quay hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\), trục \(Ox\)và hai đường thẳng \(x = a,\,\,x = b\) (\(a < b\)) quanh trục \(Ox\) được tính theo công thức
Đáp án: D Phương pháp giải: Công thức tính thể tích. Lời giải chi tiết: \(V = \pi \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right)dx} \). Câu hỏi 7 : Cho hai hàm số \(y = f\left( x \right)\) và \(y = g\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;\,b} \right]\). Diện tích \(S\) của hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị hàm số đó và các đường thẳng \(x = a,\,\,x = b\) được tính theo công thức
Đáp án: C Phương pháp giải: Công thức tính diện tích hình giới hạn bởi 2 đồ thị hàm số. Lời giải chi tiết: \(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right|dx} \) Câu hỏi 8 : Phần ảo của số phức \(z = 2 + 3i\) là
Đáp án: D Phương pháp giải: Số phức \(z = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) có phần thực là a và phần ảo là b, i là đơn vị ảo. Lời giải chi tiết: Số phức \(z = 2 + 3i\) có phần thực là 2, phần ảo là 3. Câu hỏi 9 : Tính môđun của số phức \(z = a + bi\,\,\,\left( {a,\,b \in \mathbb{R}} \right)\)
Đáp án: A Phương pháp giải: Tìm mô đun của số phức Lời giải chi tiết: Mô đun của số phức là \(\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \). Câu hỏi 10 : Số phức liên hợp của số phức \(z = 2 + 3i\) là
Đáp án: D Phương pháp giải: Số phức liên hợp của \(z = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) là \(\overline z = a - bi\) Lời giải chi tiết: \(\overline z = 2 - 3i\) Câu hỏi 11 : Trên mặt phẳng tọa độ điểm biểu diễn số phức \(z = - 1 + 2i\) là điểm nào trong các điểm sau? (hình vẽ dưới)
Đáp án: C Phương pháp giải: Số phức \(z = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) có điểm biểu diễn là \(M\left( {a;b} \right)\) Lời giải chi tiết: \(z = - 1 + 2i \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = - 1\\y = 2\end{array} \right. \Rightarrow P\left( { - 1;2} \right)\) Câu hỏi 12 : Cho hai số phức \({z_1} = 2 + 3i\) và \({z_2} = 1 - 2i\). Tính \({z_1} + {z_2}\)
Đáp án: A Phương pháp giải: Lấy phần thực cộng với phần thực, phần ảo cộng với phần ảo. Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}{z_1} + {z_2} = \left( {2 + 3i} \right) + \left( {1 - 2i} \right)\\ = \left( {2 + 1} \right) + \left( {3i - 2i} \right) = 3 + i\end{array}\) Câu hỏi 13 : Tính số phức \(z = \left( {2 + i} \right).i\)
Đáp án: C Phương pháp giải: Nhân 2 số phức. Lời giải chi tiết: \(z = \left( {2 + i} \right)i = 2i + {i^2} = 2i - 1\) Câu hỏi 14 : Tìm tất cả các căn bậc hai của \( - 4\)
Đáp án: D Phương pháp giải: Giải phương trình bậc hai \({z^2} = - 4\) Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}{z^2} = - 4 \Leftrightarrow {z^2} = {\left( {2i} \right)^2}\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = 2i\\z = - 2i\end{array} \right.\end{array}\) Câu hỏi 15 : Trong không gian Oxyz, tích vô hướng của hai véc tơ \(\overrightarrow a = \left( {1;2; - 3} \right)\) và \(\overrightarrow b = \left( {3; - 2; - 1} \right)\) bằng
Đáp án: A Phương pháp giải: Tích vô hướng của hai vecto \(\overrightarrow u \left( {a;b;c} \right),\overrightarrow n \left( {x;y;z} \right)\) là: \(\overrightarrow u .\overrightarrow v = ax + by + cz\). Lời giải chi tiết: \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 1.3 + 2.\left( { - 2} \right) + \left( { - 3} \right).\left( { - 1} \right) = 2\) Câu hỏi 16 : Trong không gian Oxyz, điểm nào dưới đây thuộc mặt phẳng \(\left( \alpha \right):x - 2y + 3z - 2 = 0\)?.
Đáp án: B Phương pháp giải: Điểm \(M\left( {{x_0},{y_0},{z_0}} \right) \in \left( P \right):ax + by + cz = 0\)\( \Leftrightarrow a{x_0} + b{y_0} + c{z_0} = 0\). Lời giải chi tiết: Thay lần lượt tọa độ các điểm vào \(\left( \alpha \right)\) ta thấy: \(1 - 2.\left( { - 2} \right) + 3.\left( { - 1} \right) - 2 = 0\) Điểm N thuộc \(\left( \alpha \right)\). Câu hỏi 17 : Trong không gian Oxyz, mặt phẳng nào dưới đây song song với mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x + 3y - z + 1 = 0\)?
