40 câu hỏi lý thuyết về axit sunfuric - muối sunfat có lời giải (phần 1)Làm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
Đáp án: C Phương pháp giải: H2SO4 loãng có tính chất hóa học là: tác dụng với bazo, oxit bazo, tác dụng với muối, tác dụng với kim loại Lời giải chi tiết: Các oxit tác dụng được với dung dịch H2SO4là các oxit bazơ hoặc các oxit lưỡng tính. MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O Đáp án C Câu hỏi 2 : Dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với dãy các chất nào sau đây, để sản phẩm không có khí thoát ra?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: C để sản phẩm không có khí thoát ra => phản ứng không phải là phản ứng oxy hóa khử ð Chất tác dụng với H2SO4 phải ở dạng số oxy hóa cao nhất rồi Fe2O3, Sắt đã ở +3 ( dạng cao nhất của sắt ) Cu(OH)2, Cu đã ở + 2 dạng cao nhất của Cu Ba(OH)2 , Ba đã ở + 2 dạng cao nhất của Ba Câu hỏi 3 : Axit sunfuric đặc thường được dùng để làm khô các chất khí ẩm. Khí nào sau đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A Nguyên tắc làm khô : chất được dùng làm khô phải có khả năng hút nước và không được phản ứng , hấp thụ với chất cần làm khô H2S , NH3 sẽ phản ứng với H2SO4 SO3 bị hấp thụ với H2SO4 tạo oleum Câu hỏi 4 : Tính chất đặc biệt của dd H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dd H2SO4 loãng không tác dụng?
Đáp án: D Phương pháp giải: Axit đặc là một chất háo nước và có tính oxi hóa mạnh. Lời giải chi tiết: Axit đặc là một chất háo nước và có tính oxi hóa mạnh. A, B, C loại vì H2SO4 loãng và đặc đều tác dụng D đúng Tính chất hóa học khác nhau giữa axit loãng và đặc: + H2SO4 loãng không tác dụng được với KL đứng sau H nhưng H2SO4 đặc oxi hóa được nhiều KL lên mức oxi hóa cao nhất. + H2SO4 không phản ứng được với phi kim còn H2SO4 oxi hóa được một số phi kim như C, S, … + Khi cho H2SO4 đặc tiếp xúc với đường saccarozo thấy đường bị hóa đen thể hiện tính háo nước của H2SO4 đặc. Đáp án D Câu hỏi 5 : Chọn đáp án không đúng:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: D sai vì H2S là axit yếu có 2 nấc Đáp án D Câu hỏi 6 : Thuốc thử để phân biệt ba lọ mất nhãn: Ba(NO3)2, Na2CO3, MgSO4 là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: C Khi cho H2SO4 vào các lọ lọ nào có khí là Na2CO3 , lọ có kết tủa trắng là Ba(NO3)2 H2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + HNO3 H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + H2O + CO2 Câu hỏi 7 : Khi cho Fe2O3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì sản phẩm thu được là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: B Fe2O3 + 3 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3 H2O ( Vì trong Fe2O3 sắt đã ở số oxy hóa cao nhất nên không phải phản ứng oxy hóa khử ) Câu hỏi 8 : H2SO4 đặc vừa có tính axit vùa có tính:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: C H2SO4 ở dạng đặc thì S+6 có tính oxy hóa mạnh hơn H+ Câu hỏi 9 : Cho các chất: Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, NaCl, KI, K2S. Số chất bị dung dịch H2SO4 đặc oxi hóa là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Các chất bị H2SO4 đặc oxi hóa là: Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)2, KI, K2S 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O 2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 2CO2 + SO2 + 4H2O 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O 2KI + 2H2SO4 → K2SO4 + I2 + SO2 + 2H2O K2S + 4H2SO4 → K2SO4 + 4SO2 + 4H2O => Có 5 chất Đáp án A Câu hỏi 10 : Có thể dùng axit H2SO4 đặc làm khô khí nào sau đây?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: C Nguyên tắc làm khô : chất được dùng làm khô phải có khả năng hút nước và không được phản ứng , hấp thụ với chất cần làm khô H2S , NH3 sẽ phản ứng với H2SO4 SO3 bị hấp thụ với H2SO4 tạo oleum Câu hỏi 11 : Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: D Những kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì phản ứng được với axit H2SO4 , HCl K , Na , Ba , Ca , Mg , Al , Zn , Fe , Ni , Sn , Pb , H , Cu , Hg , Ag , Pt , Au Câu hỏi 12 : Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí thu được gồm có:
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A 2 FeCO3 + 4 H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4 H2O + 2 CO2 Câu hỏi 13 : Để nhận ra sự có mặt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng
Đáp án: C Phương pháp giải: Dựa vào dấu hiệu nhận biết: màu sắc kết tủa Lời giải chi tiết: - Dùng hợp chất của Ba chứa Ba2+ nhưBaCl2, Ba(OH)2,... vì tạo kết tủa trắng BaSO4 Ví dụ: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl Đáp án C Câu hỏi 14 : Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch:
Đáp án: C Phương pháp giải: Chọn thuốc thử phân biệt 2 gốc SO42- và Cl- Lời giải chi tiết: Dùng BaCl2 cho vào 2 dung dịch để phân biệt Na2SO4 và NaCl + dd làm xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4; dd còn lại không có hiện tượng gì là NaCl Đáp án C Câu hỏi 15 : Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xám đen xuất hiện, chứng tỏ
Đáp án: B Phương pháp giải: Viết phương trình hóa học để kết luận Lời giải chi tiết: H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4 Đáp án B Câu hỏi 16 : Dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?
Đáp án: B Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 loãng Lời giải chi tiết: Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2O Đáp án B Câu hỏi 17 : Tính chất đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lưu ý với H2SO4 đặc nóng thì tính oxi hóa còn thể hiện ở nguyên tử S+6. Lời giải chi tiết: Dãy A: cả Fe, Al, Ni đều tác dụng với cả H2SO4 đặc nóng và H2SO4 loãng. Dãy B: cả BaCl2, NaOH, Zn đều tác dụng với cả H2SO4 đặc nóng và H2SO4 loãng. Dãy C: Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozo) không tác dụng được với H2SO4 loãng nhưng tác dụng được với H2SO4 đặc. PTHH xảy ra: Cu + 2H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O S + 2H2SO4 đặc nóng → 3SO2 + 2 H2O \({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}\xrightarrow{{H2SO4\,dac,{t^o}}}12C + {\text{ }}11{H_2}O\) C + 2H2SO4 đặc nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O Dãy D: cả NH3, MgO, Ba(OH)2 đều tác dụng với cả H2SO4 đặc nóng và H2SO4 loãng. Đáp án C Câu hỏi 18 : Cho phản ứng: H2SO4(đặc) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O. Câu nào diễn tả không đúng tính chất của chất?
Đáp án: D Phương pháp giải: - Xác định trạng thái số oxi hóa của các nguyên tố để đưa ra kết luận Chất khử là chất có số oxi tăng sau phản ứng, chất oxi hóa là chất có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Lời giải chi tiết: \(\begin{array}{l}{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + {\rm{ }}8H\mathop I\limits^{ - 1} \to {\rm{ }}4\mathop {{I_2}}\limits^0 + {\rm{ }}{H_2}\mathop S\limits^{ - 2} {\rm{ }} + {\rm{ }}4{H_2}O\\OXH\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,CK\end{array}\) Đáp án D Câu hỏi 19 : Có các thí nghiệm sau (1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (2) Sục khí SO2 vào nước brom. (3) Sục khí CO2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. (4) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4, SO2 để xác định số thí nghiệm xảy ra phản ứng. Lời giải chi tiết: (1) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (3) Không xảy ra phản ứng (4) Không có phản ứng vì Al thụ động trong H2SO4 đặc, nguội. → có 2 thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học. Đáp án A Câu hỏi 20 : Dãy chất nào vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội?
