30 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen mức độ dễ - phần 3Làm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Trong thí nghiệm của Moocgan, cho các ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài lai với mình đen, cánh cụt ở F1 thu được toàn mình xám, cánh dài.Tiến hành lai phân tích ruồi đực F1 bằng ruồi cái mình đen, cánh cụt, dài.Tiến hành lai phân tích ruồi đực bằng ruồi cái mình đen, cánh cụt. Kết quả lai phân tích thu được đời con có tỷ lệ kiểu hình 50% xám,dài: 50% đen, cụt Với kết quả Fb chứng tỏ
Đáp án: D Lời giải chi tiết: Thí nghiệm của Moocgan: P thuần chủng: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt F1: 100% thân xám, cánh dài Pb: ♂ thân xám, cánh dài (F1) x ♀ thân đen, cánh cụt Fb: 50% xám, dài : 50% đen, cụt Kết quả Fb chứng tỏ: - tính trạng thân đen luôn đi với cánh cụt, thân xám luôn đi với cánh dài => các gen liên kết hoàn toàn trong quá trình phát sinh giao tử - Từ kết quả F1: con đực dị hợp 2 cặp. Do con cái ở Pb đồng hợp lặn chỉ cho 1 loại giao tử, mà Fb có 2 tổ hợp giao tử với tỷ lệ bằng nhau => Đực F1 dị hợp 2 cặp cho 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau Chọn D Câu hỏi 2 : Cách tính tần số hoán vị gen bằng cách lấy tổng tần số kiểu hình của các cá thể khác bố mẹ chia tổng số cá thể trong kết quả lai phân tích cá thể dị hợp tử 2 cặp gen liên kết để tính toán hoán vị gen chỉ đúng khi :
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Cách tính tần số hoán vị gen bằng cách lấy tổng tần số kiểu hình của các cá thể khác bố mẹ chia tổng số cá thể trong kết quả lai phân tích cá thể dị hợp tử 2 cặp gen liên kết chỉ đúng khi cá thể dị hợp tử đem lai có kiểu gen với các gen trội không alen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng: P: \(\frac{AB}{ab}\times \frac{ab}{ab}\) (có xảy ra hoán vị) G: AB, Ab, aB, ab F1 có 4 loại kiểu hình: \(\frac{AB}{ab},\frac{Ab}{ab},\frac{aB}{ab},\frac{ab}{ab}\) Ab, aB là 2 giao tử hoán vị tạo ra 2 kiểu hình khác bố mẹ là \(\frac{Ab}{ab},\frac{aB}{ab}\) => tần số hoán vị gen bằng tổng tỷ lệ 2 giao tử Ab, aB bằng tổng tỷ lệ 2 kiểu hình \(\frac{Ab}{ab},\frac{aB}{ab}\) Chọn A Câu hỏi 3 : Khoảng cách tương đối giữa các gen trong nhóm gen liên kết được thiết lập trên bản đồ di truyền được thực hiện dựa vào:
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Khoảng cách tương đối giữa các gen trong nhóm gen liên kết được thiết lập trên bản đồ di truyền được thực hiện dựa vào tần số hoán vị gen qua quá trình trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp NST tương đồng trong giảm phân. Khoảng cách gen càng xa thì càng dễ xảy ra hoán vị, tương ứng với tần số hoán vị gen càng lớn. Ngược lại, khoảng cách gen càng gần thì càng khó xảy ra hoán vị, tương ứng với tần số hoán vị gen càng nhỏ Chọn C Câu hỏi 4 : Trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên một NST, việc tính tần số hoán vị gen được thực hiện bằng cách