Đáp án: C Phương pháp giải: Hai mặt phẳng (P): \({a_1}x + {b_1}y + {c_1}z + {d_1} = 0\) và (Q): \({a_2}x + {b_2}y + {c_2}z + {d_2} = 0\)\(\left( {{a_1},{b_2},{c_2},{d_2} \ne 0} \right)\) song song khi và chỉ khi: \(\frac{{{a_1}}}{{{a_2}}} = \frac{{{b_1}}}{{{b_2}}} = \frac{{{c_1}}}{{{c_2}}} \ne \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\) Lời giải chi tiết: \({\overrightarrow n _{\left( \alpha \right)}} = \left( {2;3; - 1} \right)\). Ta có: Đáp án A sai vì mặt phẳng này trùng với \(\left( \alpha \right)\). Đáp án B, D sai vì vecto pháp tuyến của mặt phẳng này không song song với \({\overrightarrow n _{\left( \alpha \right)}}\). Đáp án C đúng vì \(\overrightarrow n = \left( { - 4; - 6;2} \right)\). Khi đó \(\frac{{ - 4}}{2} = \frac{{ - 6}}{2} = \frac{2}{{ - 1}} \ne \frac{2}{1}\) Câu hỏi 18 : Trong không gian Oxyz, điểm nào dưới đây không thuộc đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{3} = \frac{y}{2} = \frac{{z + 1}}{3}\)?
Đáp án: C Phương pháp giải: Điểm \(M\left( {m,n,p} \right) \in d:\)\(\frac{{x - {x_0}}}{a} = \frac{{y - {y_0}}}{b} = \frac{{z - {z_0}}}{c}\)\( \Leftrightarrow \frac{{m - {x_0}}}{a} = \frac{{n - {y_0}}}{b} = \frac{{p - {z_0}}}{c}\). Lời giải chi tiết: Thay lần lượt các đáp án vào d: Ta thấy khi thay P vào d thì có : \(\frac{{7 - 1}}{3} = \frac{4}{2} \ne \frac{{ - 7 + 1}}{3}\) Câu hỏi 19 : Trong không gian Oxyz, đường thẳng \(d:\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2 + t}\\{y = 1 - t}\\{z = 2t{\rm{ }}}\end{array}} \right.\) có một véc tơ chỉ phương \(\overrightarrow u \) là
Đáp án: C Phương pháp giải: Vecto chỉ phương của đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\\z = {z_0} + ct\end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\) là \(\overrightarrow u = \left( {a;b;c} \right)\) Lời giải chi tiết: \(\overrightarrow u = \left( {1; - 1;2} \right)\) Câu hỏi 20 : Trong không gian Oxyz, đường thẳng đi qua điểm M(3; -2; 1) và nhận véc tơ \(\overrightarrow u = \left( {4; - 3;5} \right)\)làm véc tơ chỉ phương có phương trình tham số là
Đáp án: A Phương pháp giải: Đường thẳng qua \(M\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) và nhận \(\overrightarrow u = \left( {a;b;c} \right)\) làm vecto chỉ phương là: \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = {x_0} + at\\y = {y_0} + bt\\z = {z_0} + ct\end{array} \right.\left( {t \in \mathbb{R}} \right)\). Lời giải chi tiết: Đường thẳng qua M(3; -2; 1) và nhận \(\overrightarrow u = \left( {4; - 3;5} \right)\) làm vecto chỉ phương là: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 3 + 4t}\\{y = - 2 - 3t}\\{z = 1 + 5t}\end{array}} \right.\) Câu hỏi 21 : Họ tất cả các nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {e^{2x}}\) là
Đáp án: A Phương pháp giải: Áp dụng công thức: \(\int {{e^{ax + b}}dx} = \frac{1}{a}{e^{ax + b}} + C\) Lời giải chi tiết: \(\int {f\left( x \right)dx} = \int {{e^{2x}}dx} = \frac{1}{2}{e^{2x}} + C\) Câu hỏi 22 : Nếu đặt \(t = {x^2}\) thì tích phân \(\int_0^2 {x.{e^{{x^2}}}dx} \) trở thành tích phân nào trong các tích phân sau?
