30 bài tập Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN mức độ khó - Phần 2Làm bàiQuảng cáo
Câu hỏi 1 : Một gen dài 5100 Å, có số liên kết hidro là 3900. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số nucleotide từng loại là:
Đáp án: A Phương pháp giải: - Tính tổng số nucleotide theo chiều dài gen : N = L×2/3,4 - Tính số nuclêôtit loại A và G dựa vào số liên kết hidro và số nuclêôtit của gen Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1) Lời giải chi tiết: Gen có chiều dài là 5100Å → N= (5100/3,4) × 2= 3000 nuclêôtit Gen có số liên kết hidro là 3900. Ta có hệ phương trình\(\left\{\begin{matrix} 2A+3G=3900& & \\ 2A+2G=3000& & \end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{\begin{matrix} A = T= 600& \\ G = X= 900 & \end{matrix}\right.\) Gen nhân đôi 2 lần thì lấy ở môi trường số nucleotide các loại là AMT =TMT = A × (22-1) = 1800 GMT =XMT = G × ( 22-1) = 2700 Chọn A Câu hỏi 2 : Hai gen I và II đều dài 3060 Å. Gen I có A = 20% và bằng 2/3 số G của gen II. Cả 2 gen đều nhân đôi một số lần, môi trường cung cấp tất cả 2160 Nu tự do loại X. Số lần nhân đôi của gen I và II là:
Đáp án: A Phương pháp giải: - Tính tổng số nucleotide mỗi gen - Tính số nucleotide từng loại - Tính số lần nhân đôi của gen - Tính số nucleotide mỗi loại cần cho gen tái bản k lần là A = T = A. (2k – 1) ; G = X = G. (2k – 1) Lời giải chi tiết: Gen dài 3060Å ↔ có tổng số nu là: 2A + 2G = 3060 : 3,4 × 2 = 1800 nuclêôtit Gen I có AI = 20% → Gen I có AI = TI = 360 → Vậy GI = XI = 540 Gen II có GII = 3/2 AI → Gen II có GII = XII = 3/2 x 360 = 540 → Vậy A1 = T1 = 360 Gen I nhân đôi a lượt, gen II nhân đôi b lượt Số loại nu X môi trường cung cấp là: 540(2a – 1) + 540(2b - 1) = 2160 Do a,b là số nguyên dương → Vậy a = 1 và b = 2 hoặc ngược lại. Chọn A Chú ý: Vì hai gen này có số nuclêôtit G bằng nhau nên có thể xảy ra hai trường hợp đều thỏa mãn: + Gen I nhân đôi 1 lần, gen II nhân đôi 2 lần. + Gen I nhân đôi 2 lần, gen II nhân đôi 1 lần Câu hỏi 3 : Gen dài 510 nm và có tỉ lệ A=1/3 số nuclêôtit của gen, khi tự nhân đôi hai lần liên tiếp sẽ có số liên kết hydro được hình thành là:
Đáp án: B Phương pháp giải: - Tính số nucleotide của gen → Tính số nu từng loại → Tính số liên kết H của gen - Tính số liên kết hydro được hình thành từ gen sau hai lần nhân đôi. Lời giải chi tiết: N = 5100 : 3,4 × 2 = 3000 A = 3000 × 1: 3 = 1000 → G = 1500 - 1000 = 500 Số liên kết H của gen là: 2.1000 + 3.500 = 3500 Số liên kết H được hình thành sau 2 lần nhân đôi là : 3500. 2. (22 – 1) = 21000 Chọn B Câu hỏi 4 : Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen.Tính số liên kết hidro được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần?
