30 bài tập Đột biến gen mức độ khó - phần 3

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Một loài thực vật, xét 4 gen phân li độc lập, mỗi gen đều có 2 alen trong đó có 1 alen đột biến. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen trội là trội hoàn toàn và các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên và các alen đột biến của cả 4 gen đều là các alen trội thì các thể đột biến trong loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

  • A 80
  • B 16
  • C 65
  • D 27

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Giả sử 1 cặp gen gồm 2 alen là A và a, A là alen đột biến

Thể đột biến là cơ thể mang alen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 34 = 81 kiểu

Số kiểu gen bình thường là 1 (aabbddee)

Vậy số kiểu gen đột biến là 81 – 1 = 80

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:

Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là:

  • A 3’ GAG XXX TTT AAA 5’
  • B 3’ XXX GAG TTT AAA 5’
  • C 5’ GAG XXX GGG AAA 3’
  • D 5’ GAG TTT XXX AAA 3’

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chuỗi polipeptit:                         Pro -     Gly   -   Lys –   Phe

→ mARN :                             5’XXX – GGG – AAA – (UUU/UUX) 3’

→ mạch gốc ADN đột biến:   3’GGG – XXX – TTT – (AAA/AAG) 5’

Nhận xét: trong 4 đáp án, chỉ có đáp án A trùng 2 bộ ba : 3’ XXX – TTT 5’ giống ADN bị đột biến

→ mạch gốc ADN lúc đầu là 3’ GAG XXX TTT AAA 5’ ; nu A thứ 2 bị đột biến thành G

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

  • A mất một cặp A-T
  • B thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
  • C thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. 
  • D mất một cặp G-X.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Sô nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

NB = 2L/3,4 =1300

HB = 2AB + 3GB = 1669

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2{A_B} + 2{G_B} = 1300\\2{A_B} + 3{G_B} = 1669\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{A_B} = {T_B} = 281\\{G_B} = {X_B} = 369\end{array} \right.\)

gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin

Tmt = (TB + Tb)(22 – 1) = 1689 → Tb = 282

Xmt = (XB + Xb)(22 – 1) = 2211 → Xb = 368

Dạng đột biến này là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Gen B ở sinh vật nhân sơ có Ađênin bằng 20%. Trên mạch một của gen có 150 Guanin, 120 xitozin. Đột biến điểm xảy ra ở gen B tạo thành gen b, với số liên kết hiđro ở gen b là 1171. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng đối với 2 gen trên?
(1) Chiều dài của gen B bằng với chiều dài của gen b
(2) Đột biến xảy ở gen B là thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
(3) Số Nuclêôtit loại Ađênin trong gen b là 270.
(4) Số Ađênin môi trường cung cấp cho cặp gen Bb tự nhân đôi 3 lần là 2527.

  • A 3
  • B 4
  • C 1
  • D 2

Đáp án: D

Phương pháp giải:

A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2

G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Ta có G=X=G1+X1 = 270 = 30% ; A=T=20% =180

→ HB = 2A+3G=1170 < Hb = 1171 →đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X

Số nucleotit mỗi loại của gen b : A=T=179 ; G=X=271

Xét các phát biểu

(1) đúng

(2) đúng

(3) Sai

(4) sai, cặp gen Bb nhân đôi 3 lần số nucleotit loại A môi trường cung cấp là : Amt­ =(AB + Ab)×(23 – 1)=2513

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.

(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.

(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.

(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.

  • A 2
  • B 1
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

NB = 2L/3,4 =1300

HB = 2AB + 3GB = 1669

Ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2{A_B} + 2{G_B} = 1300}\\{2{A_B} + 3{G_B} = 1669}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{A_B} = {T_B} = 281}\\{{G_B} = {X_B} = 369}\end{array}} \right.\)

gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin

Tmt = (TB + Tb)(22 – 1) = 1689 → Tb = 282

Xmt = (XB + Xb)(22 – 1) = 2211 → Xb = 368

Dạng đột biến này là thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.