Đáp án: C Phương pháp giải: Đặt \(t = {x^2} \Rightarrow dx = 2tdt\). Đổi cận ẩn x sang ẩn t. Đưa tích phân về ẩn t. Lời giải chi tiết: Đặt \(t = {x^2} \Rightarrow dx = 2tdt\) Đổi cận: \( = > I = \frac{1}{2}\int\limits_0^4 {{e^t}dt} \) Câu hỏi 23 : Tính tích phân \(I = \int_0^1 {{2^x}dx} \)
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng bảng nguyên hàm: \(I = \int {{2^x}dx} = \frac{{{2^x}}}{{\ln 2}} + C\) Lời giải chi tiết: \(I = \int\limits_0^1 {{2^x}dx} = \left. {\frac{{{2^x}}}{{\ln 2}}} \right|_0^1 = \frac{1}{{\ln 2}}\)x. Câu hỏi 24 : Cho tích phân \(I = \int_1^3 {x.\ln xdx} \). Chọn đẳng thức đúng trong các đẳng thức sau
Đáp án: B Phương pháp giải: Sử dụng phương pháp tích phân từng phần. Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}I = \int\limits_1^3 {x\ln xdx} \\ = \int\limits_1^3 {\frac{1}{2}\ln x} d{x^2}\\ = \left. {\frac{{{x^2}\ln x}}{2}} \right|_1^3 - \frac{1}{2}\int\limits_1^3 {{x^2}d\left( {\ln x} \right)} \\ = \left. {\frac{{{x^2}\ln x}}{2}} \right|_1^3 - \frac{1}{2}\int\limits_1^3 {xdx} \end{array}\) Câu hỏi 25 : Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ {a;\,c} \right]\) có đồ thị như hình vẽ bên, biết \(\int_a^b {f\left( x \right)dx = - 2} \) và \(\int_b^c {f\left( x \right)dx = 3} \). Tính diện tích \(S\) của hình phẳng được tô đậm
Đáp án: C Phương pháp giải: Diện tích hình phẳng bằng: \(\int_a^c {\left| {f\left( x \right)} \right|dx = \int_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} } \)\( + \int_b^c {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \) Xét dấu của f(x) trong [a;b] và [b;c]. \(\left| {f\left( x \right)} \right| = f\left( x \right) \Leftrightarrow \) đồ thị nằm bên trên trục Ox. \(\left| {f\left( x \right)} \right| = - f\left( x \right) \Leftrightarrow \) đồ thị nằm bên dưới trục Ox. Lời giải chi tiết: \(S = \int_a^c {\left| {f\left( x \right)} \right|dx = \int_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} } \)\( + \int_b^c {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \) \(\begin{array}{l} = \int_a^b { - f\left( x \right)dx} + \int_b^c {f\left( x \right)dx} \\ = 2 + 3 = 5\end{array}\) Câu hỏi 26 : Tính diện tích \(S\) hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = {x^2} - 4\), trục hoành và hai đường thẳng\(x = 0,\,\,x = 1\)
Đáp án: C Phương pháp giải: Tính diện tích \(S\) hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\), trục hoành và hai đường thẳng\(x = a,x = b\) là \(S = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right)} \right|dx} \) Xét dấu của f(x) trong [a;b]. Lời giải chi tiết: \(S = \int\limits_0^1 {\left| {{x^2} - 4} \right|dx} = \int\limits_0^1 {\left( {4 - {x^2}} \right)dx} = \frac{{11}}{3}\) Câu hỏi 27 : Trong các số phức sau số phức nào là số thuần ảo?
Đáp án: D Phương pháp giải: Số thuần ảo là số có dạng \(z = bi,\left( {b \in \mathbb{R}} \right)\) Lời giải chi tiết: \(z = i\) là số thuần ảo. Câu hỏi 28 : Biết rằng tập hợp các số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện \(\left| {z - 1} \right| = 2\) là một đường tròn. Tìm tọa độ tâm đường tròn đó.
