40 câu hỏi lý thuyết về amoniac và muối amoni có lời giải (phần 2)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trong phương trình phản ứng sau: NH3 + HNO3 → NH4NO3. Vai trò của NH3 là:

  • A chất oxi hóa.
  • B môi trường.
  • C bazơ.
  • D chất khử.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

NH3 là chất nhận proton (H+) nên thể hiện tính bazo.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Bột nở là chất bột thường được sử dụng trong nấu ăn và tạo xốp cho nhiều loại bánh vì có khả năng tạo thành khí, làm tăng thể tích của bánh. Điều này được thể hiện qua phương trình

  • A NH4NO3 \overset{t^{0}}{\rightarrow} N2O + 2H2O.
  • B NH4NO2  \overset{t^{0}}{\rightarrow} N2 + 2H2O.
  • C NH4Cl \overset{t^{0}}{\rightarrow} NH3 + HCl.
  • D NH4HCO3 \overset{t^{0}}{\rightarrow} NH3 + CO2 + H2O.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Bột nở là NH4HCO3, bị nhiệt phân theo PTHH:

NH4HCO3 \overset{t^o}{\rightarrow} NH3 + CO2 + H2O

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tiến hành làm thí nghiệm đun nóng muối amoni clorua trên ngọn lửa đèn cồn, để một mẫu quỳ tím ẩm gần miệng ống nghiệm. Quỳ tím sẽ chuyển thành:

  • A màu đỏ.
  • B màu xanh.
  • C không chuyển màu.
  • D ban đầu chuyển xanh, sau đó chuyển đỏ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết PTHH nhiệt phân NH4Cl, dựa vào khối lượng riêng của các khí sinh ra để nêu hiện tượng thí nghiệm.

Lời giải chi tiết:

NH4Cl → NH3 + HCl

Vì NH3 bay hơi nhanh hơn, nhẹ hơn bay lên trước => làm quì hóa xanh

Sau đó, NH3 bay hết thì HCl bay lên và làm quì tím hóa đỏ

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Cho phản ứng tổng hợp sau : N_{2}+3H_{2}\rightleftharpoons 2NH_{3} ; \Delta H = - 92 kJ

Yếu tố không giúp tăng hiệu suất phản ứng là:

  • A Tăng nhiệt độ.
  • B Tăng áp suất.
  • C Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
  • D Bổ sung thêm khí N2 và hỗn hợp phản ứng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ-sa-tơ-li-ê.

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp nhằm tăng hiệu suất phản ứng thực chất là tăng chiều thuận của phản ứng.

A. Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt vì có ΔH<0. Tăng nhiệt độ → phản ứng xảy ra theo chiều thu nhiệt → CB chuyển dịch theo chiều nghịch → giảm hiệu suất

B. Tăng áp suất → phản ứng xảy ra theo chiều làm giảm số mol phân tử khí → CB chuyển dịch theo chiều thuận → tăng hiệu suất

C. Lấy NH3 → phản ứng xảy ra theo chiều làm tăng lượng NH3 → CB chuyển dịch theo chiều thuận → tăng hiệu suất

D. Bổ sung khí N2 → phản ứng xảy ra theo chiều làm giảm lượng N2 → CB chuyển dịch theo chiều thuận → tăng hiệu suất

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào muối Al(NO3)3 là:

  • A Xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và không tan trong dung dịch NH3 dư.
  • B Xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và tan dần đến hết trong dung dịch NH3 dư.
  • C Không có hiện tượng gì xảy ra.
  • D Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan 1 phần khi cho dung dịch NH3 dư, dung dịch thu được vẩn đục.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào muối Al(NO3)3 xảy ra phản ứng hóa học: 3NH3 + 3H2O + Al(NO3)3 → Al(OH)3 ↓ + 3NH4NO3

NH3 có tính bazo rất yếu nên không hòa tan được Al(OH)3.

Vậy hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và không tan trong dung dịch NH3 dư.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?

  • A

    CuCl2.                              

  • B

    KNO3.                         

  • C

     NaCl.                          

  • D

    AlCl3.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

Cu(OH)2 + 4NH3 -> [Cu(NH3)4](OH)2 (tan)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cho NH3 dư lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, AgNO3, Zn( NO3 )2, AlCl3, FeSO4, NaBr, MgCl2. Có bao nhiêu dung dịch tạo phức  với NH3 ?