(1) đúng

(2) saiHb = 2Tb + 3Xb = 1668

(3) đúng

(4) đúng, Nb = 2Tb + 2X= 1300.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Gen A ở vi khuẩn E. coli quy định tổng hợp một loại prôtêin có 98 axit amin. Gen này bị đột biến mất cặp nuclêôtit số 291, 294, 297 và tạo ra gen a. Nếu cho rằng các bộ ba khác nhau quy định các loại axit amin khác nhau.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi so sánh prôtêin do gen a tổng hợp (prôtêin đột biến) và prôtêin do gen A tổng hợp (prôtêin bình thường) ?

I. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin, có axit amin thứ 92 và 93 khác prôtêin bình thường.

II. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường hai axit amin và có hai axit amin đầu tiên khác prôtêin bình thường.

III. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường hai axit amin, có axit amin thứ 3 và 4 khác prôtêin bình thường.

IV. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin và có hai axit amin cuối cùng khác prôtêin bình thường.

  • A 4
  • B 1
  • C 2
  • D 3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Mất 3 cặp nucleotit → làm mất 1 axit amin (1 axit amin được quy định bởi 1 bộ 3 nucleotit) → II, III sai.

Gen bình thường tổng hợp protein có 98 axit amin → số bộ ba là 98 +2 = 100 (1 bộ ba kết thúc; 1 bộ ba mở đầu)

Vị trí cặp nucleotit 297 thuộc bộ ba 99; là axit amin cuối cùng.

Vậy sẽ có hai axit amin cuối cùng khác prôtêin bình thường. → I sai; IV đúng

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một gen có chiều dài 4080 A và có số A=2G bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài không đổi và nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là

  • A 12431. 
  • B 12396. 
  • C 24769. 
  • D 12400.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Số nucleotit của 2 gen là: \(N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 2400\)

Gen bình thường: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 2400\\A = 2G\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}A = T = 800\\G = X = 400\end{array} \right.\)

Gen đột biến có chiều dài bằng gen bình thường nhưng có nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô → đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

Gen đột biến có G=401

Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là: Gmt­ =G×(25 – 1) = 12431

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Một gen cấu trúc (B) dài 4080Å, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU, qua nhân đôi đã tạo ra một alen đột biến (b). Số lượng nuclêôtit từng loại của alen (b) là

  • A A = T = 479; G = X = 721.
  • B A = T = 721; G = X = 479.
  • C A = T = 719; G = X = 481.
  • D A = T = 481; G = X = 719.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Lời giải chi tiết:

NB = 4080×2 : 3,4 = 2400 nucleotit = 2A+2G

Ta có A/G=3/2

Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 2400\\A/G = 3/2\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}A = T = 720\\G = X = 480\end{array} \right.\)

Gen này được xử lí bằng hóa chất 5-BU sẽ làm thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

Vậy gen b: A = T = 719; G = X = 481.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Gen M có 4050 liên kết hidrô và có hiệu số giữa tỉ lệ phần trăm nuclêôtit loại G và nucleôtit không bổ sung với nó là 20%. Gen M bị đột biến điểm thành gen m. Một tế bào chứa cặp gen Mm nguyên phân bình thường liên tiếp hai lần cần môi trường nội bào cung cấp 2703 nuclêôtit loại T và 6297 nuclêôtit loại X. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. Dạng đột biến xảy ra đối với gen M là đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.

II. Chiều dài của gen m là 5100Å.

III. Số nuclêôtit mỗi loại của gen m là A= T= 499, G =X = 1051.

IIV. Số chu kì xoắn của gen M nhiều hơn gen m.

  • A 4
  • B 2
  • C 3
  • D 1

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

Chu kỳ xoắn của gen: \(C = \frac{N}{{20}}\)

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Gen M: \(\left\{ \begin{array}{l}\% A + \% G = 50\% \\\% G - \% A = 20\% \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}\% A = \% T = 15\% \\\% G = \% X = 35\% \end{array} \right.\)

Ta có N = 2A +2G = 100% →H=2A+3G= 135%N → N= 3000 nucleotit

→A=T=450 ; G=X=1050

Cặp gen Mm :

Tmt = (T+ Tm)×(2– 1)= 2703 → Tm =451

Xmx = (X+ Xm)×(2– 1)= 6297 → Xm =1049

→ Đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X → Chiều dài gen không đổi : L= 3,4×N/2=5100Å

Xét các phát biểu :

sai

II đúng.