Đáp án: B Phương pháp giải: Tập hợp điểm biểu diễn z thỏa mãn \(\left| {z - {z_0}} \right| = R\) là đường tròn tâm \(M\left( {{z_0}} \right)\) bán kính R. Lời giải chi tiết: \(\left| {z - 1} \right| = 2 \Leftrightarrow \left| {z - \left( {1 + 0.i} \right)} \right| = 2\) => Tập hợp điểm biểu diễn z là đường tròn tâm I(1;0) bán kính 2. Câu hỏi 29 : Tìm số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện \(2z + \overline z = 3 + 4i\)
Đáp án: C Phương pháp giải: Đặt \(z = a + bi,\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) Tìm \(\overline z \) và sử dụng cách đồng nhất hệ số để tìm a và b. Lời giải chi tiết: Đặt \(z = a + bi,\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) \(\begin{array}{l}2z + \overline z = 3 + 4i\\ \Leftrightarrow 2\left( {a + bi} \right) + a - bi = 3 + 4i\\ \Leftrightarrow 3a + bi = 3 + 4i\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 1\\b = 4\end{array} \right. \Rightarrow z = 1 + 4i\end{array}\) Câu hỏi 30 : Cho số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện \(i.z = 1 + 2i\). Phần thực của số phức \(z\) bằng
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng tính chất \(z.{z_1} = {z_2} \Leftrightarrow z = \frac{{{z_2}}}{{{z_1}}}\) và \(\frac{1}{z} = \frac{{\overline z }}{{{{\left| z \right|}^2}}}\). Phần thực của số phức \(z = a + bi\) là a. Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}i.z = 1 + 2i\\ \Leftrightarrow z = \frac{{1 + 2i}}{1}\\ \Leftrightarrow z = \frac{{\left( {1 + 2i} \right)\left( { - i} \right)}}{1}\\ \Leftrightarrow z = 2 - i\end{array}\) => Phần thực là 2. Câu hỏi 31 : Gọi \({z_1},\,\,{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + 2z + 5 = 0\). Tính \(\left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right|\)
Đáp án: D Phương pháp giải: \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \(a{z^2} + bz + c = 0\) thì \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|\) và \({z_1}.{z_2} = \frac{c}{a}\) Lời giải chi tiết: \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} + 2z + 5 = 0\) nên \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|\). Mà theo Vi-et ta có: \({z_1}.{z_2} = 5 = > \left| {{z_1}.{z_2}} \right| = \left| 5 \right|\). => \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \sqrt 5 \Rightarrow \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right| = 2\sqrt 5 \) Câu hỏi 32 : Trong không gian Oxyz, mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2x - 4y - 2 = 0\) có bán kính bằng
Đáp án: D Phương pháp giải: Đưa phương trình mặt cầu về dạng \({\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y - b} \right)^2} + {\left( {z - c} \right)^2} = {R^2}\). Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}{x^2} + {y^2} + {z^2} + 2z - 4y - 2 = 0\\ \Leftrightarrow {\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {z^2} = 7\end{array}\) => (S) là mặt cầu tâm \(I\left( { - 1;2;0} \right)\) bán kính \(R = \sqrt 7 \). Câu hỏi 33 : Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (Oxy) có một véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \) là
Đáp án: D Phương pháp giải: Mặt phẳng (Oxy) có một véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow k = \left( {0,0,1} \right)\). Lời giải chi tiết: Mặt phẳng (Oxy) có một véc tơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {0,0,1} \right)\) Câu hỏi 34 : Khoảng cách từ điểm \(M\left( {1;\,2;\,3} \right)\) đến mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y + 2z - 1 = 0\) bằng
Đáp án: D Phương pháp giải: Khoảng cách từ điểm \(M\left( {{x_0},{y_0},{z_0}} \right)\) đến mặt phẳng \(\left( P \right):ax + by + cz + d = 0\) bằng: \(d\left( {M,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {a{x_0} + b{y_0} + c{z_0} + d} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}\) Lời giải chi tiết: Khoảng cách từ điểm \(M\left( {1;2;3} \right)\) đến mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y + 2z - 1 = 0\) bằng \(d\left( {M,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {1 + 2.2 + 2.3 - 1} \right|}}{{\sqrt {1 + 4 + 4} }}\)\( = \frac{{10}}{3}\) Câu hỏi 35 : Trong không gian Oxyz, đường thẳng đi qua hai điểm \(M\left( {1;2; - 3} \right),N\left( {3;4;5} \right)\)có phương trình tham số là
Đáp án: A Phương pháp giải: Tìm \(\overrightarrow {MN} \). Đường thẳng đi qua 2 điểm M,N nhận \(k.\overrightarrow {MN} \left( {k \ne 0} \right)\) làm vecto chỉ phương. Lời giải chi tiết: \(\overrightarrow {MN} = \left( {2;2;8} \right)\) Đường thẳng đi qua 2 điểm M,N nhận \(\overrightarrow u = \left( {1;1;4} \right)\) làm vecto chỉ phương nên loại C, D. Thay tọa độ điểm M vào đáp án A ta tìm được \(t = - 1\). Câu hỏi 36 : Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau
Đáp án: D Phương pháp giải: Biến đổi \(\sqrt {x + 1} = {\left( {x + 1} \right)^{\frac{1}{2}}}\). Sử dụng công thức \(\int {{{\left( {ax + b} \right)}^m}dx} = \frac{1}{a}.\frac{{{{\left( {ax + b} \right)}^{m + 1}}}}{{m + 1}} + C\) Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}\int {\sqrt {x + 1} dx} = \int {{{\left( {x + 1} \right)}^{\frac{1}{2}}}dx} \\ = \frac{{{{\left( {x + 1} \right)}^{\frac{3}{2}}}}}{{\frac{3}{2}}} + C\\ = \frac{2}{3}\left( {x + 1} \right)\sqrt {x + 1} + C\end{array}\) Câu hỏi 37 : Biết rằng số phức \(z = a + bi\,\,\,\left( {a,\,b \in \mathbb{R}} \right)\) thỏa mãn \(i.z + 2.\overline z = 6 + 3i\). Tính \(a - b\)
Đáp án: C Phương pháp giải: Số phức liên hợp của \(z = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) là \(\overline z = a - bi\) Thay vào biểu thức \(i.z + 2.\overline z = 6 + 3i\) tìm a và b. Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}i.z + 2.\overline z = 6 + 3i\\ \Leftrightarrow i\left( {a + bi} \right) + 2\left( {a - bi} \right) = 6 + 3i\\ \Leftrightarrow \left( {a - 2b} \right)i + 2a - b = 6 + 3i\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a - 2b = 3\\2a - b = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\b = 0\end{array} \right.\end{array}\) \( \Rightarrow a - b = 3\) Câu hỏi 38 : Tính thể tích khối tròn xoay khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = 1 - {x^2},\,y = 0\) quanh trục \(Ox\).
