20 câu hỏi lý thuyết về thành phần nguyên tử có lời giải

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử là:

            

  • A proton, electron và notron. 
  • B proton, electron.
  • C proton, notron.  
  • D electron, notron.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

=>C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nhận định nào sau đây là chưa chính xác về cấu tạo nguyên tử:

            

  • A Nguyên tử gồm 3 loại hạt cơ bản là proton, notron và electron.
  • B Hạt nhân nguyên tử gồm 2 loại hạt là proton và notron.
  • C  Lớp vỏ nguyên tử gồm 2 loại hạt là electron và notron.
  • D Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên số hạt proton luôn bằng số hạt electron.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

C Sai vì lớp vỏ nguyên tử chỉ gồm electron

=>C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt cơ bản là

  • A proton, electron.
  • B proton, notron.
  • C proton, electron, notron.
  • D electron, notron.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cấu tạo nguyên tử:

- Hạt nhân: p (mang điện dương), n (không mang điện)

- Vỏ nguyên tử: e (mang điện âm)

Lời giải chi tiết:

Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các loại hạt cơ bản là proton, electron, notron.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong nguyên tử, hạt mang điện chuyển động được là:

                                 

  • A electron 
  • B  proton                                                 
  • C  

     nơtron   

  • D    cả A và B

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Hạt electron mang điện và chuyển đọng được. hạt proton mang điện nhưng không chuyển động được

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nguyên tố A có số proton bằng 12. Vậy số electron của nguyên tố A là

  • A 11
  • B 12
  • C 13
  • D 21

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Số e = số p nên A có 12 electron

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

  • A electron và proton
  • B electron và nơtron    
  • C proton và nơtron      
  • D electron, proton và nơtron

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các hạt tạo nên hầu hết các nguyên tử là: p, n, e

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:

  • A Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
  • B Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
  • C Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
  • D Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Phát biểu nào sau đây sai? Electron

  • A là hạt mang điện tích âm
  • B có khối lượng 9,1094.10-31 kg
  • C chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt
  • D có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của electron để tìm phát biểu sai

Lời giải chi tiết:

Electron là hạt mang điện tích âm, có khối lượng 9,1094.10-31 kg, chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.

Vậy phát biểu A, B và C đúng.

Ta có: me= 9,1.10-31 kg, mp= 1,6726.10-27 kg, mn= 1,6748.10-27 kg

Vậy me= 1/1840.mp= 1/1840.mn

Do đó electron có khối lượng không đáng kể so với khối lượng nguyên tử.

Vậy phát biểu D sai.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  • A Đường kính của hạt nhân nhỏ hơn đường kính nguyên tử khoảng 10 000 lần
  • B Khối lượng hạt proton xấp xỉ bằng khối lượng hạt notron
  • C Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử
  • D Trong nguyên tử, khối lượng electron bằng khối lượng proton

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của nguyên tử, hạt nhân và proton để tìm phát biểu không đúng.

Lời giải chi tiết:

Ta có: đường kính của hạt nhân nguyên tử vào khoảng 10-5 nm= 10-14m,

đường kính nguyên tử vào khoảng 10-10m

Suy ra đường kính của hạt nhân nhỏ hơn đường kính nguyên tử khoảng 10 000 lần. Vậy phát biểu A đúng.

Ta có: mp= 1,6726.10-27kg và mn= 1,6748.10-27 kg. Suy ra phát biểu B đúng.

Ta có: me= 9,1094.10-31 kg nên khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. Suy ra phát biểu C đúng.

Ta có me <<mP nên khối lượng electron nhỏ hơn khối lượng của proton khoảng 1840 lần.

Vậy phát biểu D không đúng.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đường kính của nguyên tử có cỡ khoảng bao nhiêu?

  • A 10-17 m
  • B 10-9 m
  • C 10-10 m
  • D 10-14 m

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Dựa vào đường kính của nguyên tử.

Lời giải chi tiết:

Nếu hình dung nguyên tử như một quả cầu trong đó các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân thì nguyên tử đó có đường kính khoảng 1 A0, tức là khoảng 10-10 m.

10-17 m là đường kính của electron.

10-14 m là đường kính của hạt nhân nguyên tử.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

  • A Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron và notron
  • B Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron
  • C Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số notron (N)
  • D Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt proton, electron, notron

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần nguyên tử để tìm khẳng định sai.

Lời giải chi tiết:

Khẳng định B, C và D đúng.

Khẳng định A sai vì hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton và notron.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A Khối lượng electron bằng 1/1840 khối lượng của hạt nhân nguyên tử
  • B Khối lượng electron bằng khối lượng proton
  • C Khối lượng electron bằng khối lượng notron
  • D Khối lượng nguyên tử tuyệt đối bằng tổng khối lượng của các hạt proton, notron và electron

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào khối lượng của electron, proton và notron để tìm nhận định đúng.

Lời giải chi tiết:

Ta có: me= 9,1.10-31 kg, mp= 1,6726.10-27 kg, mn= 1,6748.10-27 kg

Vậy me= 1/1840.mp= 1/1840.mn

Vậy các phát biểu A, B, C sai.

Vậy nhận định đúng là khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, notron và electron.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nguyên tử trung hòa về điện nên:

                                             

  • A  số electron = số nơtron 
  • B số electron = số proton                          

                                        

  • C số nơtron = số proton    
  • D số electron = số proton = số nơtron

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Nguyên tử trung hòa về điện có số e = số p

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
  • B  Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
  • C Hầu hết hạt nhân các nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
  • D Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Electron được tìm ra vào năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom-xơn. Đặc điểm nào dưới đây không phải của electron?