 

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trừ AlCl3, FeSO4, NaBr, MgCl2

Chú ý đây là phản ứng dùng để phân biệt các hợp chất của Al và Zn

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị trong phân tử amoniac

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Mỗi dấu  “-” trong công thức cấu tạo ứng với 1 liên kết cộng hóa trị

Lời giải chi tiết:

 

Hướng dẫn giải:

CTCT H - \mathop {\mathop {\mathop N\limits^{\,\,\,\,\,} }\limits_| }\limits_H - H

=> Trong phân tử NH3 có 3 liên kết cộng hóa trị

Đáp án B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nhận định nào sau đây đúng về tính chất vật lí của muối amoni

  • A Muối amoni tan tốt trong nước 
  • B Muối amoni kém bền với nhiệt
  • C Muối amoni bền với nhiệt         
  • D Cả A, B đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Tính chất vật lí của muối amoni

-Tính tan: tốt

- Độ bền với nhiệt: kém bền

Lời giải chi tiết:

 

Hướng dẫn giải:

=> cả A,B đều đúng

Đáp án D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là 

  • A CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng.       
  • B CuO không thay đổi màu
  • C CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.    
  • D CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Do khí NH3 có khả năng khử oxít của các kim loại đứng sau nhôm  => kim loại + N2 + H2O

Lời giải chi tiết:

 

Hướng dẫn giải:

Do khí NH3 có khả năng khử oxít của các kim loại đứng sau nhôm  => NH3 khử CuO  tạo ra Cu => hiện tượng là chất rắn màu đen chuyển sang màu đỏ

NH3 +CuO -> Cu + N2 +H2O

đen            đỏ

Đáp án C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nhận định nào sau đây đúng về NH3

1. Tan tốt trong nước

2. Là chất khí không màu , không mùi, không vị

3. Là chất khí không màu, mùi khai

4. NH3 có tính bazơ yếu

5. Là chất khí nhẹ hơn không khí

  • A 1,3,4,5          
  • B 1,2,3,4      
  • C 1,2,4,5            
  • D 2,3,4,5

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

1. Tan tốt trong nước  => đúng. NH3 tan rất tốt trong nước  => dung dịch amoniac

2. Là chất khí không màu , không mùi, không vị  => sai (NH3 là chất khí không màu , mùi khai)

3. Là chất khí không màu, mùi khai=> đúng

4. NH3 có tính bazơ yếu => đúng. NH3 làm quỳ ẩm chuyển màu xanh

5. Là chất khí nhẹ hơn không khí  => đúng. MNH3 = 17< Mkk

Đáp án A.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Cu(OH)2 là do

  • A Cu(OH)2 là hidroxit lưỡng tính  
  • B Cu(OH)2 là một bazơ ít tan
  • C Cu(OH)2 có khả năng tạo phức chất tan    
  • D NH3 là 1 chất có cực và là một bazơ yếu

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hidroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Cu, Ag, Zn...) để tạo dung dịch phức chất

Lời giải chi tiết:

 

Hướng dẫn giải:

Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Cu(OH)2 là do Cu(OH)2 có khả năng tạo phức chất tan với dung dịch amoniac

Cu(OH)2  +  4NH3  -> [Cu(NH3)4](OH)2 (dung dịch phức màu xanh thẫm)

Đáp án C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Cho các phát biểu về NH3 và NH4+  như sau:

(1) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3;

(2) NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit;

(3) Trong NH3 và NH4+,  đều có cộng hóa trị 3;

(4) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.

Số phát biểu đúng là

  • A 1.
  • B 2.
  • C 3.
  • D 4.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu đúng là: (1), (2), (3), (4)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Sản phẩm khi nhiệt phân muối (NH4)2Cr2O7

  • A Cr, N2, H2O
  • B Cr2O3, N2 , H2O
  • C Cr2O3, NH3, H2O
  • D Cr, NH3, H2O

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(NH4)2Cr2O7 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Cr2O3 + N2 + 2H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ chứng minh được tính chất gì của khí A

 

 

 

  • A Tính tan nhiều trong nước và tính bazo                                               
  • B

    Tính tan nhiều trong nước và tính axit

  • C

    Tính tan nhiều trong nước và tính lưỡng tính   

  • D Tính bazo yếu, tính khử và tính oxi hóa      

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thí nghiệm cho thấy X làm dd phenol phatalein có màu đỏ → X có tính bazo

Và X tan trong nước thành dung dịch đồng nhất → Đáp án A

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh có vuốt nhọn xuyên qua.Nhúng đầu ống thủy tinh vào chậu thủy tinh chứa nước có pha phenolphtalein. Một lát sau nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng (hình vẽ minh họa ở bên). Khí X là

  • A  NH3.
  • B SO2
  • C HCl.
  • D Cl2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Khí X tan trong nước tạo thành dd làm hồng dd phenol phatalein => dd tạo thành có môi trường bazo

=> Khí X là NH3

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành?