III đúng

IV sai, chu kỳ xoắn bằng nhau.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một gen có 5000 nucleotit và có loại A chiếm 10% bị đột biến điểm. Gen đột biến có chiều dài là 8496,6Å và có 6998 liên kết hiđrô. Đây là dạng đột biến

  • A mất một cặp G - X.
  • B Mất một cặp A - T.
  • C Thay thế 1 cặp G –X bằng 1 cặp A-T 
  • D Thay thế 1 cặp A –T bằng 1 cặp G-X

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

Chu kỳ xoắn của gen: \(C = \frac{N}{{20}}\)

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Lời giải chi tiết:

Gen bình thường:

N =5000; A=10% = T; G=X=40%

H= 2A+3G= 140%N =7000 nucleotit ;

L = 8500

Gen đột biến:

L = 8496,6Å; → N = 4998;  H= 6998

→ Số nucleotit giảm 2 →mất 1 cặp nucleotit; số H giảm 2 →mất 1 cặp A-T

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là

  • A A = T = 676 ; G = X = 524
  • B A = T = 674; G = X = 526
  • C A = T = 524 ; G = X = 676
  • D A = T = 526 ; G = X = 674

Đáp án: D

Phương pháp giải:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Lời giải chi tiết:

Gen trước đột biến :

L = 4080 Å→ N =2A+2G = 2400

Tổng số liên kết hidro  trong phân tử ADN có : 2A+3G =  3075

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 2400\\2{\rm{A}} + 3G = 3075\end{array} \right.\) →G = X = 675 ; A = T = 525

Gen đột biến : Dạng đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen  giảm một liên kết hidro đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A-T

A = T = 526

G = X = 674

Gen nhân đôi 1 lần thì số lượng nucleotit môi trường cung cấp bằng số nucleotit trong gen đột biến

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ở sinh vật nhân thực, xét gen B có chiều dài bằng 4216A0 và có %G - %T = 10%. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T trở thành gen b. Cho một số phát biểu sau về 2 gen nói trên:

I. Số liên kết hiđrô của gen B là 2976.                                            

II. Số nuclêôtit loại A của gen b là 496.

III. Số liên kết hiđrô của gen b là 3223.                             

IV. Số nuclêôtit loại G của gen b là 743.

Trong số phát biểu trên, các phát biểu đúng là

  • A III và IV
  • B II và IV
  • C I và III
  • D I và II.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Lời giải chi tiết:

\({L_B} = \frac{{{N_B}}}{2} \times 3,4 \to {N_B} = \frac{{2{L_B}}}{{3,4}} = 2480 = {N_b}\)

Gen B có: \(\left\{ \begin{array}{l}N = 2T + 2G = 2480 = 100\% \\\% G - \% T = 10\% \end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 20\% N = 496\\G = X = 30\% N = 744\end{array} \right.\)

HB = 2A+3G=3224

Gen b được hình thành từ gen B thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T

Số nucleotit từng loại của gen b là:

A=T=497 ; G=X=743

Hb=HB – 1 = 3223

→ Ý I,II sai ; III, IV đúng

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Xét cơ thể mang cặp gen dị hợp Bb, 2 alen đều có chiều dài 408nm. Alen B có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit không bổ sung là 20%, alen b có 3200 liên kết hiđrô. Cơ thể trên. tự thụ phấn thu được F1. Do đột biến lệch bội, F1 đã xuất hiện thể ba có số nuclêôtit loại A là 1640. F1 có kiểu gen là