Đáp án: D Phương pháp giải: - Tính số nu từng loại → Tính số liên kết H của gen - Tính số liên kết hydro được hình thành từ gen sau hai lần nhân đôi. Lời giải chi tiết: Ta có G = X và A = T nên ta có %G – % A = 10% và %G + % A = 50% → G = 30 % và A = 20% Số nucleotit loại G trong gen đó là 0.30 × 3600 = 1080 Số liên kết H trong gen là : 3600 + 1080 = 4680 Số liên kết H được hình thành khi gen nhân đôi 4 lần: 2 × 4680 × (24 - 1) = 140400 Chọn D Câu hỏi 5 : Một gen có 450 nuclêôtit loại X và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Tổng số liên kết hóa trị được hình thành giữa hai mạch khi gen nhân đôi liên tiếp 5 lần là:
Đáp án: A Phương pháp giải: Tính số nu từng loại Tính số liên kết hóa trị được hình thành từ n gen sau k lần nhân đôi : (N – 2).n.( 2k -1) Lời giải chi tiết: %X = 50% - %A = 50% - 30% = 20% N = X : 0,2 = 450 : 0,2 = 2250 Tổng số liên kết hóa trị được hình thành là (2250 – 2). (25 -1) = 69688 Đáp án A Câu hỏi 6 : Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số 50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Vi khuẩn chỉ có một đơn vị tái bản. Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 = 50 +2 = 52 Chọn C Câu hỏi 7 : Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 5 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 14, 16, 22, 18 và 24 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Số đoạn ARN mồi được tổng hợp = số đoạn Okazaki + 2 × số đơn vị tái bản Lời giải chi tiết: 5 đơn vị tái bản ↔ có 10 chạc chữ Y Mỗi chạc chữ Y có 1 mạch liên tục và 1 mạch gián đoạn Xét đơn vị tái bản 1: - có 14 đoạn Okazaki ↔ có 14 đoạn mồi - có 2 mạch liên tục ↔ có 2 đoạn mồi Vậy ta có thể tính số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là: 14 + 16 + 22 + 18 + 24 + 2 × 5 = 104 Chọn D Câu hỏi 8 : Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
Đáp án: C Phương pháp giải: Sử dụng nguyên tắc bán bào toàn, trong phân tử ADN có chứa mạch cũ sẽ có 1 mạch mới và 1 mạch cũ Lời giải chi tiết: Ban đầu có n phân tử chỉ chứa N15 Chuyển sang môi trường N14, nhân đôi 5 lần → tạo ra n.25 = 512 phân tử ADN → n = 16 Theo qui tắc bán bảo toàn → tạo ra 32 phân tử chứa 1 mạch N14 , 1 mạch N15. Và 480 phân tử chỉ chứa N14 Chọn C Câu hỏi 9 : Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực , phát biểu nào sau đây không đúng
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: A- đúng , sinh vật nhân thực có nhiều điểm tái bản trên phân tử AND. B- Đúng , enzym AND polimeraza tham gia vào quá trình tổng hợp C – đúng vì để tạo ra phân tử AND mới giống với phân tử AND cũ thì cần tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung D –sai, enzim ligaza có tác dụng nối các đoạn Okazaki – tức là tác động lên mạch làm khuôn có chiều 5’ – 3’ Nhưng trong 1 đơn vị tái bản, ADN nhân đôi theo 2 phía, như vậy nghĩa là trên 1 mạch, ADN được tổng hợp về 2 phía, một phía sẽ là liên tục, 1 phía sẽ là gián đoạn ( như hình minh họa)
Vây enzim ligaza tác động lên cả 2 mạch của ADN Đáp án D Câu hỏi 10 : Một đoạn ADN dài 0,306 μm. Trên mạch thứ hai của ADN này có T = 2A= 3X= 4G. Đoạn ADN này tái bản liên tiếp 3 lần, số nucleotide loại A được lấy từ môi trường nội bào phục vụ cho quá trình này là:
Đáp án: D Phương pháp giải: Áp dụng các công thức: CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1) Lời giải chi tiết: Mạch 2: T2= 2A2=3X2=4G2 .→ mạch 1: A1 = 2T1 = 3G1 = 4X1 \(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 1800\) nucleotit Ta có A2 +T2 +G2 +X2 = 900 ↔\(\left( {1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} + \frac{1}{4}} \right){T_1} = 900 \to {T_1} = 432\)→ A1 =216 →A = T = A1 +T1 = 648 Đoạn ADN này tái bản liên tiếp 3 lần, số nucleotide loại A được lấy từ môi trường nội bào phục vụ cho quá trình này là: Amt = 648×(23 – 1) =4536 Chọn D Câu hỏi 11 : Người ta chuyển 1 số vi khuẩn E. coli từ môi trường nuôi cấy với N14 sang môi trường nuôi cấy N15 (Nitơ phóng xạ). Sau một thời gian, khi phân tích ADN của các E.coli thì tỷ lệ phân tử ADN có mang N14 chiếm 12,5%. Biết rằng số lần nhân đôi của các phân tử ADN như nhau. Mỗi phân tử ADN đã nhân đôi
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Số phân tử có mang N14 chiếm 12,5% → số tế bào E.coli ban đầu so với tổng số tế bào được tạo ra là 12,5%:2 = 6,25% (vì trong các phân tử được tạo ra sau quá trình nhân lên chỉ có 1 mạch N14) Gọi a là số tế bào ban đầu, a = 0,0625×a×2n ; n là số lần nhân đôi của mỗi tế bào, giải ra ta được n = 4 Chọn D Câu hỏi 12 : Một gen có tổng số 1064 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại T bằng số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại A. Gen nhân đôi 3 lần, số nuclêôtit loại G mà môi trường cung cấp cho gen nhân đôi là
Đáp án: B Phương pháp giải: Áp dụng các công thức: CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1) Lời giải chi tiết: - Tổng số liên kết hiđrô của gen là: 2Agen + 3Ggen = 1064. Mà Agen = A2 + T2, Ggen = G2 + X2. Nên ta có 2Agen + 3Ggen = 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1) = 1064. - Bài ra cho biết trên mạch 1 có T1 = A1; G1 = 2T1; X1 = 3A1 ¦ X1 = 3T1. = 4T1 + 15T1 = 19T1 = 1064 Số nuclêôtit loại G của gen: Ggen = G2 + X2 = 5T2 = 5 56 = 280. Gen nhân đôi 3 lần, số nuclêôtit loại G mà môi trường cung cấp là GMT = 280 (23 – 1) = 280 7 = 1960. Chọn B. Câu hỏi 13 : Với 3 loại nucleotit A, G, U có thể hình thành tối đa bao nhiêu loại codon mã hóa axit amin?
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Với 3 loại nucleotit A, G, U có thể tạo ra: 33 = 27 loại codon Trong đó: Các codon UAA, UAG, UGA là codon kết thúc → Có 27 – 3 = 24 loại codon mã hóa axit amin Chọn D Câu hỏi 14 : Một gen có 1600 cặp nucleotit và số nu loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 310 nucleotit loại T và số nucleotit loại X chiếm 20%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Mạch 1 của gen có G/X = 1/2 (2) Mạch 1 của gen có (A+X)/(T+G) = 13/19 (3) Mạch 2 của gen có A/X = 1/2 (4) Mạch 2 của gen có (A+T)/(G+X)=2/3 (5) Tổng số liên kết hidro giữa các nucleotit có trong gen là 4160 (6) Nếu gen nhân đôi liên tiếp 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là 29760
Đáp án: A Phương pháp giải: Áp dụng các công thức: CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{{N \times 2}}{{3,14}}\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1) Lời giải chi tiết: Số nucleotit trên gen: N = 1600 × 2 = 3200. Số nu mỗi mạch là 1600 Số nu từng loại: G = X = 30% × 3200 = 960 A = T = (3200 – 960x2) : 2 = 640 → Số liên kết hidro: H = 2A+3G = 2×640 + 3×960 = 4160 → (5) đúng Nếu gen nhân đôi 5 đợt, số nucleotit loại A cần cung cấp là: A × (25 – 1) = 640 × (25 – 1) = 19840 → (6) sai + Mạch 1: T = 310; × = 20% × 1600 = 320 →A = 640 – 310 = 330 G = 960 – 320 = 640 →G/X = 640/320 = 2/1 → (1) sai (A+X) / (T+G) = (330+320) / (310+640) = 13/19 → (2) đúng + Mạch 2: A2 = T1 = 310; T2 = A1 = 330 G2 = X1 = 320; X2 = G1 = 640 → A/X = 310/640 = 31/64 → (3) sai (A+T) / (G+X) = 2/3 → (4) đúng Chọn C Câu hỏi 15 : Một phân tử ARN nhân tạo có 