Đáp án: A Phương pháp giải: - Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 loãng và đặc nguội. Lời giải chi tiết: Các chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội là: CuO, CaCO3, Zn. Mg(OH)2. Đáp án A Câu hỏi 21 : Cho lần lượt các chất sau : MgO, NaI, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là
Đáp án: D Phương pháp giải: - Những chất có tính khử (đang ở trạng thái số oxi hóa thấp) khi tác dụng với H2SO4 đặc nóng xảy ra phản ứng oxi hóa khử. Lời giải chi tiết: Các chất đó là: NaI, FeS, Fe3O4, FeO, Fe(OH)2, FeSO4. → có 6 chất Đáp án D Câu hỏi 22 : Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: (a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O (b) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (c) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (d) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra tương ứng với tính chất của dung dịch H2SO4 loãng là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 loãng và đặc. Lời giải chi tiết: Phản ứng (a), (b) và (c) tương ứng với tính chất của dung dịch H2SO4 đặc. Phản ứng (d) tương ứng với tính chất của dung dịch H2SO4 loãng. Đáp án A Câu hỏi 23 : Cho dãy các kim loại: Zn, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Lời giải chi tiết: Các kim loại: Zn, Al, Fe phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng (có 3 kim loại). Đáp án D Câu hỏi 24 : Cho sơ đồ phản ứng: S + H2SO4 (đặc, nóng) → X + H2O. X là
Đáp án: D Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 đặc nóng. Lời giải chi tiết: S + 2H2SO4(đặc,nóng → 3SO2 + 2H2O Vậy X là khí SO2. Đáp án D Câu hỏi 25 : Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào tính chất của axit sunfuric. Lời giải chi tiết: H2SO4 tan vô hạn trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào axit, nước sôi đột ngột và kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, người ta phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại. Vậy phát biểu A không đúng. Đáp án A Câu hỏi 26 : Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng sau: a) Ag + H2SO4 đặc, nóng → ? + ? + ? b) NaBr + H2SO4 đặc, nóng → ? + ? + ? + ? c) Fe2O3 + H2SO4 → ? + ? Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của axit sunfuric để viết các phương trình hóa học. Lời giải chi tiết: a) 2Ag + 2H2SO4 đặc, nóng → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O b) 2NaBr + 2H2SO4 đặc, nóng → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O c) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O Câu hỏi 27 : Cho 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn sau: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào thuốc thử phân biệt axit,bazo. Thuốc thử nhận biết ion SO42- Lời giải chi tiết: Dùng quỳ tím phân biệt 4 dd trên - Cho quỳ tím lần lượt vào 4 dd trên + quỳ chuyển đỏ: HCl + quỳ chuyển xanh: Ba(OH)2 + quỳ không chuyển màu: Na2SO4 và NaCl - Dùng Ba(OH)2 đã phân biệt được cho lần lượt vào các dd không làm quỳ tím chuyển màu + Xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4; còn lại không có hiện tượng gì là NaCl PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaOH Đáp án A Câu hỏi 28 : Cho phản ứng: Al + H2SO4 đăc ,nóng → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O. Hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Sử dụng phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử Lời giải chi tiết: Bước 1: Xác định số oxi hóa các chất trước và sau phản ứng \(\mathop {Al}\limits^0 + {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {A{l_2}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {H_2}O\) Bước 2,3: Cân bằng các quá trình khử và oxi hóa; đặt hệ số thích hợp vào chất khử, chất oxi hóa \(\begin{array}{*{20}{c}}{2x}\\{3x}\end{array}\left| \begin{array}{l}A{l^0} \to A{l^{ + 3}} + 3e\\{S^{ + 6}} + 2e \to {S^{ + 4}}\end{array} \right.\) Bước 3: Đặt hệ số các chất vào phương trình, hoàn thành PTHH \(2\mathop {Al}\limits^0 + {H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {A{l_2}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3} + 3\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {H_2}O\) Kiểm tra tổng nguyên tử S bên vế phải và đặt vào hệ số H2SO4 bên vế trái \(2\mathop {Al}\limits^0 + 6{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to \mathop {A{l_2}}\limits^{ + 3} {(S{O_4})_3} + 3\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 6{H_2}O\) → Hệ số cân bằng của phản ứng: 2,6,1,3,6 Đáp án D Câu hỏi 29 : Hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: NaCl, HCl, H2SO4, NaOH. Phương pháp giải: - Dùng quỳ tím để nhận biết axit, bazo và muối. - Để phân biệt các muối clorua và muối sunfat dùng dung dịch Ba(OH)2 hoặc dung dịch muối của Ba. Lời giải chi tiết: - Lấy các mẫu thử ra các ống nghiệm và đánh số thứ tự. - Cho quỳ tím vào các mẫu trên: + Chất làm quỳ tím hóa đỏ là HCl và H2SO4. + Chất làm quỳ tím hóa xanh là NaOH. + Chất không làm đổi màu quỳ tím là NaCl. - Cho dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: + Nếu xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4 PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl + Không có hiện tượng là HCl Câu hỏi 30 : H2SO4 loãng có
Đáp án: A Phương pháp giải: - Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 Lời giải chi tiết: H2SO4 có tính axit mạnh Đáp án A Câu hỏi 31 : Phương pháp điều chế H2SO4 trong công nghiệp trải qua mấy giai đoạn ?