Đáp án: D Phương pháp giải: Tìm hoành độ giao điểm của 2 đồ thị \(y = 1 - {x^2},\,y = 0\). Thể tích khối tròn xoay khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = f\left( x \right),y = 0\) , \(x = a,x = b\left( {a < b} \right)\) quanh trục \(Ox\) là \(I = \pi \int\limits_a^b {{f^2}\left( x \right)dx} \) Lời giải chi tiết: Hoành độ giao điểm của 2 đồ thị \(y = 1 - {x^2},y = 0\) là nghiệm của phương trình: \(1 - {x^2} = 0 \Leftrightarrow x = \pm 1\) Thể tích khối tròn xoay khi quay hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = 1 - {x^2},y = 0\) quanh trục \(Ox\) là \(\begin{array}{l}I = \pi \int\limits_{ - 1}^1 {{{\left( {1 - {x^2}} \right)}^2}dx} \\ = \frac{{16\pi }}{{15}}\end{array}\) Câu hỏi 39 : Tính tích phân \(I = \int_1^4 {\frac{{\sqrt x + f\left( {\sqrt x } \right)}}{{\sqrt x }}dx} \) biết rằng \(\int_1^2 {f\left( x \right)dx = 2} \)
Đáp án: A Phương pháp giải: Tách tích phân thành \(\int\limits_1^4 {1dx} + \int\limits_1^4 {\frac{{f\left( {\sqrt x } \right)}}{{\sqrt x }}dx} \) Đổi biến số \(t = \sqrt x \) tính \(\int\limits_1^4 {\frac{{f\left( {\sqrt x } \right)}}{{\sqrt x }}dx} \). Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}I = \int\limits_1^4 {\frac{{\sqrt x + f\left( {\sqrt x } \right)}}{{\sqrt x }}dx} \\ = \int\limits_1^4 {1dx} + \int\limits_1^4 {\frac{{f\left( {\sqrt x } \right)}}{{\sqrt x }}dx} \\ = 3 + 2\int\limits_1^4 {f\left( {\sqrt x } \right)d\left( {\sqrt x } \right)} \end{array}\) Đặt \(t = \sqrt x \) Đổi cận: \( = > I = 3 + 2\int\limits_1^2 {f\left( t \right)dt} = 3 + 2.2 = 7\) Câu hỏi 40 : Cho số phức \(z\) thỏa mãn điều kiện \(\frac{{2z}}{i} + \left| z \right|.i = 3\). Mệnh đề nào sau đây đúng?
Đáp án: B Phương pháp giải: Nhân 2 vế với i. Đặt \(z = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) Biếnđổi biểu thức rồi đồng nhất hệ số tìm \({a^2},{b^2}\). Mô đun \(\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \). Lời giải chi tiết: \(\frac{{2z}}{i} + \left| z \right|.i = 3\). Nhân 2 vế với i. Ta được: \(2z - \left| z \right| = 3i\) Đặt \(z = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) \(\begin{array}{l}2z - \left| z \right| = 3i\\ \Leftrightarrow 2\left( {a + bi} \right) - \sqrt {{a^2} + {b^2}} = 3i\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2a - \sqrt {{a^2} + {b^2}} = 0\\2b = 3\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a \ge 0\\{a^2} + {b^2} = 4{a^2}\\b = \frac{3}{2}\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} = \frac{3}{4}\\b = \frac{3}{2}\end{array} \right.\\ \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} = \sqrt 3 \\ \Rightarrow 1 < \left| z \right| < 2\end{array}\) Câu hỏi 41 : Gọi \({z_0}\) là nghiệm phức có phần ảo dương của phương trình \({z^4} + {z^2} - 6 = 0\). Tính \(i.{z_0}\)
Đáp án: B Phương pháp giải: Giải phương trình trùng phương \(a{x^4} + b{x^2} + c = 0\) tìm nghiệm phức có phần ảo dương. Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}{z^4} + {z^2} - 6 = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{z^2} = 2\\{z^2} = - 3 = {\left( {\sqrt 3 i} \right)^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}z = \sqrt 2 \\z = - \sqrt 2 \\z = \sqrt 3 i\\z = - \sqrt 3 i\end{array} \right.\\ \Rightarrow {z_0} = \sqrt 3 i \Rightarrow i{z_0} = - \sqrt 3 \end{array}\) Câu hỏi 42 : Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(1;-2;0), B(-3;6;2). Mặt cầu đường kính AB có phương trình là
