30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ dễ

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là

  • A bí ngô.  
  • B  cà chua.   
  • C đậu Hà Lan.          
  • D ruồi giấm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là ruồi giấm

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:

  • A Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản
  • B Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính
  • C Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng
  • D Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Di truyền liên kết gen là hiện tượng các gen quy định tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng.

Còn hiện tượng các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau là trường hợp phân li độc lập.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen

  • A Các gen không alen cùng nằm trên một NST đồng dạng, liện kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh
  • B Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng, phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân và thụ tinh
  • C Các gen không alen cùng nằm trên một cặp  NST đồng dạng, sau khi hoán đổi vị trí do  trao đổi chéo sẽ phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh
  • D Các gen không alen có cùng  locut trên cặp NST đồng dạng, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Cơ sở tế bào học của hiện tượng liên kết gen là các gen không alen có cùng nằm  trên một NST vì vậy  liên kết chặt chẽ nên cùng phân li và tổ hợp với nhau trong giảm phân và thụ tinh,đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính trạng do chúng quy định

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa:

  • A Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống
  • B Tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới
  • C Tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 NST đồng dạng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau
  • D Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý và hạn chế biến dị tổ hợp

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong hiện tượng liên kết gen, các gen liên kết chặt chẽ với nhau nên làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp,

Còn yếu tố cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa là đột biến và các biến dị tổ hợp.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Số nhóm liên kết ở mỗi loài trong tự nhiên thường ứng vơi:

  • A số NST trong bộ NST lưỡng bội                  
  • B số NST trong bộ NST đơn bội
  • C Số NST thường trong bộ NST đơn bội                 
  • D số NST thường trong bộ NST lưỡng bội

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Do các gen không alen cùng nằm trên 1 NST thì tạo thành 1 nhóm gen liên kết nên số nhóm gen liên kết của mỗi loài đúng bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là

  • A 4
  • B 6
  • C 2
  • D 8

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

2n = 8 => n = 4. Do số nhóm gen liên kết của mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó nên số nhóm gen liên kết bằng n = 4

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Hiện tượng liên kết gen có đặc điểm:

  • A Hạn chế sự biến dị tổ hợp
  • B Không đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
  • C Khi lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản thì kết quả ở F2 tương tự như trong kết quả lai một tính của Menđen
  • D tất cả đều đúng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của hiện tượng liên kết gen hoàn toàn là làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp, do có 1 số tính trạng nhất định luôn biểu hiện cùng nhau.

Kết quả F2 trong phép lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản không phải lúc nào cũng giống như trong phép lai một tính của Menđen:

- Phép lai hai tính trạng trong liên kết gen:                   - Phép lai 1 tính của Menđen:

P: \(\frac{{Ab}}{{Ab}} \times \frac{{aB}}{{aB}}\)                                                                                  P: AA x aa

F1: \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)                                                                               F1: Aa x Aa

F2: \(1\frac{{Ab}}{{Ab}}:2\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}\)  →                                                F2: 1AA : 2Aa : 1aa

Kết quả: 1 : 2 :1                                                                         Kết quả: 3 : 1

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nội dung dưới đây không đúng trong trường hợp liên kết gen:

  • A Do gen nhiều hơn NST nên trên một NST phải mang nhiều gen
  • B Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào tạo thành nhóm gen liên kết
  • C Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng và hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
  • D Giúp xác định vị trí từng gen không alen trên NST qua đó lập bản đồ gen

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Về hiện tượng liên kết gen:

- Nguyên nhân: số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên trên 1 NST phải mang nhiều gen

- Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào tạo thành nhóm gen liên kết

- Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng và hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp

Việc xác định tần số hoán vị gen giúp xác lập trình tự và khoảng cách các gen trên NST, từ đó lập bản đồ gen

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, hiện tượng tiếp hợp và trao chéo giữa các crômatit của các cặp NST tương đồng xảy ra ở:

  • A Kì đầu của giảm phân thứ II                     
  • B Kì giữa của giảm phân thứ I
  • C Kì sau giảm phân thứ I       
  • D Kì đầu của giảm phân thứ I

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Kì đầu của giảm phân I: NST co ngắn và có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao chéo giữa các crômatit của các cặp NST tương đồng.