 

  • A màu hồng       
  • B màu vàng   
  • C màu đỏ     
  • D  màu xanh

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dd NH3 có môi trường bazo nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

  • A màu xanh.   
  • B màu cam.                         
  • C màu hồng.     
  • D màu vàng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

PVC : (-CH2-CH)-n

                      Cl

Khí X là HCl

HCl + AgNO3 → AgCl↓ trắng + HNO3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là:

  • A NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2.
  • B NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí.
  • C Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ.
  • D Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính tan của NH3

Lời giải chi tiết:

NH3 tan nhiều trong nước nên ta không sử dụng phương pháp đẩy nước để thu khí.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Ion NH4+ có tên gọi:

  • A Cation amoni   
  • B Cation nitric
  • C Cation amino
  • D Cation hidroxyl

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Thành phần của dung dịch NH3 gồm:

  • A NH3, NH4+ và OH
  • B NH3 và H2O. 
  • C NH4+, OH-, NH3 và H2O. 
  • D NH4+ và OH

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Viết phương trình điện li của NHtrong nước

Lời giải chi tiết:

\(N{H_3} + {H_2}O \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} N{H_4}^ + + O{H^ - }\)

Như vậy dung dịch NH3 gồm: NH4+, OH-, NH3 và H2O

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng: 

  • A Dung dịch NH3 là 1 bazơ yếu. 
  • B Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
  • C NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
  • D Phản ứng tổng hợp NH3 là phản ứng thuận nghịch.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lý và hóa học của NH3.

Lời giải chi tiết:

C sai vì NH3 là chất có mùi khai

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Tính chất hóa học cơ bản của NH3

  • A tính bazơ yếu và tính oxi hóa.
  • B tính bazơ yếu và tính khử.
  • C tính bazơ mạnh và tính khử.
  • D tính bazơ mạnh và tính oxi hóa.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của NH3.

Lời giải chi tiết:

NH3 có tính bazo yếu do còn 1 cặp e chưa tham gia liên kết.

NH3 có tính khử vì N có số oxi hóa thấp nhất là -3 nên chỉ có khả năng nhường e.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế N2 từ

  • A NH4NO2
  • B NH3
  • C không khí
  • D NH4NO3.        

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức được học về điều chế N2 trong PTN trong sgk hóa 11 – trang 31

Lời giải chi tiết:

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí N2 từ NH4NO2

\(N{H_4}N{O_2}\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow {N_2} + 2{H_2}O\)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Dung dịch (đặc) nào sau đây khi tiếp xúc với dung dịch NH3 đặc sẽ tạo thành khói trắng ?

  • A Dung dịch HCl
  • B Dung dịch AgNO3
  • C Dung dịch NaOH
  • D Dung dịch AlCl3

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dd HCl đậm đặc tiếp xúc với NH3 đặc sẽ tạo ra khói trắng

HCl + NH3 → NH4Cl (khói trắng)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

  • A màu vàng
  • B màu đỏ.           
  • C màu hồng.       
  • D màu xanh.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Ghi nhớ sự đổi màu của quỳ tím

+ Môi trường axit chuyển sang màu đỏ

+ Môi trường bazo chuyển sang màu xanh

Lời giải chi tiết:

Dd NH3 có môi trường bazo nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Chất X ở điều kiện thường là chất khí, có mùi khai, xốc và tan tốt trong nước. X là

  • A SO2
  • B N2
  • C NH3.  
  • D H2S

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí được học về các khí

Lời giải chi tiết:

Chất X là khí NH3

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như hình vẽ sau đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?

  • A Cách 3. 
  • B Cách 1. 
  • C Cách 2.            
  • D Cách 2 hoặc 3.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Cách 1: dùng để điều chế các khí có tỉ khối nhẹ hơn so với không khí

Cách 2: dùng để điều chế các khí có tỉ khối nặng hơn so với không khí

Cách 3: dùng để điều chế các khí không tan hoặc tan rất ít trong nước

Lời giải chi tiết:

NH3 là khí mùi khai, tan rất nhiều trong nước => không thể thu NH3 bằng cách 3 đẩy nước được.

