30 bài tập Đột biến gen mức độ dễ - phần 2

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Tác nhân sinh học gây ra đột biến gen gồm:

  • A virut viêm gan B, virut herpet.
  • B Nọc độc của một số loài rắn như cạp nong, cạp nia.
  • C kiến ba khoang, ong bắp cày.
  • D nấm độc, vi khuẩn lao.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tác nhân sinh học gây ra đột biến gen gồm virut viêm gan B, virut herpet.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A –T thì số liên hiđrô trong gen sẽ

  • A giảm 1.
  • B giảm 2.
  • C tăng 1.
  • D tăng 2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng A – T thì số liên kết hidro trong gen sẽ giảm 1 vì G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro, A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Tác nhân đột biến 5- brôm uraxin (5BU) gây ra dạng đột biến

  • A đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • B thêm cặp nuclêôtit.
  • C thay thế cặp nuclêôtit.
  • D mất cặp nuclêôtit.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tác nhân đột biến 5- brôm uraxin (5BU) gây ra dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T thành G-X (SGK Sinh 12 trang 20)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là

  • A đột biến điểm
  • B đột biến cấu trúc NST.
  • C thể đột biến
  • D đột biến số lượng NST.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A Đột biến gen có hại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
  • B Đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit.
  • C Đột biến gen có thể tạo ra alen mới trong quần thể.
  • D Đột biến gen một khi đã phát sinh sẽ được truyền cho thế hệ sau.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

A sai, gen đột biến là gen lặn thì không thể loại bỏ hoàn toàn.

B sai, đột biến gen có thể liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nucleotit.

C đúng

D sai, đột biến gen ở tế bào sinh dưỡng có thể không được truyền cho thế hệ sau.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đột biến gen là gì?

  • A Là những rối loạn xuất hiện trong quá trình tự nhân đôi của một gen hoặc một số gen.
  • B Là sự phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen.
  • C Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc vài cặp nucleotide.
  • D Là những biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc vài cặp nucleotide.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tính chất biểu hiện của đột biến gen là:

  • A riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng.
  • B biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định.
  • C riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng.
  • D riêng lẻ, đột ngột, thường có lợi và vô hướng

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Tính chất biểu hiện của đột biến gen là: riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, alen D bị đột biến thành alen d, alen E bị đột biến thành e. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn.Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể bình thường?

  • A DDee.
  • B DdEe.
  • C ddEe.
  • D Ddee.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Alen đột biến là d và e, vậy những cơ thể nào không có 1 cặp dd hoặc ee hoặc đồng thời 2 cặp gen dd và ee thì có kiểu hình bình thường.

Kiểu gen bình thường là DdEe

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đột biến gen có thể tạo ra

  • A alen mới.
  • B sự lặp gen
  • C locut gen mới
  • D sự thay đổi vị trí của gen.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến gen có thể tạo ra alen mới (SGK Sinh 12 trang 19).

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nếu các alen lặn đều là gen đột biến thì cá thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đột biến?

  • A AAbbCCDD
  • B AaBBCcDd
  • C AaBbCCDD
  • D AaBbCcDd.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thể đột biến là cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Cơ thể nào mang ít nhất 1 cặp gen đồng hợp lặn thì đó là thể đột biến.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đột biến điểm là đột biến liên quan:

  • A đồng thời ở nhiều điểm trên gen.
  • B đến một gen trên NST.
  • C đến một cặp nuclêôtit trên gen.
  • D đến một nuclêôtit trên gen.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến điểm là đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit trên gen.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một gen bị đột biến điểm làm cho số liên kết hiđrô giảm 2 liên kết. Gen đã bị đột biến

  • A mất 1 cặp A – T.
  • B thêm 1 cặp G – X.
  • C mất 1 cặp G – X.
  • D thêm 1 cặp A – T.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến điểm là đột biến gen chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit.

Đột biến mất 1 cặp A-T sẽ làm giảm 2 liên kết hidro,

Mất 1 cặp G-X: giảm 3 liên kết hidro.

Thêm 1 cặp G-X: tăng 3 liên kết hidro.

Thêm 1 cặp A-T: tăng 2 liên kết hidro.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Vai trò thực tiến của đột biến gen là?

  • A Tạo ra nhiều thể đột biến để làm phong phú kiểu hình của các cá thể
  • B Tạo ra loài mới
  • C Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống
  • D Làm xuất hiện các phân tử ADN mới

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Vai trò thực tiến của đột biến gen là cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nhìn chung, mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào

  • A Môi trường
  • B Tần số đột biến gen
  • C Tổ hợp gen
  • D Cả A và C

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhìn chung, mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen. Trong môi trường này hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến là có hại nhưng trong môi trường khác hoặc tổ hợp gen khác thì alen đột biến lại có lợi.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đột biến gen có thể xảy ra do tác động của

  • A các tác nhân vật lý
  • B các tác nhân hóa học
  • C do con người
  • D Cả A, B và C

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến gen có thể xảy ra do tác động của:

+ Các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học

+ Do con người tác động

+ Do kết cặp sai trong quá trình nhân đôi.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Hoá chất gây đột biến 5-BU (5 -brom uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:

  • A A-T→G-5BU→G-5BU→G-X.
  • B A-T →G-5BU → X-5BU→G -X.
  • C A-T→X-5BU→G-5BU→G-X.
  • D A-T→A-5BU→G-5BU→G-X.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêôtit và tổng số liên kết hiđrô trong gen?