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỷ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị. Trong phép lai phân tích, 1 bên P có kiểu gen đồng hợp lặn nên chỉ cho 1 loại giao tử là ab. Tỷ lệ kiểu hình của phép lai sẽ bằng tỷ lệ các giao tử do bên P dị hợp 2 cặp tạo ra. P dị hợp 2 cặp xảy ra hoán vị gen sẽ tạo ra 2 giao tử liên kết và 2 giao tử hoán vị. Do đó trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên một NST, việc tính tần số hoán vị gen được thực hiện bằng cách tổng tần số 2 kiểu hình tạo bởi các giao tử hoán vị Đáp án C Câu hỏi 5 : Tần số hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì
Đáp án: B Lời giải chi tiết: Tần số hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết. Nếu có hoán vị gen xảy ra thì thường chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng và ở một số tế bào. Nếu tất cả các tế bào đều xảy ra trao đổi chéo thì tần số hoán vị gen mới là 50%. Đáp án B Câu hỏi 6 : Với hai cặp gen không alen A,a và B, b cùng nằm trên một cặp NST Số kiểu gen tối đa có trong quần thể là :
Đáp án: B Lời giải chi tiết: Cặp thứ nhất có 2 alen A, a Cặp thứ 2 có 2 alen B, b Do 2 gen liên kết nên số kiểu gen tối đa về 2 gen là: 2.2(2.2 + 1): 2 = 10 Đáp án B Câu hỏi 7 : Với hai cặp gen không alen A,a và B, b cung nằm trên một cặp NST Số kiểu gen đồng hợp kiểu gen đồng hợp:
Đáp án: A Lời giải chi tiết: Cặp thứ nhất có 2 alen A, a. Cặp thứ 2 có 2 alen B, b Do 2 gen liên kết nên số kiểu gen đồng hợp về 2 gen là: 2 x 2 = 4 Chọn A Câu hỏi 8 : Với hai cặp gen không alen A,a và B, b cung nằm trên một cặp NST Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen dị hợp:
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Cặp thứ nhấtcó 2 alen A, a. Cặpthứ 2 có 2 alen B, b Do 2 gen liên kết nên số kiểu gen dị hợp về 2 gen là: \(\frac{{2 \times 2\left( {2 \times 2 - 1} \right)}}{2} = 6\) = 6 Chọn D Câu hỏi 9 : Ở lúa gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: chín sớm, b: chín muộn, các gen liên kết hoàn toàn trên cặp NST thường đồng dạng Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện tỷ lệ: 1:1
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phép lai A:\(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \to {F_1}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\) Phép lai B:\(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{aB}} \to {F_1}:1\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}\) Phép lai C: \(\frac{AB}{ab} \times \frac{Ab}{Ab} \to F1 :1\frac{AB}{Ab} : 1 \frac{Ab}{ab}\) Phép lai D:\(\frac{{aB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{ab}} \to {F_1}:1\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{ab}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}\) Chọn D Câu hỏi 10 : ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, liên kết chặt chẽ trong quá trình di truyền Phép lai nào xuất hiện tỉ lệ phân tính 75% cao, tròn: 25% thấp bầu dục?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phép lai A:\(\frac{{aB}}{{ab}} \times \frac{{aB}}{{ab}} \to {F_1}:3aaB - :1aabb\) (3 thấp, tròn : 1 thấp, bầu dục) Phép lai B:\(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}} \to {F_1}:2A - B - :1A - bb:1aaB - \) (2 cao, tròn : 1 cao, bầu dục : 1 thấp, tròn) Phép lai C: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}} \to \) F1: 3A-B- : 1aabb ( 3 cao, tròn : 1 thấp, bầu dục) Phép lai D:\(\frac{{AB}}{{Ab}} \times \frac{{AB}}{{Ab}} \to \) F1: 3A-B- : 1A-bb (3 cao, tròn : 1 cao, bầu