  • A Có khối lượng bằng khoảng 1/1840 khối lượng của nguyên tử nhẹ nhất là H  
  • B Có điện tích bằng -1,6.10-19 C  
  • C Dòng electron bị lệch về phía cực âm trong điện trường        
  • D Đường kính của electron vào khoảng 10-17 m

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Đường kính của electron vào khoảng 10-17 m

Lời giải chi tiết:

Ta có: me= 9,1094.10-31 kg; mH= 1,6738.10-27 kg ≈ 1u → mH= 1840me.

Điện tích: qe= -1,602.10-19 C.

Trong thí nghiệm của nhà bác học, màn huỳnh quang phát ra ánh sáng do sự xuất hiện của các tia âm cực không nhìn thấy được đi từ cực âm đến cực dương. Tia âm cực bị lệch về phía cực dương trong điện trường.

Đường kính của electron rất nhỏ, vào khoảng 10-17 m.

Vậy các đặc điểm A, B và D đúng.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chọn phát biểu sai khi nói về nguyên tử?

  • A Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt là: proton, electron và nơtron (trừ hiđro).
  • B Vỏ nguyên tử mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.
  • C Trong nguyên tử số e bằng số p nên nguyên tử trung hòa về điện.
  • D Hạt nhân nguyên tử có hạt nơtron mang điện tích dương và hạt proton không mang điện.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm về điện tích và khối lượng của các loại hạt proton, nơtron và electron để tìm nhận xét đúng.

Lời giải chi tiết:

Phát biểu A đúng.

Phát biểu B đúng vì vỏ nguyên tử tạo bởi các electron nên mang điện tích âm. Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton mang điện tích dương, còn nơtron không mang điện nên hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương.

Phát biểu C đúng.

Phát biểu D sai vì hạt nhân nguyên tử có hạt nơtron không mang điện và hạt proton mang điện tích dương.

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Cho các phát biểu sau về nguyên tử:

(1) Nguyên tử gồm có 2 thành phần chính là hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.

(2) Kích thước của hạt nhân xấp xỉ bằng kích thước của nguyên tử.

(3) Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron.

(4) Trong hạt nhân nguyên tử, số proton luôn bằng số nơtron.

Số phát biểu đúng

  • A 1.
  • B 2.
  • C 3.
  • D 4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lý thuyết về thành phần nguyên tử

Lời giải chi tiết:

(1) đúng

(2) sai, kích thước của hạt nhân rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử

(3) đúng

(4) sai

Vậy có 2 phát biểu đúng.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Cho các nhận xét sau:

(1) Một nguyên tử có điện tích hạt nhân là +1,6a.10-19 culong thì số proton trong hạt nhân là a.

(2) Trong một nguyên tử thì số proton luôn bằng số nơtron.

(3) Khi bắn phá hạt nhân người ta tìm thấy một loại hạt có khối lượng gần bằng khối lượng của proton, hạt đó là electron.

(4) Trong nguyên tử bất kì thì điện tích của lớp vỏ luôn bằng điện tích của hạt nhân nhưng ngược dấu.

Số nhận xét đúng là:

  • A 1.
  • B 2.
  • C 3.
  • D 4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm về điện tích và khối lượng của các loại hạt proton, nơtron và electron để tìm nhận xét đúng.

Lời giải chi tiết:

1 proton có điện tích là +1,6.10-19 C → Một nguyên tử có điện tích hạt nhân là +1,6.a.10-19 culong thì số proton trong hạt nhân là (1,6.a.10-19): (1,6.10-19) = a → Nhận xét (1) đúng.

Trong 1 nguyên tử thì số proton luôn bằng số electron → Nhận xét (2) sai.

Trong hạt nhân gồm proton và nơtron → Nhận xét (3) sai.

Trong 1 nguyên tử bất kì số p = số e, nếu điện tích của lớp vỏ mang điện tích âm (-Z) thì điện tích của hạt nhân là +Z → Nhận xét (4) đúng.

Vậy có 2 nhận xét đúng.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho các nhận xét sau: Trong nguyên tử:

(1) Tổng số hạt proton bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

(2) Số hạt proton trong hạt nhân luôn bằng số electron lớp vỏ của nguyên tử.

(3) Số hạt proton bằng số hạt nơtron.

(4) Số hạt nơtron trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ của nguyên tử.

Số nhận xét không đúng là:

  • A 2.
  • B 3.
  • C 1.
  • D 4.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm về điện tích và khối lượng của các loại hạt proton, nơtron và electron để tìm nhận xét đúng.

Lời giải chi tiết:

Nhận xét (1) không đúng vì tổng số hạt proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.

Nhận xét (2) đúng.

Nhận xét (3) không đúng vì trong hạt nhân số hạt proton và số hạt nơtron có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.

Nhận xét (4) không đúng vì số hạt proton trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ của nguyên tử.

Vậy có 3 nhận xét không đúng.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
  • B Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử
  • C Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron
  • D Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm các loại hạt p, n, e để tìm phát biểu không đúng.

Lời giải chi tiết:

Các phát biểu A, C và D đúng.

Nguyên tử có cấu trúc rỗng, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Vậy phát biểu B không đúng.

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close