  • A Bbb.
  • B Bb.
  • C BB.
  • D Bbbb.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gen B có tổng  số nucleotit là : \(N = \frac{{L \times 2}}{{3,4}} = \frac{{4080 \times 2}}{{3,4}} = 2400\)

Gen B có \(\left\{ \begin{array}{l}A + G = 50\% \\A - G = 20\% \end{array} \right.\) → A = 35% → A= T = 840; G = X = 360

Gen b có \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 2400\\2A + 3G = 3200\end{array} \right.\)→ G = 800 và A = 400

Ta có : 1640 = 840 + 400 × 2 = B + b × 2

Kiểu gen của cơ thể F1 là: Bbb

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:

  • A A=T=600; G=X=900
  • B A=T=599; G=X=900
  • C A=T=1050; G=X=450
  • D A=T=900; G=X=600

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

N = 2A + 2G

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Gen trước đột biến:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 3000\\2A + 3G = 3900\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 600\\G = X = 900\end{array} \right.\)

Gen sau đột biến có:

Amt­ = Ađb(23 – 1)=4193 → Ađb = 599

Gmt­ = Gđb(23 – 1)=6300 → Gđb = 900

Đột biến xảy ra là dạng mất 1 cặp A-T

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Gen M có 5022 liên kết hiđrô và trên mạch một của gen có G = 2A = 4T. Trên mạch hai của gen có G = A +T, Gen M bị đột biến điểm làm giảm 1 liên kết hiđrô trở thành alen m.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen m và gen M có chiều dài bằng nhau.

II. Gen M có 1302 nuclêôtit loại G.

III. Gen m có 559 nuclêôtit loại T.

IV. Nếu cặp gen Mm nhân đôi 2 lần thì cần môi trường cung cấp 7809 số nuclêôtit loại X.

  • A 1
  • B 4
  • C 2
  • D 3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2

G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Ta có H = 2A +3G = 2A +3(G1 + G2) =2(A1 + A2) +3(G1 + G2)= 2(A1 + T1) +3[2A1 + (A2 + T2)]

Mà A2 + T = A1 + T1

↔ 2(A1 + T1) +3[2A1 + (A1 + T1)] ↔ 11A1 + 5T1 = 5022 mà A1 =2T(từ đề bài cho G = 2A = 4T)

→ T1 = 186 →A1 = 372 → A=A1 + T1 =558 ; G=X=1302

Gen M bị đột biến điểm thành gen m, số liên kết hidro giảm 1 → đột biến dạng thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

Xét các phát biểu :

I đúng

II đúng

III đúng

IV đúng. khi cặp Mm nhân đôi 2 lần môi trường cung cấp số nucleotit loại X là : Xmt­ = (XM +Xm)(22 – 1)= (1302 +1301)(22 – 1)=7809

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Cho biết các côđon 5’UXU3’, 5’UXX3’, 5’UXA3’ và 5’UXG3’đều mã hóa sêrin) các côđon 5’XXU3’, 5’XXX3’, 5’XXA3’ và 5’XXG3’ đều mã hóa prolin. Alen M ở sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm ở giữa vùng mã hóa tạo thành alen m. Chuỗi pôlipeptit do alen M quy định và chuỗi pôlipepetit do alen m quy định có số lượng axit amin bằng nhau nhưng có 1 axit amin serin bị thay thế bằng 1 axit amin prolin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu alen M dài 510nm thì alen m cũng dài 510nm

II. Nếu alen M có 650 A thì alen m sẽ có 649T

III. Nếu alen M phiên mã bình thường hai lần cần môi trường cung cấp 250 X thì alen m phiên mã bình thường 1 lần cần môi trường cung cấp 126X

IV. Nếu alen M phiên mã bình thường 1 lần cần môi trường cung cấp 300A thì alen 1 phiên mã bình thường 2 lần cần môi trường cung cấp 600G

  • A 2
  • B 4
  • C 1
  • D 3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến điểm là dạng đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit.

Theo đề bài số axit amin trong chuỗi polipeptit không đổi nên đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp nucleotit.