dục) Chọn C Câu hỏi 11 : Một cặp gen dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 NST tương đồng , khi giảm phân tạo giao tử ABD = 15% kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Dựa vào đáp án, cặp B,b và D,d liên kết với nhau Kiểu gen Aa cho giao tử A= 0,5 %ABD = 0,15 => %BD = 0,15 : 0,5 = 0,3 > 0,25 => BD là giao tử liên kết => Kiểu gen P là Aa. Tần số hoán vị gen f = 2 x (0,5 – 0,3) = 0,4 = 40% Chọn C Câu hỏi 12 : Xét một cá thể di hợp hai cặp gen \(\frac{AB}{ab}\) khoảng cách của hai gen là 12,5 cM .Trong quá trình giảm phân có 80 tế bào sinh tinh thì theo lí thuyết số tế bào sinh tinh xảy ra hoán vị gen là
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Khoảng cách 2 gen là 12,5 => Tần số hoán vị gen là f = 12,5% Khi giảm phân, 100% số tế bào đều xảy ra hoán vị thì f = 50% => f = 12,5% thì tỷ lệ số tế bào xảy ra hoán vị là: (12,5% x 100 ) : 50 = 25% Số tế bào xảy ra hoán vị là: 80 x 25% = 20 Chọn B Câu hỏi 13 : ở một động vật có kiểu gen \(\frac{Bv}{bV}\) khi theo dõi 2000 tế bào sinh tinh trong điều kiện thí nghiệm thì phát hiện ra 360 tế bào có hiện tượng hoán vị gen giữa V và v . Tính khoáng cách giữa hai gen B và V
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Tỷ lệ số tế bào xảy ra hoán vị gen:(360: 2000) = 18% 100% số tế bào đều xảy ra hoán vị thì f = 50% 18% số tế bào đều xảy ra hoán vị thì f = 9% => Khoảng cách giữa 2 gen là 9 cM Chọn C Câu hỏi 14 : Cho một cơ thể thực vật có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) tự thụ phấn biết hóan vị gen xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20% .Tính theo lí thuyết tỷ lệ kiểu gen
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Phép lai: \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\) (f = 20%) Tỷ lệ kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) bằng %AB (bố) x %ab (mẹ) x 2 Cả 2 giới xảy ra hoán vị gen với f = 20% → giao tử liên kết: %AB = %ab = (100% - 20%): 2 = 40% = 0,4 Tỷ lệ \(\frac{{AB}}{{ab}}\) = 0,4 x 0,4 x 2 = 0,32 = 32% Chọn D Câu hỏi 15 : Khi xét hai cặp gen quy định hai tính trạng trội hoàn toàn .Sự khác nhau giữa quy luật phân li độc lập và hoán vị gen là 1. Tỉ lệ giao tử ở F1 2. Số kiểu hình xuất hiện ở F2 3. Tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F3 4. Số kiểu tổ hợp giao tử của F1 5. Số biến dị tổ hợp xuất hiện ở F2 Phương án đúng là
Đáp án: C Lời giải chi tiết: 1. Giao tử của F 1 khác nhau .Phân li độc lập cơ thể cho các loại giao tử bằng nhau , hoán vị gen tỷ lệ giao tử là khác nhau 2.Số kiểu hình ở F 2 xuất hiện phân li đọc lập = số kiểu hình ở F2 trong phần hoán vị gen 3.Tỷ lệ giao tử khác nhau => Tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình ở F3 khác nhau 4. Số kiểu tổ hợp giao tử giống nhau 5. Số kiểu biến dị tổ hợp xuất hiện ở F2 giống nhau Đáp án C Câu hỏi 16 : Hoán vị gen xảy ra trong điều kiện nào? 1. vị trí các gen trên NST phải có khoảng cách tương đối xa nhau 2. phải xảy ra tiếp hợp vào trao đổi đoạn trong quá trình giảm phân. 3. phải tùy vào giới tính và tùy loài Phương án đúng:
Đáp án: D Lời giải chi tiết: Hoán vị gen xảy ra trong các điều kiện: 1.vị trí các gen trên NST phải có khoảng cách tương đối xa nhau lý do là vì khi các gen ở quá gần nhau trên một NST thì cơ hội mà trong quá trình tiếp hợp, trao đổi chéo mà vị trí mà 2 NST đứt ra, trao đổi đoạn lại nằm giữa 2 gen là rất thấp. các gen càng cách xa nhau trên NST thì có tần số hoán vị gen càng cao, các gen càng gần nhau thì tần số hoán vị gen càng thấp. do đó trên NST, để đo khoảng cách giữa các gen, người ta thường dùng đơn vị cM tức là tần số hoán vị gen 2. phải xảy ra tiếp hợp vào trao đổi đoạn trong quá trình giảm phân đây là điều kiện cần và là cách thức để xảy ra quá trình hoán vị gen. 3.phải tùy vào giới tính và tùy loài ví dụ như ở ruồi giấm, chỉ có con cái xảy ra hoán vị gen, con đực không hề xảy ra hoán vị gen ở người, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới Đáp án D Câu hỏi 17 : Nội dung câu nào sau đây sai? 1. tần số hoán vị gen là tổng % các giao tử hoán vị 2. dấu hiệu hoán vị gen biểu hiện ở kết quả lai phân tích khi kiểu gen của cá thể đem lai có ít nhất 1 cặp gen dị hợp 3. tần số hoán vị gen càng lớn khi khoảng cách giữa các gen trên NST càng xa 4. hoán vị gen làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa 5. ở loài ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi giấm cái không xảy ra ở ruồi giấm đực còn bướm tằm thì ngược lại Phương án đúng:
Đáp án: B Lời giải chi tiết: Nội dung sai là nội dung số 2 Phải là có ít nhất 2 cặp gen dị hợp thì ở đời ở kết quả phép lai phân tích, dấu hiệu hoán vị gen mới được biểu hiện Bởi vì khi chỉ có 1 cặp gen dị hợp, các cặp còn lại là đồng hợp thì giả sử có xảy ra hoán vị gen trong quá trình giảm phân thì kết quả của phép lai vẫn không thay đổi bởi giao tử tạo ra trong trường hợp này giống hệt trong trương hợp liên kết gen: Ví dụ kiểu gen Ab/ab với tần số hoán vị gen f bất kì thì cũng đều chỉ cho 2 giao tử Ab=ab=50% Đáp án B Câu hỏi 18 : Tần số hoán vị gen nhỏ hơn 50% vì: 1. xu hướng liên kết gen thường xuyên xảy ra hơn hoán vị gen 2. không phải bất cứ tế bào nào khi giảm phân cũng đều xảy ra hoán vị gen 3. loại tế bào phát sinh giao tử hoán vị cũng tạo giao tử liên kết Phương án đúng:
Đáp án: A Lời giải chi tiết: Tần số hoán vị gen nhỏ hơn 50% vì: 1. xu hướng liên kết gen thường xuyên xảy ra hơn hoán vị gen 2. không phải bất cứ tế bào nào khi giảm phân cũng đều xảy ra hoán vị gen 3.loại tế bào phát sinh giao tử hoán vị cũng tạo giao tử liên kết Ý 2 và 3 là giải thích cho ý đầu tiên. Không phải tế bào nào giảm phân cugx phát sinh hoán vị gen. và tất cả các tế bào nếu có hoán vị gen đều sinh giao tử liên kết bởi trao đổi chéo chỉ một trong 2 cromatit của NST kép trao đổi, cromatiti còn lại giữ nguyên, không thay đổi =>1 tế bào giảm phân có hoán vị gen tạo 2giao tử liên kết, 2 giao tử hoán vị do đó, nếu mà giả sử tất cả các tế bào đều có hoán vị gen thì cũng chỉ tạo ra tối đa 50% số giao tử là giao tử hoán vị và f luôn nhỏ hơn 50% => đáp án A Câu hỏi 19 : Tần số hoán vị gen bằng 50% khi tỉ lệ % số tế bào xảy ra trao đổi chéo tính trong tổng số tế bào tham gia giảm phân là:
Đáp án: A Lời giải chi tiết: =>1 tế bào giảm phân có hoán vị gen tạo 2 giao tử liên kết, 2 giao tử hoán vị Do đó 50% là tần số hoán vị tối đa xảy ra khi 100% tế bào tham gia giảm phân đều trao đổi chéo => Đáp án A Câu hỏi 20 : Khoảng cách giữa các gen càng xa, tần số hoán vị gen càng lớn vì:
Đáp án: D Lời giải chi tiết: Khoảng cách giữa các gen càng xa, tần số hoán vị gen càng lớn vì - các gen có lực liên kết yếu, dễ trao đổi đoạn - số TB xảy ra hoán vị gen càng nhiều đáp án D câu C sai do số lượng tế bào tham gia giảm phân xảy ra hoán vị gen là mang tính ngẫu nhiên không có qui luật nào ở đây cả => đáp án D Câu hỏi 21 : Xét cá thể mang 2 cặp gen (Aa và bb) khi giảm phân tạo hai kiểu giao tử mang gen Ab và ab với tỉ lệ bằng nhau. Hai cặp gen này: 1. Nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau và phân li độc lập 2. cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết gen 3. cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và hoán vị gen với tần số bất kì nhỏ hơn 50% Phương án đúng:
Đáp án: D Lời giải chi tiết: Cả 3 phương án đều đúng do trong trường hợp nào trong 3 trường hợp trên, tỉ lệ giao tử tạo ra vẫn là Ab=ab=50% => Đáp án D Câu hỏi 22 : ở ruồi giấm, cho F1: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) đều có kiểu hình thân xám, cánh dài. Đời F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó có 16% ruồi giấm thân đen, cánh cụt. Tỉ lệ giao tử của ruồi giấm cái F1 là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Do là ruồi giấm nên hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái => cá thể đực phải có kiểu gen AB/ab và cho giao tử ab = 50% => Giao tử ab ở giới cái là ab = 0,16 / 0,5 = 0,32 = 32% > 25% Vậy con cái có kiểu gen AB/ab và cho các giao tử là AB = ab = 32%; Ab = aB = 18% Chọn B Câu hỏi 23 : Cho bướm tằm đều có kiểu hình kén trắng, dài dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) giao phối với nhau thu được F2 có 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình kén ngắn, vàng chiếm 7,5%. Tỉ lệ giao tử của bướm tằm đực F2 là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Kén vàng, ngắn là các kiểu hình lặn (aa,bb) = 7,5% Do ở tằm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực, giới cái thì không nên cá thể cái phải có kiểu gen AB/ab và cho giao tử ab = 50% cá thể đực cho giao tử ab = 0,075 : 0,5 = 0,15 =15% < 25% Do đó ab là giao tử mang gen hoán vị => Cá thể đực cho các giao tử : AB = ab= 15 %; Ab = aB = 35% Chọn C Câu hỏi 24 : Trên 1 NST xét 3 locut gen là A, B và C. Biết tần số trao đổi chéo giữa A và B là 17% , giữa A và C là 9%, B và C là 8% . Trình tự phân bố các gen này trên NST là:
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Tần số số trao đổi chéo giữa A và B là 17% => AB = 17 cM Tần số số trao đổi chéo giữa A và C là 9 % => AC = 9 cM Tần số số trao đổi chéo giữa B và C là 8 % => AC = 8 cM Ta có A B = AC + BC nên C nằm giữa A và B => Đáp án C Câu hỏi 25 : Các gen A, B D cùng nằm trong 1 nhóm liên kết. Sự trao đổi chéo diễn ra giữa A và B với tần số 8,6% ; giữa B và D với tần số 3,4%. Khoảng cách giữa 2 gen đầu mút là :