Kì đầu giảm phân II: Thoi vô sắc hình thành, NST co ngắn nhưng không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo

Kì giữa giảm phân I: NST co ngắn cực đại, dính vào thoi vô sắc ở tâm động và tập trung thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau giảm phân I: Mỗi NST kép trong cặp NST tương đồng kép phân li về 1 cực tế bào

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Trong tự nhiên ở những đối tượng nào dưới đây hiện tượng hoán vị gen chỉ có thể xảy ra ở một trong hai giới

  • A  ruồi giấm             
  • B đậu Hà lan      
  • C bướm tằm               
  • D A và C đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ở ruồi giấm và bướm tằm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở 1 giới:

 - Ở ruồi giấm chỉ xảy ra ở con cái

- Ở bướm tằm chỉ xảy ra ở con đực

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Kiểu gen nào dưới đây được viết là không đúng:

  • A \(\frac{{AB}}{{ab}}\)
  • B \(\frac{{A{\rm{b}}}}{{Ab}}\)
  • C \(\frac{{A{\rm{a}}}}{{{\rm{bb}}}}\)
  • D \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

2 alen khác nhau của 1 gen thì không cùng nằm trên 1 NST. Kiểu gen viết sai là bb

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp vì liên kết gen hoàn toàn:

  • A  làm số loại giao tử sinh ra ít đi                       
  • B đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
  • C không làm xuất hiện tính trạng mới                
  • D làm giảm số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và cái

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp vì liên kết gen hoàn toàn làm số loại giao tử sinh ra ít đi do 2 gen luôn đi cùng với nhau nên số giao tử tạo ra sẽ ít hơn so với biến dị tổ hợp

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hoán vị gen là:

  • A trường hợp hai gen cùng locut đổi chỗ cho nhau          
  • B  trường hợp hai alen cùng cặp đổi chỗ trên cặp NST tương đồng khi xảy ra trao đổi đoạn NST.
  • C  trường hợp hai cặp alen đổi chỗ trên các cặp NST tương đồng
  • D trường hợp các gen trên cùng 1 NST đổi chỗ cho nhau khi giảm phân tạo giao tử

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hoán vị gen là trường hợp hai alen cùng cặp đổi chỗ trên cặp NST tương đồng khi xảy ra trao đổi đoạn NST

ở kì đầu của giảm phân I  xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST kép tương đồng , khi một đoạn NST của mỗi NST kép đứt ra ở các vị trí tương úng nhau trên NST rồi hoán vị đổi chỗ cho nhau thì người ta gọi đấy là hoán vị gen

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Điều kiện để tần số hoán vị gen đạt 50% là:

  • A khoảng cách giữa hai gen là 50cM                  
  • B 100% số tế bào xảy ra hoán vị gen
  • C 50% số tế bào xảy ra hoán vị gen        
  • D tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị bằng tỉ lệ giao tử mang gen liên kết

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

1 tế bào giảm phân có hoán vị gen tạo 2 giao tử mang gen liên kết, 2 giao tử mang gen hoán vị

Trong giảm phân, có thể có những tế bào không xảy ra hoán vị gen

Do đó tần số hoán vị gen = tỉ lệ giao tử mang gen hoán vị, tối đa bằng 50%. Xảy ra khi toàn bộ 100% số tế bào đều xảy ra hoán vị gen

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Việc lập bản đồ gen dựa vào kết quả nào sau đây?

  • A đột biến chuyển đoạn NST, từ đó suy ra vị trí các gen                       
  • B  tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2
  • C sự phân li và tổ hợp tự do ngẫu nhiên của các gen trong giảm phân
  • D tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Bản đồ gen là sự phân bố, trật tự của các gen trên cùng một NST

ð  Việc lập bản đồ gen dựa vào kết quả : tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đối với hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết không hoàn toàn thì số kiểu gen tối đa có thể có từ sự tổ hợp giữa các gen trên là:  

  • A 9
  • B 10
  • C 4
  • D 6

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết không hoàn toàn thì số kiểu gen tối đa có thể có từ sự tổ hợp giữa các gen trên là 4 + \(C_{4}^{2}\) = 10

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cá thể có kiểu gen \(\frac{{ABD}}{{abd}}\)khi giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa A và B với tần số 40% sẽ tạo tỉ lệ giao tử là:

  • A  ABD = abd = 30%; ABd = abD = 20%      
  • B  ABD = abd = 40%; Abd aBD = 10%
  • C ABD = abd = 30%; Abd = aBD = 20%     
  • D ABD = abd = 30%; ABd = abD = 20%

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

xảy ra hoán vị gen giữa A và B nên coi BD là 1 cụm, bd là 1 cụm luôn đi với nhau

Giao tử : A BD = a bd = 30% và A bd = a BD = 20%

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Những đặc điểm của ruồi giấm thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền là:

1. bộ NST đơn giản dễ nuôi trong môi trường nhân tạo        2. vòng đời ngắn, đẻ nhiều có nhiều biến dị

3. mang 7 cặp tính trạng tương phản, chu kì sinh sản 25 – 30 ngày

Phương án đúng: 

  • A 1, 3      
  • B 1, 2, 3    
  • C 1, 2      
  • D 2, 3

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ruồi giấm thường được sử dụng để thực hiện các phép lai nghiên cứu di truyền vì:

- bộ NST đơn giản

- dễ nuôi trong môi trường nhân tạo

- vòng đời ngắn, đẻ nhiều, có nhiều biến dị để nghiên cứu

Chọn C.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Xét các kết luận sau:

(1)   Liên kết gen hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp

(2)   Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao

(3)   Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen và phổ biến

(4)   Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.