Đáp án: A Phương pháp giải: Mặt cầu đường kính AB có tâm là M bán kính \(R = \frac{{AB}}{2}\) Lời giải chi tiết: M là trung điểm của AB => \(M\left( { - 1;2;1} \right)\). Mặt cầu đường kính AB có tâm là M bán kính \(R = \frac{{AB}}{2} = \sqrt {21} \) là: \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 21\) Câu hỏi 43 : Cho hình chóp S.ABC có SA, SB, SC đôi một vuông góc và SA = 2, SB = 4. Gọi điểm M là trung điểm của SB. Biết khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (ABC) bằng \(\frac{2}{3}\). Tính độ dài cạnh SC
Đáp án: C Phương pháp giải: SA, SB, SC đôi một vuông góc nên \(SH \bot \left( {ABC} \right)\). Với H là trực tâm của tam giác ABC. Tìm SH. Kẻ \(CN \bot AB\) và chứng minh \(AB \bot SN\). Tam giác \(SAB\) đường cao SN ứng với cạnh huyền có: \(\frac{1}{{S{N^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{S{B^2}}}\). Lời giải chi tiết: SA, SB, SC đôi một vuông góc nên \(SH \bot \left( {ABC} \right)\). Với H là trực tâm của tam giác ABC. Goi I là trung điểm của BH. => MI//SH \(\begin{array}{l} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}SH = 2MI\\MI \bot \left( {ABC} \right)\end{array} \right.\\ \Rightarrow MI = d\left( {M,\left( {ABC} \right)} \right) = \frac{2}{3}\\ \Rightarrow SH = 2MI = \frac{4}{3}\end{array}\) Kẻ \(CN \bot AB\) \(\begin{array}{l}SC \bot AB\\ \Rightarrow AB \bot \left( {SCN} \right)\\ \Rightarrow AB \bot SN\end{array}\) \(\begin{array}{l} \Rightarrow \frac{1}{{S{N^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{S{B^2}}} = \frac{5}{{16}}\\ \Rightarrow \frac{1}{{S{C^2}}} = \frac{1}{{S{H^2}}} - \frac{1}{{S{N^2}}} = \frac{1}{4}\\ \Rightarrow SC = 2\end{array}\) Câu hỏi 44 : Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng \(d:\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 4 + 2t}\\{y = 2 - t}\\{z = 1 - 3t}\end{array}} \right.\) và \({d^{\bf{/}}}:\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2 - 2{t^{\bf{/}}}}\\{y = 3 + {t^{\bf{/}}}}\\{z = 4 + 3{t^{\bf{/}}}}\end{array}} \right.\) Xét vị trí tương đối của \(d\) và \(d'\) .
Đáp án: A Phương pháp giải: Tìm \({\overrightarrow u _d}\) và \({\overrightarrow u _{d'}}\). Nhận xét mối quan hệ giữa \({\overrightarrow u _d}\) và \({\overrightarrow u _{d'}}\) suy ra mối quan hệ giữa \(d\) và \(d'\) . Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}{\overrightarrow u _d} = \left( {2; - 1; - 3} \right),{\overrightarrow u _{d'}} = \left( { - 2;1;3} \right)\\ \Rightarrow {\overrightarrow u _d}//{\overrightarrow u _{d'}} \Rightarrow d//d'\end{array}\) Câu hỏi 45 : Trong không gian Oxyz, cho điểm A(2; 1; 3) và đường thẳng \(\Delta :\frac{{x + 1}}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 2}} = \frac{{z - 2}}{2}\). Gọi \(\overrightarrow u = \left( {a;b;3} \right)\) là một véc tơ chỉ phương của đường thẳng d đi qua điểm A, vuông góc với đường thẳng \(\Delta \)và cắt trục Oy. Tính \(a + b\)
Đáp án: B Phương pháp giải: Tìm \({\overrightarrow u _\Delta }\) \(\overrightarrow u \) là một véc tơ chỉ phương của đường thẳng d đi qua điểm A, vuông góc với đường thẳng \(\Delta \)nên \(\overrightarrow u \bot {\overrightarrow u _\Delta } \Rightarrow \overrightarrow u .{\overrightarrow u _\Delta } = 0\). Lập hệ phương trình giao điểm của d cắt Oy. Tìm a,b. Lời giải chi tiết: \({\overrightarrow u _\Delta } = \left( {1; - 2;2} \right)\) \(\overrightarrow u = \left( {a;b;3} \right)\) là một véc tơ chỉ phương của đường thẳng d đi qua điểm A, vuông góc với đường thẳng \(\Delta \)nên \(\overrightarrow u \bot {\overrightarrow u _\Delta } \Rightarrow \overrightarrow u .{\overrightarrow u _\Delta } = 0\). Hay \(a - 2b + 6 = 0 \Leftrightarrow a = 2b - 6\) Có \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + at\\y = 1 + bt\\z = 3 + 3t\end{array} \right.\) Vì d cắt Oy nên hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2 + at = 0\\1 + bt = t'\\3 + 3t = 0\end{array} \right.\) có nghiệm \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}at = - 2\\bt = t' - 1\\t = - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = 4\\t = - 1\\t' = - 3\end{array} \right.\\ \Rightarrow a + b = 6\end{array}\) Câu hỏi 46 : Biết diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường thẳng \(y = mx\) (\(m\) là tham số dương) và đồ thị hàm số \(y = {x^2}\) bằng \(1\). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau
Đáp án: B Phương pháp giải: + Tìm hoành độ giao điểm của đường thẳng \(y = mx\) và đồ thị hàm số \(y = {x^2}\) . + Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường thẳng \(y = f\left( x \right)\) (\(m\) là tham số dương) và đồ thị hàm số \(y = g\left( x \right)\) và các đường thẳng \(x = a,x = b\left( {a < b} \right)\)bằng \(I = \int\limits_a^b {\left| {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right|dx} \) Giải phương trình \(I = 1\) tìm m. Lời giải chi tiết: Hoành độ giao điểm của đường thẳng \(y = mx\) và đồ thị hàm số \(y = {x^2}\) là nghiệm của phương trình \({x^2} = mx \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = m\end{array} \right.\) Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường thẳng \(y = mx\) (\(m\) là tham số dương) và đồ thị hàm số \(y = {x^2}\) bằng \(\begin{array}{l}I = \int\limits_0^m {\left| {{x^2} - mx} \right|dx} \\ = \int\limits_0^m {\left( {mx - {x^2}} \right)dx} \\ = \frac{{{m^3}}}{6}\\ \Rightarrow \frac{{{m^3}}}{6} = 1 \Leftrightarrow m = \sqrt[3]{6}\end{array}\) Câu hỏi 47 : Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) thỏa mãn \(f\left( x \right) + f\left( {\frac{\pi }{2} - x} \right) = \sin x.\cos x\) và \(f\left( 0 \right) = 0\). Tính tích phân \(I = \int_0^{\frac{\pi }{2}} {x.f'\left( x \right)dx} \)
Đáp án: A Phương pháp giải: + Sử dụng phương pháp tích phân từng phần u=x,v=f(x). + Đổi biến số \(t = \frac{\pi }{2} - x\) + Sử dụng tính chất \(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx} = \int\limits_a^b {f\left( t \right)dt} \). Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {xf'\left( x \right)dx} = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {xd\left[ {f\left( x \right)} \right]} \\ = x.f\left( x \right) - \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f\left( x \right)dx} = - \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f\left( x \right)dx} \end{array}\) Ta có \(f\left( x \right) + f\left( {\frac{\pi }{2} - x} \right) = \sin x.\cos x\) nên \(f\left( x \right) = \sin x.\cos x - f\left( {\frac{\pi }{2} - x} \right)\) thay vào I ta được: \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {f\left( {\frac{\pi }{2} - x} \right) - \sin x.\cos x} \right]dx} \) Đặt \(t = \frac{\pi }{2} - x \Rightarrow x = \frac{\pi }{2} - t \Rightarrow dx = - dt\) Đổi cận: \(\begin{array}{l}I = \int\limits_{\frac{\pi }{2}}^0 {\left[ {f\left( t \right) - \sin \left( {\frac{\pi }{2} - t} \right).\cos \left( {\frac{\pi }{2} - t} \right)} \right]\left( { - tdt} \right)} \\ = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {f\left( t \right) - \sin t.\cos t} \right]dt} \\ = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left[ {f\left( x \right) - \sin x.\cos x} \right]dx} \\ = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} { - \sin x.\cos x} - I = - \frac{1}{2} - I\\ \Rightarrow I = - \frac{1}{4}\end{array}\) Câu hỏi 48 : Cho số phức \(z\) thỏa \(\frac{{1 + 2i}}{{\bar z}} = \frac{{\left( {1 - i} \right).z}}{{{{\left| z \right|}^2}}} + 1 + 3i\), giá trị của \(\left| z \right|\) bằng