3 loại nucleotit A, X, G với tỉ lệ 2 : 3 : 5. Số loại bộ mã và tỉ lệ bộ ba luôn chứa hai trong ba loại nucleotit nói trên là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Số bộ ba có thể được tạo ra là 33 = 27 Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa cả 3 nu nói trên là \(3! \times \frac{2}{{10}} \times \frac{3}{{10}} \times \frac{5}{{10}} = 18\% \) Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa 1 loại nu là \({\left( {\frac{2}{{10}}} \right)^3} + {\left( {\frac{3}{{10}}} \right)^3} + {\left( {\frac{5}{{10}}} \right)^3} = 16\% \) Vậy tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa 2 trong 3 loại nu là 100% - 16% - 18% = 66% Chọn A Câu hỏi 16 : Một số tế bào vi khuẩn E. coli chứa N14 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? I. Số tế bào vi khuẩn E. coli ban đầu là 7. II. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14. III. Trong số ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng, có 70 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14. IV. Nếu cho tất cả các phân tử ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng tiếp tục nhân đôi thêm một số lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN con chỉ chứa 1 mạch đơn N14.
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Gọi số tế bào ban đầu là a, sau 2 lần phân chia trong môi trường N15 thì số mạch N15 là: 2a× (22 – 1) = 42 → a = 7 Các tế bào phân chia 2 lần trong môi trường N15 được chuyển sang môi trường N14 phân chia 2 lần nữa nên không có phân tử nào chứa 2 mạch N15 → Có 42 phân tử chứa 1 mạch N15↔ có 42 phân tử chứa 1 mạch N14 Số tế bào ở lần cuối là: 7×24 =112 tế bào→ Số phân tử chỉ chứa N14 = 112 – 42 = 70 Số phân tử chỉ chứa 1 mạch N14 = số mạch N14 sau khi kết thúc lần phân chia thứ 4 = 70×2 + 42 =182 Cả 4 ý trên đều đúng Chọn D Câu hỏi 17 : Mạch thứ nhất của gen có tỷ lệ \(\frac{{A + G}}{{T + X}} = 0,4\). Tỷ lệ này ở mạch còn lại là
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Mạch thứ nhất của gen có tỷ lệ \(\frac{{A + G}}{{T + X}} = 0,4\) → mạch thứ 2: tỷ lệ này = 1:0,4 = 2,5 Chọn A Câu hỏi 18 : Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi cấy trong môi trường chứa N14 trong 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây sai? (1) số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536. (2) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N14 thu được sau 3h là 1533 (3) Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14 thu được sau 3h là 1530 (4) Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa N15 thu được sau 3h là 6
Đáp án: D Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Trong 3 có 3×60:20 = 9 thế hệ (9 lần nhân đôi ADN) (1) đúng. Số phân tử ADN thu được sau 3h là: 3×29=1536. (2) sai, số mạch đơn có N14 sau 3h là 2×3×(29 – 1) = 3066 (3) đúng, số phân tử ADN chỉ chứa N14 là 3×(29 – 2) = 1530 (4) đúng, số mạch đơn có N15 là 2×3 = 6 Chọn D Câu hỏi 19 : Trong mạch 2 của gen có số nucleotit loại T bằng số nucleotit loại A; số nucleotit loại X gấp 2 lần số nucleotit loại T; số nucleotit loại G gấp 3 lần số nucleotit loại A. Có bao nhiêu nhận định sai trong các nhận định sau? I. Số liên kết hiđrô của gen không thể là 4254. II. Nếu tổng liên kết hiđrô là 5700 thi khi gen nhân đôi 3 lần, số nuclêotit loại A mà môi trường cung cấp là 2100. III. Tỉ lệ số liên kết hiđrô và số nucleotit của gen luôn là 24/19. IV. Gen nhân đôi k lần liên tiếp thì số nucleotit loại G do môi trường cung cấp gấp 2,5 số nuclêotit loại A do môi trường cung cấp.