(5)   Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng

Có bao nhiêu kết luận là đúng ?

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các kết luận đúng là : (1),(3),(4)

Ý (2) sai vì các gen nằm gần nhau thì lực liên kết lớn, tần số hoán vị thấp.

Ý (5) sai vì số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ NST đơn bội của loài.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết gen là

  • A Định hướng quá trình tiến hóa trên cơ sở hạn chế nguồn biến dị tổ hợp
  • B Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho tiến hóa và chọn giống
  • C Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý
  • D Tạo điều kiện cho các gen quý trên 2NST tương đồng có điều kiện tổ hợp với nhau

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Di truyền lien kết gen có ý nghĩa hạn chế xuất hiện tượng biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm gen quý.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Morgan phát hiện ra quy luật  liên kết gen nhờ phép lai:

1. Lai trở lại

2. Lai phân tích

3. Lai thuận nghịch

4. Lai xa

Phương án đúng là:

  • A 1, 3
  • B 1, 2
  • C 3, 4
  • D 2, 3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Morgan phát hiện ra quy luật  liên kết gen nhờ phép lai: phân tích và lai thuận nghịch.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cơ thể có kiểu gen Ab/aB với tần số hoán vị gen là 10%. Theo lý thuyết, tỷ lệ giao tử AB là

  • A 45%   
  • B 10%       
  • C 40%      
  • D  5%

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức tính tỷ lệ giao tử khi biết tần số hoán vị gen: giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị = f/2

Lời giải chi tiết:

Giao tử AB là giao tử hoán vị có tỷ lệ bằng f/2 = 5%

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Điều nào sau đây nói về tần số hoán vị gen là không đúng:

  • A Các gen nằm xa nhau tần số hoán vị gen càng lớn
  • B Tần số hoán vị gen luôn lớn hơn 50%.
  • C Có thể xác định được tần số hoán vị gen dựa vào kết quả của phép lai phân tích và phép lai tạp giao
  • D Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là B, tần số hoán vị gen lớn nhất bằng 50%

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trường hợp không có hoán vị gen, một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1:2:1?

  • A \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)
  • B \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
  • C \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{AB}}\)
  • D \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Xét các phép lai:

A : Cho tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1

B: 3:1

C: 1

D: 1:2:1

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Cá thể mang kiểu gen \(Aa\frac{{De}}{{de}}\) tối đa cho bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen ?

  • A 2
  • B 8
  • C 4
  • D 1

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nếu không có hoán vị gen thì cơ thể \(Aa\frac{{De}}{{de}}\) giảm phân cho tối đa 2×2 = 4 loại giao tử

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Cho các cá thể có kiểu gen:\(\left( 1 \right)\frac{{AB}}{{AB}};\left( 2 \right)\frac{{AB}}{{ab}};\left( 3 \right)\frac{{Ab}}{{aB}};\left( 4 \right)\frac{{ABD}}{{abd}};\left( 5 \right)\frac{{Ab}}{{ab}}\)  Có bao nhiêu cá thể khi giảm phân có thể xảy ra hoán vị gen ?

  • A 2
  • B 3
  • C 5
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Để có HVG thì các gen phải nằm trên 1 cặp NST, như vậy có 5 kiểu gen thỏa mãn.

Chú ý: HS cần phân biệt có thể xảy ra HVG và HVG có nghĩa.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Khi nói về bản đồ di truyền phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Bản đồ di truyền cho ta biết tương quan trội lặn giữa các gen.
  • B Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.
  • C Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen.
  • D Dựa vào tần số hoán vị gen có thể dự đoán được tần số các tổ hợp gen mới trong các phép lai.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai là A, bản đồ di truyền không thể hiện được tương quan trội lặn giữa các gen

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trội là trội không hoàn toàn, không xảy ra đột biến và hoán vị gen phép lai Ab/aB × AB/ab cho mấy loại kiểu hình?

  • A 6
  • B 4
  • C 9
  • D 3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ab/aB × AB/ab → AB/Ab : AB/aB :Ab/ab:aB/ab → có 4 kiểu hình

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Để xác định tần số hoán vị gen, người ta thường làm như thế nào?

  • A Phân tích di truyền giống lai.
  • B Tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
  • C Lai phân tích.v
  • D Lai thuận nghịch.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tiến hành tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết khi muốn tạo dòng thuần.

Lai phân tích để xác định có thể có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp, xác định tần số hoán vị gen (khi cá thể có hiện tuợng hoán vị gen).

Lai thuận nghịch để xác định vị trí gen trong tế bào (gen nằm trên NST thường hoặc trên NST giới tính, gen nằm trong nhân hay ngoài tế bào chất).

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Trong trường hợp liên kết hoàn toàn và mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn thì phép lai nào sau đây sẽ cho số loại kiểu hình nhiều nhất?

  • A \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)   
  • B  \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)
  • C \(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}}\)
  • D \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phép lai C cho nhiều loại kiểu hình nhất: 4 kiểu

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close