Đáp án: B Lời giải chi tiết: Sự trao đổi chéo diễn ra giữa A và B với tần số 8,6% : giữa B và D với tần số 3,4% => AB = 8,6cM và , BD = 3,4 cM Trường hợp 1 : B nằm giũa A và D, hai gen đầu mút là A và D => AD = AB + BD = 3,4 +8,6 = 12 cM Trường hợp 2 : D nằm giữa A và B , hai gen đầu mút là A và B => AB = 8,6cM Ta có AB > BD nên không xảy ra trường hợp A nằm giữa B và D => Đáp án B Câu hỏi 26 : Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa cây thân cao, quả đỏ thuần chủng với cây thân thấp, quả vàng được F1 toàn cây thân cao, quả vàng. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ 9 cây cao, vàng : 3 cây cao, đỏ : 3 cây thấp, vàng : 1 cây thấp, đỏ. Sự di truyền hai tính trạng nói trên tuân theo qui luật:
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ 9 cây cao, vàng : 3 cây cao, đỏ : 3 cây thấp, vàng : 1 cây thấp, đỏ => F1 dị hợp tử hai cặp gen, tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau. Sự di truyền hai tính trạng trên có thể xảy ra một trong 2 trường hợp sau => Các gen nằm trên các NST khác nhau => di truyền phân li đôc lập => Các gen cùng nằm trên 1 NST và tần số hoán vị gen là 50 % => Đáp án C
Câu hỏi 27 : Khi lai phân tích một cá thể dị hợp về hai cặp gen, điều khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Khi lai phân tích một cá thể dị hợp về 2 cặp gen, khi mà ta xét riêng từng cặp tính trạng, ta luôn thu được tỉ lệ phân li tính trạng là 1:1 Do dù 2 cặp gen có phân bố như nào đi chăng nữa( thuộc 2 NST hoặc thuộc 1 NST) thì khi xét 1 tính trạng thì cặp gen qui định tính trạng ấy(giả sử Aa) cũng là nằm trên 1 NST, tuân theo qui luật phân li và tạo ra đời con có tỉ lệ phân li tính trạng là 1:1 P: Aa x aa F1: Aa : aa Như vậy đáp án C là sai Câu hỏi 28 : Cho các phép lai sau: 1. lai giữa hai bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản 2. cho lai phân tích cơ thể dị hợp tử 3. cho các cơ thể dị hợp tử giao phối với nhau 4. lai thuận nghịch cơ thể dị hợp tử. Các phép lai thường được sử dụng để xác định tần số hoán vị gen là :
Đáp án: B Lời giải chi tiết: Các phép lai thường được sử dụng để xác định tần số hoán vị gen là : - cho lai phân tích cơ thể dị hợp tử. Tỉ lệ kiểu hình đời con thu được chính là tỉ lệ giao tử của cơ thể, từ đó xác định tần số hoán vị gen - cho các cơ thể dị hợp tử giao phối với nhau. Tìm tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn, từ đó tùy theo hoán vị 2 bên hoặc hoán vị 1 bên để tìm tiếp tỉ lệ giao tử ab rồi tìm tiếp đến tần số hoán vị gen Đáp án B Câu hỏi 29 : Kiểu hình lặn về hai tính trạng không xuất hiện trong phép lai nào dưới đây?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Kiểu hình lặn về hai tính trạng không xuất hiện ó một trong 2 hoặc cả 2 bên không cho giao tử ab Phép lai A: \(\frac{{AB}}{{ab}}\) có giao tử ab →loại Phép lai B: \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) có cho giao tử ab khi hoán vị gen =>loại Phép lai C: \(\frac{{aB}}{{aB}}\) không cho giao tử ab dù có hoán vị gen, chỉ cho duy nhất giao tử là aB Phép lai D: \(\frac{{AB}}{{ab}}\) có cho giao tử ab →loại Chọn C Câu hỏi 30 : Cá thể có kiểu gen Bb \(\frac{Ad}{aD}\) khi giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 20% sẽ tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ % là:
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Bb cho giao tử 1B : 1b \(\frac{{Ad}}{{aD}}\) với f =20% cho giao tử: Ad = aD = 40% và AD = ad = 10% ó tỉ lệ 4:4:1:1 Vậy KG cho giao tử : (1:1) x (4:4:1:1) = 4 : 4 : 4 : 4 : 1 : 1 : 1 : 1 Chọn B Quảng cáo
|