I đúng
, đột biến thay thế cặp nucleotit không làm thay đổi chiều dài của gen.→ Dạng đột biến có thể xảy ra là thay A-T bằng G-X.

II đúng, vì thay A-T bằng G-X.

III đúng, vì thay A-T bằng G-X nên alen M sẽ có ít hơn alen m 1 X

IV sai, vì thay A-T bằng G-X nên alen M sẽ có nhiều hơn alen m 1 A. Nếu alen M phiên mã bình thường 1 lần cần môi trường cung cấp 300A thì alen 1 phiên mã bình thường 2 lần cần môi trường cung cấp 598G

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một gen có chiều dài là 408nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi xử lý gen trên bằng 5 – BU thành công thì số nucleotit từng loại của gen đột biến là:

  • A A = T = 500; G = X = 700
  • B A = T = 499; G = X = 701
  • C A = T = 503; G = X = 697
  • D A = T = 501; G = X = 699.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

 

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

5-BU gây đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X nhưng phải trải qua 3 lần nhân đôi.

Bước 1: tính số nucleotit của gen, số nucleotit từng loại của gen.

Bước 2: tính số nucleotit sau khi xử lí 5BU

Lời giải chi tiết:

Số nucleotit của gen là: \(N = \frac{{L \times 2}}{{3,4}} = \frac{{4080 \times 2}}{{3,4}} = 2400 = 2A + AG\)

H = 2A+3G =3100.

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 2400\\2A + 3G = 3100\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 500\\G = X = 700\end{array} \right.\)

Do gen mới được xử lí 5BU thành công, số nu từng loại của gen đột biến là

A=T=499; G=X=701

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau: 5'TAX - AAG – GAG- AAT - GTT- XXA - ATG - XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3'. Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Trường hợp đột biến sau đây không thể xảy ra?

  • A Mất một cặp nuclêôtit X-G Ở vị trí thứ 16 tính từ dầu 5'.
  • B Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.
  • C Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtit T-A.
  • D Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5' bằng một cặp nuclêôtít X-G.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Ở phương án A, mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’ thì chuỗi polipeptit biến đổi thành:

5’TAX – AAG – GAG – AAT – GT TXA – ATG – XGG – GXG – GXX – GAA – XAT3’

Nên tạo ra bộ ba 3’AXT5’ tại vị trị bộ ba thứ 7 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc tương ứng với 5’UGA3’ nên sẽ kết thúc chuỗi tại vị trí này.

- Ở phương án B, thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A thì chuỗi polipeptit biến đổi thành: 

5’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT– TXA – ATG – XGG – GXG – GXX – GAA – XAT3’

Nên tạo ra bộ ba 3’AXT5’ tại vị trị bộ ba thứ 7 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc tương ứng với 5’UGA3’ nên sẽ kết thúc chuỗi tại vị trí này.

- Ở phương án C, thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A .

5’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT– XTA – ATG – XGG – GXG – GXX – GAA – XAT3’

Nên tạo ra bộ ba 3’ATX5’ tại vị trị bộ ba thứ 7 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc tương ứng với 5’UAG3’ nên sẽ kết thúc chuỗi tại vị trí này.

- Ở phương án D, thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit X-G.

5’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT– XXA – ATX – XGG – GXG – GXX – GAA – XAT3’

Trường hợp này chỉ làm có thể làm thay đổi một bộ ba bình thường thành một bộ ba bình thường khác nên không phù hợp.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Alen B ở sinh vật nhân sơ bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa vùng mã hóa của gen tạo thành alen b, làm cho côđon 5’UGG3 trên mARN được phiên mã từ alen B trở thành côđon 5’UGA3’ trên mARN được phiên mã từ alen b. Trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng?

I. Alen B ít hơn alen b một liên kết hiđrô.

II. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp khác với chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp 1 axit amin.

III. Đột biến xảy ra có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin và biểu hiện ra ngay thành kiểu hình ở cơ thể sinh vật.