Đáp án: B Phương pháp giải: Áp dụng các công thức: %A = %T =\(\frac{{\% {A_1} + \% {A_2}}}{2} = \frac{{\% {T_1} + \% {T_2}}}{2} = \frac{{\% {A_2} + \% {T_2}}}{2}\) %G =%X = \(\frac{{\% {G_1} + \% {G_2}}}{2} = \frac{{\% {X_1} + \% {X_2}}}{2} = \frac{{\% {G_2} + \% {X_2}}}{2}\) A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2 G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2 Chu kỳ xoắn của gen: \(C = \frac{N}{{20}}\) CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1) Lời giải chi tiết: Mạch 2 có A2 = T2 ; G2 = 3A2 ; X2 = 2T2 Ta có A=T=A2 + T2 = 2T2 G=X=G2 + X2 = 3A2 + 2T2 = 5T2 →A/G= 2/5 I đúng, nếu H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 = 4254 → T2 =223,9 → Loại, vì T2 phải là số nguyên. II sai, nếu H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 =5700 → T2 =300 → A=T=600 Khi gen nhân đôi 3 lần môi trường cung cấp : Amt = A× (23 -1) = 4200 III sai. H = 2A + 3G = 4T2 + 15T2 = 19T2 N=2A +2G = 4T2 + 10T2 = 14T2 → Tỷ lệ H/N = 19/14 IV đúng, vì G/A = 2,5 Chọn B Câu hỏi 20 : Một gen ở sinh vật nhânsơ có 1500 cặp nuclêôtit, trong đó số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 150 số nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1- Mạch 1 của gen có G/X = 3/4. 2- Mạch 1 của gen có (G +A) = (T + X) 3- Mạch 2 của gen có T = 2A. 4- Mạch 2 của gen có (X +A )/(T + G) = 2/3
Đáp án: B Phương pháp giải: Áp dụng các công thức: %A = %T =\(\frac{{\% {A_1} + \% {A_2}}}{2} = \frac{{\% {T_1} + \% {T_2}}}{2} = \frac{{\% {A_2} + \% {T_2}}}{2}\) %G =%X = \(\frac{{\% {G_1} + \% {G_2}}}{2} = \frac{{\% {X_1} + \% {X_2}}}{2} = \frac{{\% {G_2} + \% {X_2}}}{2}\) Lời giải chi tiết: N = 1500 ×2= 3000 nucleotit A=T=15%; G=X=35% Ta có A =T=450 ; G = X =1050 Mạch 1 có: T1 = 150; A1 = 450 – 150 = 300 ; G1= 30%N/2= 450 ; X1 = 1050 - 450 =600 Mạch 2 : A2 = 150 ; T2 = A1= 300 ; G2 =X1= 600 ; X2 = G1= 450 Xét các phát biểu : I đúng: \(\frac{{{G_1}}}{{{X_1}}} = \frac{{450}}{{600}} = \frac{3}{4}\) II đúng, \(\begin{array}{l}{G_1} + {A_1} = 450 + 300 = 750\\{X_1} + {T_1} = 600 + 150 = 750\end{array}\) III đúng, T2 = 300= 2A2 IV đúng, \(\begin{array}{l}{X_2} + {A_2} = 450 + 150 = 600\\{G_2} + {T_2} = 600 + 300 = 900\\ \to \frac{{{X_2} + {A_2}}}{{{G_2} + {T_2}}} = \frac{{600}}{{900}} = \frac{2}{3}\end{array}\) Chọn B Câu hỏi 21 : Người ta chuyển một số tế bào vi khuẩn E.coli có phận tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường nuôi cấy chỉ có N14. Các tế bào vi khuẩn này đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra các tế bào con. Các tế bào vi khuẩn mới sinh ra có chứa 90 phân tử ADN vùng nhân chỉ toàn N14. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1) Số tế bào vi khuẩn ban đầu là 10. 2) Tổng số phân tử ADN con được tạo ra là 120. 3) Số phân tử ADN con chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 15. 4) Số phân tử ADN con có chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 30.