NH3 có phân tử khối = 17 => nhẹ hơn không khí, do vậy khi thu NH3 bằng cách đẩy không khí mình phải úp ống nghiệm xuống dưới => cách 1 dùng để thu khí NH3

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Trong phòng thí nghiệm, có thể chứng minh khả năng hòa tan rất tốt trong nước của một số chất khí theo hình vẽ:

Thí nghiệm trên được sử dụng với các khí nào sau đây

  • A CO2 và Cl2                               
  • B HCl và NH3                    
  • C SO2 và N2                            
  • D O2 và H2

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Theo hình vẽ thì khí này tan tốt trong nước

Xem lại tính tan của các khí CO2, Cl2, SO2,N2,O2,H2,HCl và NH3

Lời giải chi tiết:

Theo hình vẽ chất khí này tan tốt trong nước

→ Thí nghiệm trên được sử dụng với các khí : HCl và NH3 là hai khí tan tốt trong nước                     

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Hình vẽ bên mô tả hiện tượng của thí nghiệm thử tính tan của khí A trong nước. Khí A có thể là khí nào trong các khí sau:

  • A Cacbon đioxit.  
  • B Cacbon monooxit.
  • C Hiđro clorua      
  • D  Amoniac

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Tính chất hóa học của phi kim

Lời giải chi tiết:

Khí trong bình khi hòa tan trong dung dịch quì tím có màu đỏ => dung dịch có tính axit

Mặt khác, khi khí tan khiến có nước ở bình dưới phun lên bình trên => chứng tỏ khí tan rất mạnh trong nước làm giảm áp suất trong bình trên => chênh lệch áp suất => nước bị kéo từ bình dưới đi lên.

=> Chỉ có khí HCl thỏa mãn 2 điều kiện trên

Đáp án C  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 31 :

Thử tính tan của X bằng cách úp ngược bình đựng khí vào chậu nước có pha sẵn vài giọt phenolphtalein như hình vẽ sau:

 

Khí X là:

  • A HCl   
  • B N
  • C O2   
  • D  NH3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

X làm dung dịch phenolphtalein chuyển hồng => dung dịch X có tính bazo => khí X là NH3

Đáp án D 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 32 :

Thuốc thử để nhận biết khí NH3

  • A dung dịch NaCl     
  • B quỳ tím ẩm            
  • C dung dịch NaOH     
  • D dung dịch NaNO3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Thuốc thử để nhận biết khí NH3 là quỳ tím ẩm vì NHlàm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

- NH3 không phản ứng với 3 chất còn lại nên không dùng 3 chất này để nhận biết.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 33 :

Cho các phản ứng sau:

(1) 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4.

(2) 4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O.

(3) 2NH3 + 3Cl2  N2 + 6HCl.

(4) 3NH3 + 3H2O + Al(NO3)3 → Al(OH)3 +3NH4NO3.

(5) 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O.

(6) 2NH3 + 3CuO  3Cu + 3N2 + 3H2O

Các phản ứng trong đó NH3 tính khử

  • A 1, 4      
  • B 2, 3, 4, 5, 6               
  • C 2, 3, 5, 6            
  • D 2, 3, 4, 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Chất khử là chất nhường electron → Số oxi hóa tăng

Lời giải chi tiết:

(1) sai vì số oxi hóa của nguyên tố N không đổi (trước và sau pư đều là -3)

(2) đúng vì N-3 → N0

(3) đúng vì N-3→ N0

(4) sai vì số oxi hóa của nguyên tố N không đổi (trước và sau pư đều là -3)

(5) đúng vì N-3 → N+2

(6) đúng vì N-3 → N0

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 34 :

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

 

Bên trong bình, lúc đầu có chứa khí X. Hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm: nước phun mạnh vào bình và chuyển thành màu hồng. Khí X là

  • A NH3        
  • B HCl
  • C CO2         
  • D N2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Vì nước phun mạnh vào bình chứa khí X nên khí X tan tốt trong nước

- Nước chứa phenolphthalein chuyển màu hồng nên X tác dụng H2O tạo thành dung dịch có tính bazo

→ X

Lời giải chi tiết:

- Vì nước phun mạnh vào bình chứa khí X nên khí X tan tốt trong nước (khi bị hòa tan thì thể tích khí trong bình giảm nên nước phun vào bình).