IV. Chuỗi pôlipeptit do alen B quy định tổng hợp dài hơn chuỗi pôlipeptit do alen b quy định tổng hợp.

  • A 3
  • B 4
  • C 2
  • D 1

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T làm xuất hiện mã kết thúc.

I sai, alen B nhiều hơn alen b 1 liên kết hidro.

II sai, so với chuỗi polipeptit của gen B thì chuỗi polipeptit của gen b có số lượng axit amin ít hơn, mất tất cả axit amin từ điểm đột biến.

III đúng.

IV đúng.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Gen B ở sinh vật nhân sơ dài 510 nm và có số nuclêôtit loại A nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại G. Gen B bị đột biến điểm thành alen b có 3502 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là

  • A A = T = 999; G = X = 500.
  • B A = T = 1000; G = X = 499.
  • C A = T = 1001; G = X = 499.
  • D A = T = 1001; G = X = 500.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \dfrac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Lời giải chi tiết:

Số nucleotit của gen B là: \(N = \dfrac{{2 \times L}}{{3,4}} = 3000\) nucleotit.

Gen B: \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 3000\\A = 2G\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 1000\\G = X = 500\end{array} \right.\)

Số liên kết hidro của gen B là: H=2A+3G =3500 < 3502 là số liên kết hidro của gen b → xảy ra đột biến thêm 1 cặp A – T.

Gen b có: A = T = 1001; G = X = 500

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một gen có 1200 nu và có 30%A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 Avà có G= 3/2A, Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:

  • A  A=T= 330 và G=X=220
  • B A=T = 210 và G=X= 340
  • C A=T = 340 và G=X =210
  • D A=T= 220 và G=X= 330.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ta có N = 1200 → A= 30% N = 360 = T ; G=X=20%N = 240

Đoạn mất đi có 20A = 20T ; G=X= 3/2A = 30 nucleotit.

Vậy số nucleotit của gen sau đột biến là:

A=T= 340; G=X= 210.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 68 loại kiểu gen.

II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 12 loại kiểu gen.

III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 9 loại kiểu gen.

IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

  • A 3
  • B 4
  • C 2
  • D 1

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thể đột biến: là cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Trong quần thể có tối đa 34 =81 kiểu gen.

I sai, nếu  A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa: 81 – 1 = 80 kiểu gen (chỉ có 1 kiểu gen bình thường là aabbddee)

II sai, Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa: 2×2×2×1 =8 kiểu gen

III sai, Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 2×2×1×1 =4 loại kiểu gen

IV đúng, Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 81 - 2×2×2×2 = 65

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Alen A có 2700 liên kết hiđrô, trên mạch một của gen có T = 2A = G = X. Alen A bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a có nhiều hơn alen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại G của alen a là:

  • A 599
  • B 603
  • C 600.
  • D 601.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2

G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G

Lời giải chi tiết:

Gen A :

Trên mạch một của gen có T1 = 2A1 = G1 = X1

Vậy A=T= A+ T1 = 3A1; G=X=4A1 → A=3/4G

Mặt khác ta có H = 2A+3G

Từ đây ta có hệ phương trình : \(\left\{ \begin{array}{l}2A + 3G = 2700\\A = 3/4G\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 450\\G = X = 600\end{array} \right.\)

Gen a : Do gen A đột biến điểm (chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit) làm Ha tăng 3 liên kết hidro so với gen A → đột biến này là dạng thêm 1 cặp G-X (G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro)

Số nucleotit loại G của gen a là 601.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi 1 bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến ?