Đáp án: D Phương pháp giải: Một phân tử ADN nhân đôi n lần tạo \({2^n} - 2\) phân tử ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường. Lời giải chi tiết: Gọi a là số tế bào vi khuẩn ban đầu, mỗi tế bào có 1 phân tử ADN Sau 3 lần nhân đôi, a tế bào tạo: \(a\left( {{2^3} - 2} \right) = 90 \to a = 15\) tế bào; hay 15 phân tử ADN →(1) sai Tổng số phân tử ADN con là: 15×23 =120→(2) đúng Số phân tử ADN chỉ chứa N15 là 0 (vì phân tử nào cũng có ít nhất 1 mạch N14) →(3) sai Số phân tử ADN con có chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 15×2=30 (15 phân tử ADN ban đầu, mỗi phân tử có 2 mạch) →(4) đúng. Chọn D Câu hỏi 22 : Ở sinh vật nhân thực, một phân tử ADN thực hiện quá trình nhân đôi ba lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN con?
Đáp án: C Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Một phân tử ADN thực hiện quá trình nhân đôi ba lần liên tiếp sẽ tạo ra số phân tử ADN con là: 23 = 8 ADN Chọn C Câu hỏi 23 : Ở sinh vật nhân thực, trong quá trình nhân đôi ADN ở một đơn vị tái bản cần 90 đoạn mồi, số phân đoạn Okazaki được hình thành ở một chạc sao chép chữ Y của đơn vị nhân đôi này là
Đáp án: D Phương pháp giải: Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn okazaki Mạch được tổng hợp gián đoạn có: số đoạn mồi = số đoạn okazaki Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2 Lời giải chi tiết: Số đoạn Okazaki trên 1 chạc sao chép là: \(\frac{{90}}{2} - 1 = 44\) Chọn D Câu hỏi 24 : Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 20% số nuclêôtit loại T. Theo lý thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại X của phân tử này là?
Đáp án: B Phương pháp giải: Theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN, A=T; G=X; %T+%X=50% Lời giải chi tiết: Tỉ lệ % của nucleotit loại × là: 50% - 20% = 30%.
Chọn B Câu hỏi 25 : Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa 15N phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang môi trường chỉ có 14N thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa 14N?