Đáp án: B Phương pháp giải: Xem lại phương pháp điều chế H2SO4 trong công nghiệp của H2SO4 Lời giải chi tiết: - 3 giai đoạn: điều chế SO2, điều chế SO3; điều chế H2SO4. Đáp án B Câu hỏi 32 : Trong công nghiệp sản xuất axit sunfuric, người ta dùng chất nào sau đây tác dụng với nước?
Đáp án: C Phương pháp giải: - Xem lại phương pháp điều chế H2SO4 trong công nghiệp của H2SO4 Lời giải chi tiết: H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4 Đáp án C Câu hỏi 33 : Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Đáp án B Câu hỏi 34 : Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dựa vào tính chất của H2SO4 Đáp án B Câu hỏi 35 : Nguyên tắc pha loãng axit Sunfuric đặc là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào cách pha loãng dd axit H2SO4 đã được học Lời giải chi tiết: Vì H2SO4 đặc hút nước và tỏa nhiều nhiệt, nên để pha loãng H2SO4 đặc ta phải rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ. Đáp án A Câu hỏi 36 : Khi tiến hành thí nghiệm với axit H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để ngăn chặn khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường dùng bông tẩm dung dịch chất X để nút miệng ống nghiệm. X có thể là chất nào sau đây ?
Đáp án: D Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của SO2 để lựa chọn hóa chất phản ứng với SO2 tạo thành chất không độc. Lời giải chi tiết: Chất X có thể là NaOH vì khi đó xảy ra phản ứng: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O Khi đó khí SO2 sẽ bị giữ lại, không thoát ra gây ô nhiễm môi trường. Đáp án D Câu hỏi 37 : Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
Đáp án: D Phương pháp giải: Viết PTHH
Lời giải chi tiết: Chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là Fe3O4, Na2CO3, Fe(OH)3 Đáp án D Câu hỏi 38 : Cho các phát biểu sau: (a) Axit sunfuric là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi, (b) Axit sunfuric tan vô hạn trong nước, và tỏa rất nhiều nhiệt, (c) Khi pha loãng axit sunfuric đặc, ta cho nhanh nước vào axit và khuấy nhẹ (d) Axit sunfuric đặc có tính háo nước, da thịt tiếp xúc với nó sẽ gây bỏng nặng. Số phát biểu đúng là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của axit sunfuric để chọn các phát biểu đúng. Lời giải chi tiết: Phát biểu đúng là (a), (b), (d) (có 3 phát biểu đúng) Phát biểu (c) sai vì khi pha loãng axit sunfuric đặc, ta cho từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ. Đáp án A Câu hỏi 39 : Cho sơ đồ phản ứng: S + H2SO4 đặc → X + H2O. Vậy X là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 đặc để xác định X. Lời giải chi tiết: S + 2H2SO4 đặc → 3SO2 + 2H2O Vậy X là SO2. Đáp án D Câu hỏi 40 : Oleum có công thức tổng quát là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Oleum có công thức tổng quát là H2SO4.nSO3 Đáp án C Quảng cáo
|