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng các tính chất: \(\frac{z}{{{{\left| z \right|}^2}}} = \frac{1}{{\overline z }};\left| z \right| = \left| {\overline z } \right|\), \(\left| {{z_1}.{z_2}} \right| = \left| {{z_1}} \right|.\left| {{z_2}} \right|\) Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}\frac{{1 + 2i}}{{\bar z}} = \frac{{\left( {1 - i} \right).z}}{{{{\left| z \right|}^2}}} + 1 + 3i\\ \Leftrightarrow \frac{{1 + 2i}}{{\bar z}} = \frac{{\left( {1 - i} \right)}}{{\overline z }} + 1 + 3i\\ \Leftrightarrow \frac{{1 + 2i - 1 + i}}{{\overline z }} = 1 + 3i\\ \Leftrightarrow \frac{{3i}}{{\overline z }} = 1 + 3i\\ \Rightarrow \frac{{\left| {3i} \right|}}{{\left| {\overline z } \right|}} = \left| {1 + 3i} \right|\\ \Leftrightarrow \left| z \right| = \left| {\overline z } \right| = \frac{{\sqrt {10} }}{3}\end{array}\) Câu hỏi 49 : Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn số phức \({\rm{w}} = \frac{{1 + iz}}{{2 + z}}\,\,\,\left( {z \ne - 2} \right)\) là một đường thẳng. Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \left| {z - 4i} \right|\)là
Đáp án: A Phương pháp giải: Đặt \({\rm{w}} = x + yi\). Đưa về dạng \(z.{z_1} = {z_2}\) rồi lấy mô đun 2 vế. Biện luận \({\left| z \right|^2}\) Sử dụng bất đẳng thức \(\left| {{z_1} \pm {z_2}} \right| \le \left| {{z_1}} \right| + \left|{{z_2}} \right|\). Lời giải chi tiết: Đặt \(w= x + yi\). Từ giả thiết \(w= \frac{{1 + iz}}{{2 + z}} \Rightarrow w\left( {2 + z} \right) = 1 + iz\) \( \Rightarrow z\left( w- i \right) = 1 - 2w\) \( \Rightarrow z\left[ {x + yi - i} \right] = 1 - 2\left( {x + yi} \right)\) (1) Lấy modun hai vế biểu thức (1) ta được \(\left| z \right|\sqrt {{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {1 - 2x} \right)}^2} + {{\left( { - 2y} \right)}^2}} \) \( \Rightarrow {\left| z \right|^2}\left( {{x^2} + {y^2} - 2y + 1} \right)\)\( = \left( {4{x^2} + 4{y^2} - 4x + 1} \right)\) (2) Từ (2) suy ra: Nếu \({\left| z \right|^2} \ne 4\) thì tập hợp các điểm biểu diễn số phức \(w\) là đường tròn. Nếu \({\left| z \right|^2} = 4\) thì tập hợp các điểm biểu diễn số phức \({\rm{w}}\) là đường thẳng thỏa mãn đề bài. Suy ra \(\left| z \right| = 2\) + \(P = \left| {z - 4i} \right| \le \left| z \right| + \left| {4i} \right| = 6\) . Dấu “=” xảy ra khi \(z = - 2i\) vì z phải là số thuần ảo giống -4i. Vậy GTLN của P bằng \(6\). Câu hỏi 50 : Trong không gian Oxyz, cho điểm M(1; 1; 2) và đường thẳng \(d:\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{y = t}\\{z = 1 - t}\end{array}} \right.\). Xét mặt phẳng (P) chứa đường thẳng d và cách điểm M một khoảng lớn nhất. Giả sử mặt phẳng (P) có phương trình dạng \(ax + by + cz - 1 = 0\). Tính \(T = a + b + c\)
Đáp án: B Phương pháp giải: + Gọi H là hình chiếu vuông góc của M lên đường thẳng d. Khi đó mp (P) thỏa yêu cầu bài toán vuông góc với MH tại H. + Tìm tọa độ điểm H sau đó viết ptmp (P) Lời giải chi tiết: Gọi H là hình chiếu vuông góc của M lên đường thẳng d. Goi (Q) là mặt phẳng qua M và vuông góc với d. Khi đó \(\left( Q \right) \cap d = \left\{ H \right\}\) \(\begin{array}{l}\left( Q \right):0\left( {x - 1} \right) + \left( {y - 1} \right) - \left( {z - 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow y - z + 1 = 0\end{array}\) \( \Rightarrow H\left( {1;0;1} \right) \Rightarrow MH = \left( {0; - 1; - 1} \right)\) Mặt phẳng (P) chứa đường thẳng d và cách điểm M một khoảng lớn nhất khi và chỉ khi \(MH \bot \left( P \right)\) tại H. Hay \(\begin{array}{l}\left( P \right):0\left( {x - 1} \right) + \left( {y - 0} \right) + \left( {z - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow 0x + y + z - 1 = 0\end{array}\) \( \Rightarrow T = a + b + c = 0 + 1 + 1 = 2\) Quảng cáo
|