Đáp án: A Phương pháp giải: - Một phân tử ADN nhân đôi x lần tạo ra: + 2x phân tử ADN con + 2x – 2 phân tử ADN chỉ có mạch mới (trừ 2 mạch của phân tử ADN ban đầu) Lời giải chi tiết: Phân tử ADN ban đầu có 2 mạch chứa 15N Sau 5 lần lần nhân đôi trong môi trường 14N tạo ra 25 – 2=30 phân tử ADN chỉ có 14N. Chọn A Câu hỏi 26 : Có 3 phân tử ADN ở trong nhân tế bào tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 42 mạch polinuclêôtit mới. Cho biết phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án: D Phương pháp giải: - Một phân tử ADN nhân đôi x lần tạo ra: + 2x phân tử ADN con + 2x – 2 phân tử ADN chỉ có mạch mới + Môi trường cung cấp nguyên liệu tương ứng 2(2x – 1) mạch polinucleotit. Lời giải chi tiết: Gọi số lần nhân đôi là x, ta có số mạch polinucleotit mới được tạo ra là 3 × 2(2x – 1) = 42 → x = 3. A đúng. B đúng. C đúng, theo nguyên tắc bán bảo toàn thì 6 mạch của 3 phân tử ADN mẹ sẽ có trong các phân tử ADN con. D sai, số phân tử ADN chỉ chứa nguyên liệu mới là 3 × (23 – 2) = 18. Chọn D Câu hỏi 27 : Một gen có chiều dài 5100 Å, tỉ lệ A/X = 3/2. Tổng số liên kết hidro của gen là
Đáp án: B Phương pháp giải: Áp dụng các công thức: CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G Bước 1: tính tổng số nucleotit của gen Bước 2: Tính số nucleotit từng loại Bước 3: Tính số liên kết hidro của gen. Lời giải chi tiết: Số nucleotit của gen là: \(N = \frac{{L \times 2}}{{3,4}} = 3000\) Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}N = 2A + 2X = 3000\\A/X = 3/2\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 900\\G = X = 600\end{array} \right.\) Vậy số liên kết hidro của gen là: H= 2A+3G = 3600. Chọn B Câu hỏi 28 : Một gen của vi khuẩn có chiều dài 5440Å và có 3900 liên kết hiđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có 500 nucleotit loại A và 300 nucleotit loại G. Số nucleotit loại A và số nucleotit loại G trên mạch thứ hai của gen là
Đáp án: A Phương pháp giải: A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2 G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2 CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \dfrac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G Lời giải chi tiết: Gen có chiều dài 5440 Å → Số nucleotit của gen là: \(N = \dfrac{{2 \times L}}{{3,4}} = 3200\) Gen có 3900 liên kết hiđrô → \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 3200\\2A + 3G = 3900\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 900\\G = X = 700\end{array} \right.\) Số nucleotit loại A trên mạch 2: A2 = A – A1 = 900 – 500 = 400. Số nucleotit loại G trên mạch 2: G2 = G – G1 = 700 – 300 = 400 Chọn A. Câu hỏi 29 : Một gen có chiều dài là 4080 Å và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của gen đó sẽ là
Đáp án: A Phương pháp giải: CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \dfrac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2 G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2 Lời giải chi tiết: Tổng số nucleotit của gen là: \(N = \dfrac{{2 \times 4080}}{{3,4}} = 2400\) nucleotit. Ta có A=20%N = 480 = T; G=X=720 Trên mạch 1 của gen có G1 =200 → X1 = G – G1 = 520 A1 = 320 → T1 = A – A1 = 160 Chọn A Câu hỏi 30 : Người ta chuyển một số tế bào vi khuẩn E.coli có phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường nuôi cấy chỉ có N14. Các tế bào vi khuẩn này đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra các tế bào con. Các tế bào vi khuẩn mới sinh ra có chứa 90 phân tử ADN vùng nhân chỉ toàn N14. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Số tế bào vi khuẩn ban đầu là 10. (2) Tổng số phân tử ADN con được tạo ra là 120. (3) Số phân tử ADN con chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 15. (4) Số phân tử ADN con có chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 30.
Đáp án: D Phương pháp giải: Một phân tử ADN nhân đôi n lần tạo \({2^n} - 2\) phân tử ADN chứa nguyên liệu mới hoàn toàn từ môi trường. Lời giải chi tiết: Gọi a là số tế bào vi khuẩn ban đầu, mỗi tế bào có 1 phân tử ADN Sau 3 lần nhân đôi, a tế bào tạo: \(a\left( {{2^3} - 2} \right) = 90 \to a = 15\) tế bào; hay 15 phân tử ADN →(1) sai Tổng số phân tử ADN con là: 15×23 =120→(2) đúng Số phân tử ADN chỉ chứa N15 là 0 (vì phân tử nào cũng có ít nhất 1 mạch N14) →(3) sai Số phân tử ADN con có chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 15×2=30 (15 phân tử ADN ban đầu, mỗi phân tử có 2 mạch) →(4) đúng. Chọn D Quảng cáo
|