  • A Tăng 10,2 Å.   
  • B Giảm 10,2 Å. 
  • C Tăng 20,4 Å.
  • D Giảm 20,4 Å.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

-  Mỗi nuclêôtit có kích thước là 3,4 Å

-  Xác định sự thay đổi về chiều dài của gen sau đột biến

Lời giải chi tiết:

Chiều dài của gen sẽ giảm : 3,4 . 3 = 10,2 Å

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro và có chiều dài giảm đi 3.4 Å. Số lượng từng loại nu của alen a là :

  • A  A=T=800, G=X=399      
  • B A=T=801, G=X=400
  • C A=T=799, G=X=401   
  • D  A=T=799, G=X=400

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đổi 408nm = 4080Ao

Số nucleotit của gen A là :

4080/ 3.4 x 2 = 2400 nu

Ta có T = A = 2 G = 2X nên

A= T = 2400 : ( 2+2+1+1) ×2 = 800

G=X = 800 : 2 = 400

Số liên kết hidro  trong gen a là : 2A+ 3G= 400×3 + 800× 2 = 2800

Gen a có 2798 liên kết hidro và chiều dài giảm đi 3.4 Ao  vậy gen a giảm đi 2 liên kết

Vậy gen đột biến  mất một cặp A-T

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Xét 1 phần của chuỗi polipeptit có trình tự aa như sau:  Met-Ala- Arg-Leu-Lyz-Thr-Pro-Ala...Thể đột biến về gen này có dạng:  Met-Ala- Gly – Glu- Thr-Pro-Ala... Đột biến thuộc dạng:

  • A Đảo vị trí 3 cặp nu
  • B Mất 3 cặp nu thuộc 2 bộ ba kế tiếp 
  • C Mất 3 cặp nu thuộc 1 bộ ba 
  • D Mất 3 cặp nu thuộc 3 bộ ba kế tiếp

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xác định thay đổi của thể đột biến so với ban đầu

Xác định dạng đột biến

Lời giải chi tiết:

Thể không bị đột biến:      Met-Ala- Arg-Leu-Lyz-Thr-Pro-Ala...

Thể đột biến:                      Met-Ala- Gly – Glu- Thr-Pro-Ala...

→ Mất 1 axit amin và thay đổi 2 axit amin ở giữa.

→ Đột biến có thể xảy ra là mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 3 bộ ba liên tiếp

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Gen A bị đột biến thành gen a. Prôtêin do gen a tổng hợp kém prôtêin do gen A tổng hợp 1 axit amin và trong thành phần xuất hiện 2 axit amin mới. Phát biểu nào dưới đây là không phù hợp với trường hợp trên:

  • A Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit. 
  • B Gen A bị mất 3 cặp nuclêôtit không liên tiếp nhau.
  • C Gen A bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp nhau. 
  • D Số liên kết hyđro của gen a kém gen A.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Xác định thay đổi của thể đột biến so với ban đầu

- Xác định dạng đột biến

Lời giải chi tiết:

Prôtêin của gen a mất 1 axit amin và có 2 axit amin mới.

A đúng, đột biến mất 3 cặp nuclêôtit có thể làm mất 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới.

B đúng, gen A mất 3 cặp nuclêôtit không liên tiếp nhau cũng có thể tạo prôtêin đột biến như trên nếu các khung bộ ba bị dịch chuyển không tạo ra axit amin mới.

C sai vì mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 2 bộ ba liên tiếp chỉ làm mất 1 axit amin và có thể tạo 1 axit amin mới, không thể tạo 2 axit amin mới.

D đúng vì gen a kém 1 bộ ba so với gen A nên sẽ ít số liên kết hidro hơn.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Một gen có 3600 nucleotit, tích tỉ lệ của các nucleotit loại guanine và một loại nucleotit khác là 16%. Giả sử trong gen có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sau 4 lần nhân đôi số nucleotit mỗi loại có trong tất cả các gen đột biến là

  • A  G = X = 10073, A = T = 1439 
  • B G = X = 2527, A = T = 10073
  • C G = X = 1439, A = T = 10073 
  • D G = X = 10073, A = T = 2527

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Gọi x là tỷ lệ G, y là tỷ lệ loại nucleotit khác.

Nếu nucleotit này là A hoặc T ta có hệ phương trình \(\left\{\begin{matrix} x+y=0,5 & \\ xy=0,16& \end{matrix}\right.\)  vô nghiệm → nucleotit đó là X.