- Nước chứa phenolphthalein chuyển màu hồng nên X tác dụng H2O tạo thành dung dịch có tính bazo

Vậy X là NH3

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 35 :

NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ)

  • A HCl, KOH, FeCl3, Cl2.
  • B HCl, O2, Cl2, CuO, AlCl3.
  • C KOH, HNO3, CuO, CuCl2.
  • D H2SO4, PbO, FeO, NaOH.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của NH3 trong sgk hóa 11

Lời giải chi tiết:

A. Loại KOH không có pư

B. Thỏa mãn

NH3 + HCl → NH4Cl

NH3 + O\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)  N2 + H2O

NH3 + Cl2 → NH4Cl + N2

NH3 + CuO \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)  Cu + N2 + H2O

NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl

C. Loại KOH

D. Loại NaOH

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 36 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A NH3 cháy trong oxi tỏa nhiều nhiệt nên được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.
  • B Đốt cháy khí NH3 trong không khí (xúc tác Pt) tạo khí không màu, hoá nâu ngoài không khí.
  • C Nhỏ vài giọt phenolphthalein vào dung dịch NH3 thấy dung dịch chuyển sang màu hồng.
  • D Cho dung dịch NH3 từ từ vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa keo trắng không tan trong NH3 dư.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lý thuyết về amoniac.

Lời giải chi tiết:

A sai vì NH3 không phải là nhiên liệu tên lửa mà là N2H4

B, C, D đúng

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 37 :

Cho NH3 dư vào dung dịch chất nào sau đây, thu được kết tủa?

  • A Cu(NO3)2.       
  • B ZnCl2.       
  • C FeSO4.       
  • D AgNO3.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ghi nhớ: NH3 có thể hòa tan Cu(OH)2, Zn(OH)2, Ag2O tạo thành dung dịch phức chất nên không thu được kết tủa.

Lời giải chi tiết:

Cho NH3 dư vào dung dịch FeSO4 ta thu được kết tủa.

FeSO4 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 ↓ + (NH4)2SO4

Chú ý: NH3 có thể hòa tan Cu(OH)2, Zn(OH)2, Ag2O tạo thành dung dịch phức chất nên không thu được kết tủa.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 38 :

Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3

  • A NH3.
  • B H2O.
  • C CO2.
  • D NH3, CO2, H2O.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Viết PTHH của phản ứng nhiệt phân NH4HCO3 từ đó xác định các sản phẩm thu được.

Lời giải chi tiết:

PTHH: \(N{H_4}HC{O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}N{H_3} + {H_2}O + C{O_2}\)

Vậy sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn muối NH4HCO3 là NH3, H2O, CO2.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 39 :

Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?

  • A (NH4)2CO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2NH3 + CO2 + H2O. 
  • B NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HNO3.
  • C NH4NO2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2 + 2H2O. 
  • D NH4Cl \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) NH3 + HCl

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về phản ứng nhiệt phân của muối amoni

Lời giải chi tiết:

Sai sửa lại: NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) N2O + 2H2O

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 40 :

Phản ứng nào dưới đây NH3 không đóng vai trò chất khử?

  • A 4NH3 + 5O2 \(\xrightarrow{{{t^0},xt}}\) 4NO + 6H2O
  • B 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
  • C 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
  • D NH3 + 3CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 3Cu + N2 + 3H2O

Đáp án: C

Phương pháp giải:

NH3 + 3CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 3Cu + N2 + 3H2O

Lời giải chi tiết:

Phản ứng mà số oxi hóa của N trong NH3 không tăng sau phản ứng thì NH3 không đóng vai trò chất khử

\(A.\,4\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + 5{O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}4\mathop N\limits^{ + 2} O + 6{H_2}O\)

\(B.\,2\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + 3\mathop {C{l_2}}\limits^0  \to \mathop {{N_2}}\limits^0  + 6HCl\)

\(C.\,\,\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + {H_2}{O_2} + MnS{O_4} \to Mn{O_2} + {(\mathop N\limits^{ - 3} {H_4})_2}S{O_4}\)

\(D.\,\,\mathop N\limits^{ - 3} {H_3} + 3CuO\xrightarrow{{{t^0}}}3Cu + \mathop {{N_2}}\limits^0  + 3{H_2}O\)

Ta thấy phản ứng ở đán án C NH3 không có sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng → không đóng vai trò là chất khử.

Các phản ứng còn lại số oxi hóa của N trong NH3 đều tăng sau phản ứng nên NH3 đóng vai trò là chất khử

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close