  • A Mất một cặp nuclêôtit
  • B Thêm một cặp nuclêôtit
  • C Thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại
  • D Thay thế một cặp nuclêôtit khác loại.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit cùng loại (A-T bằng T-A hoặc G-X bằng X-G).

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Hoá chất 5 – Brom Uraxin thường gây đột biến gen dạng thay thế một cặp:

  • A G – X bằng A – T
  • B A – T bằng G – X
  • C A – T bằng T – A
  • D G – X bằng X – G.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hoá chất 5 – Brom Uraxin thường gây đột biến gen dạng thay thế một cặp A – T bằng G – X.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Dạng đột biến gen nào xảy ra làm tăng 1 liên kết hiđrô của gen:

  • A Thay 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
  • B Mất 1 cặp A – T.
  • C Thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G -X.
  • D Thêm 1 cặp A – T.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Dạng đột biến gen thay 1 cặp A - T bằng 1 cặp G -X xảy ra làm tăng 1 liên kết hiđrô của gen.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Nếu các alen lặn đều là gen đột biến thì cá thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đột biến

  • A AAbbCCDD
  • B AaBBCcDd
  • C AaBbCCDD
  • D AaBbCcDd.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thể đột biến là cơ thể mang  gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Nếu các alen lặn là gen đột biến thì thể đột biến sẽ có cặp gen đồng hợp lặn.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

  • A Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen
  • B Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen
  • C Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen
  • D Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phát biểu sai về đột biến gen là: D. Thể đột biến là các cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Vì sao đột biến gen xảy ra với tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

  • A Vì gen trong quần thể giao phối có cấu trúc không bền vững.
  • B Có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo khi các cá thể tiến hành giảm phân, tạo giao tử.
  • C Vì tế bào có số lượng gen lớn.
  • D Vì quần thể có vốn gen lớn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Trong quần thể sinh vật, mỗi cá thể sinh vật có rất nhiều gen, quần thể lại có rất nhiều cá thể tạo nên có vốn gen lớn do đó đột biến gen xảy ra với tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể.

Chọn D.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Loại đột biến gen nào làm thay đổi số lượng liên kết hydro nhiều nhất của gen?

  • A Thêm 1 cặp G-X và 1 cặp A-T. 
  • B Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
  • C Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
  • D Thêm 1 cặp A-T và mất 1 cặp G-X.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến thêm hoặc mất làm biến đổi số lượng liên kết hidro nhiều nhất.

Trong phương án A nếu thêm 1 cặp G – X và A –T làm số liên kết hidro của gen tăng lên 5.

B: Tăng 1

C: giảm 1

D: giảm 1

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Dạng đột biến gen nào sau đây không phải là đột biến điểm?

  • A Mất một cặp nuclêôtit trên gen.
  • B Thêm một cặp nuclêôtit trên gen.
  • C Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen.
  • D Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác trên gen.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit.

Lời giải chi tiết:

Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen không phải là đột biến điểm vì liên quan tới nhiều cặp nucleotit.

 

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng

  • A thay thế cặp G-X bằng cặp X-G.
  • B thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
  • C thay thế cặp G-X bằng cặp T-A.
  • D thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5-Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A Đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN.
  • B Đột biến gen luôn được di truyền cho thế hệ sau.
  • C Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
  • D Không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

Phát biểu sai về đột biến gen là B, đột biến gen trong tế bào sinh dưỡng có thể không di truyền cho thế hệ sau. (đối với các loài sinh sản hữu tính)

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Khi nói về cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A Hóa chất 5BU (5-brôm uraxin) có thể gây đột biến thay thế cặp A-T thành T-A.
  • B Tia tử ngoại có thể gây ra đột biến thêm một cặp A-T.
  • C Guanin dạng hiếm (G*) có thể kết cặp với ađênin (A) trong quá trình nhân đôi ADN.
  • D Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi môi trường không có tác nhân gây đột biến.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nhận định đúng về cơ chế phát sinh đột biến gen là: D (SGK Sinh 12 trang 20)

A sai, 5BU có thể gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X.

B sai, tác động của tia UV có thể làm cho 2 timin trên cùng 1 mạch liên kết với nhau.

C sai, G* kết cặp tới Timin gây đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì

  • A Mã di truyền có tính thoái hóa
  • B ADN của vi khuẩn dạng vòng
  • C Mã di truyền có tính đặc hiệu
  • D Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Do mã di truyền có tính thoái hóa, tức một axit amin có thể được quy định bởi nhiều bộ ba, do đó nếu xảy ra đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác nhưng vẫn tạo ra một bộ ba mới quy định một loại axit amin với bộ ba ban đầu thì cấu tạo chuỗi polypeptid được tổng hợp vẫn không thay đổi

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Dạng đột biến nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng 2 liên kết?

  • A Mất một cặp (A – T).
  • B Thêm một cặp (A – T).
  • C Thay thế cặp một (G – X) bằng cặp một (A – T).
  • D Thêm một cặp (G – X)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến thêm một cặp (A – T) làm tăng 2 liên kết hidro.

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là?

  • A Đột biến số lượng NST.
  • B Đột biến cấu trúc NST.
  • C Đột biến điểm
  • D Thể đột biến

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close