Ta có  \(\left\{\begin{matrix} x.y=0,16 & \\ x=y & \end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow x=y=0,4\Rightarrow \left\{\begin{matrix} A=T=360 & \\ G=X=1440& \end{matrix}\right.\)

Khi có một bazo xitozin trở thành dạng hiếm (X*) thì sẽ phát sinh đột biến thay thế G-X -> A-T

Sau 4 lần nhân đôi, số phân tử ADN bị đột biến là \(2^{n-1}-1=7\)

Vậy số nucleotit trong các gen đột biến là:

A = T = (360 + 1) × 7 = 2527; G = X = (1440 - 1) × 7 = 10073

Chọn D

Chú ý:

* Đột biến thay thế G-X bằng A-T: Số phân tử ADN bị đột biến sau n lần nhân đôi là: \(2^{n-1}-1\)(n≥2)

* Đột biến thay thế A-T bằng G-X: Số phân tử ADN bị đột biến sau n lần nhân đôi là: \(2^{n-2}-1\) n≥3)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hidro, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của các alen là 5061A và 7532G.

Cho kết lậu sau:

(1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a

(2) Gen A có G=X=538; A=T 362

(3) Gen a có A=T=360; G=X=540

(4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X

Số kết luận đúng là

  • A 1
  • B 2
  • C 4
  • D 3

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Sử dụng công thức tính số nucleotit khi biết chiều dài : \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\)

- Sử dụng công thức tính số nucleotit môi trường cung cấp cho x lần nhân đôi : N(2x – 1)

Lời giải chi tiết:

Gen A:

L = 306nm; số liên kết hidro là 2338

Ta có  \(N = \frac{{L \times 2}}{{3,4}} = 1800\)

\(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 1800\\2A + 3G = 2338\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 362\\G = X = 538\end{array} \right.\)

Tế bào có kiểu gen Aa nguyên phân 3 lần liên tiếp môi trường cung cấp 5061A và 7532G

Ta có 

(GA + Ga)(23 – 1) = 7532 → GA + Ga = 1076 → Ga = 1076 – 538 =538

(AA + Aa)(23 – 1) = 5061 → AA + Aa = 723 → Aa = 723 – 362 =361

→ Đột biến mất 1 cặp A – T

Xét các phát biểu :

(1)   đúng

(2)   Đúng

(3)   sai

(4)   Sai, đột biến mất 1 cặp A - T

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Alen A có chiều dài 306 nm và có 2160 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Một té bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân 4 lần liên tiếp, số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình tái bản các alen nói trên là 16200 nucleotit loại A và 10815 nucleotit loại G. Có bao nhiêu kết luận sai?

(1) Alen A nhiều hơn alen a 3 liên kết hidro

(2) Alen a có chiều dài lớn hơn alen A

(3) Alen A có G=X=540, A=T=360

(4) Alen A có G=X=361, A=T=540

(5) Đột biến này ít ảnh hưởng đến tính trạng mà gen đó quy định.

  • A 2
  • B 3
  • C 4
  • D 5

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\) (Å); 1nm = 10 Å

CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G          

Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)

Lời giải chi tiết:

Alen A: \(L = \frac{N}{2} \times 3,4 \to N = \frac{{2L}}{{3,4}} = 1800\)

Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2{A_A} + 2{G_A} = 1800\\2{A_A} + 3{G_A} = 2160\end{array} \right. \leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{A_A} = {T_A} = 540\\{G_A} = {X_A} = 360\end{array} \right.\)

Cặp gen Aa nhân đôi 4 lần, môi trường cung cấp

Amt =(AA +Aa)(24 – 1)=16200 →Aa =540

Gmt =(GA + G) (24 – 1)=10815 →Ga =361

→ đột biến này là đột biến thêm 1 cặp G – X

Xét các phát biểu:

(1) sai

(2) đúng

(3),(4) sai

(5) sai, đột biến này có thể làm dịch khung sao chép ảnh hưởng lớn tới tính trạng

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close