15 bài tập vận dụng về thành phần nguyên tử có lời giải

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Ion X3+ có tổng số hạt cơ bản là 38 hạt. Vậy X là

  • A Bo.
  • B Nhôm.
  • C Sắt.
  • D Crom.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Từ số hạt của X3+ suy ra số hạt của X

- Các nguyên tố có Z ≤ 82 luôn có: Z ≤ N ≤ 1,5Z ⟹ Z

Lời giải chi tiết:

X3+ có tổng hạt cơ bản là 38 ⟹ X có tổng hạt cơ bản là 38 + 3 = 41

⟹ 2Z + N = 41 ⟹ N = 41 - 2Z

Các nguyên tố có Z ≤ 82 luôn có: Z ≤ N ≤ 1,5Z

⟹ Z ≤ 41 - 2Z ≤ 1,5Z

⟹ 11,7 ≤ Z ≤ 13,7

Vậy Z = 12 (Mg) hoặc Z = 13(Al)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nguyên tử nguyên tố T có tổng số hạt cơ bản là 31 hạt. Điện tích hạt nhân của T là:

  • A  10.
  • B 11.      
  • C  12.       
  • D 13.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Với những nguyên tố có p ≤ 82 ta luôn có mối liên hệ: p ≤ n ≤ 1,5p

Lời giải chi tiết:

T có : p + n + e = 2p + n = 31

Mà :

\(1 \le \frac{n}{p} \le 1,5 \Rightarrow 1 \le \frac{{31 - 2p}}{p} \le 1,5 \Rightarrow p \le 31 - 2p \le 1,5p \Rightarrow 8,9 \le p \le 10,3\)

=> p = 9 hoặc p = 10

Xét các phương án thấy p = 10 thỏa mãn.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là

  • A 11.
  • B 12.
  • C 13.
  • D 14.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đặt số p = số e = Z và số n = N

- Tổng số hạt cơ bản p, e, n là 34 → (1)

- Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 10 hạt → (2)

Giải hệ phương trình được Z, N

Kết luận

Lời giải chi tiết:

Đặt số p = số e = Z và số n = N

- Tổng số hạt cơ bản p, e, n là 34

→ 2Z + N = 34 (1)

- Số hạt mang điện (p, e) nhiều hơn số hạt không mang điện (n) là 10 hạt

→ 2Z - N = 10 (2)

Giải (1) (2) → Z = 11; N = 12

Vậy số đơn vị điện tích hạt nhân của X là 11.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 60 hạt. Trong hạt nhân của Y, số hạt mang điện dương bằng số hạt không mang điện. Y là

  • A kim loại.
  • B phi kim.
  • C khí trơ.
  • D lưỡng tính.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đặt số p = số e = Z và số n = N

- Tổng hạt p, e, n là 60 → (1)

- Trong hạt nhân chứa p, n thì số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện → (2)

Giải (1) (2) được Z, N

Viết cấu hình e nguyên tử

Xác định số e lớp ngoài cùng → kim loại/phi kim/khí hiếm

Lời giải chi tiết:

Đặt số p = số e = Z và số n = N

- Tổng hạt p, e, n là 60 → 2Z + N = 60 (1)

- Trong hạt nhân chứa p, n thì số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện → Z = N (2)

Giải (1) (2) được Z = N = 20

→ Cấu hình e của Y (Z = 20): 1s22s22p63s23p64s2

→ Y là kim loại (vì Y có 2 e lớp ngoài cùng)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố B là:

  • A O (Z = 8) 
  • B F (Z = 9)
  • C K (Z = 19)
  • D Na (Z = 11)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lập hệ phương trình chứa 2 ẩn p và n

Lời giải chi tiết:

Nguyên tử nguyên tố B có p + n + e =34

Vì p = e nên 2p + n = 34

Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hát không mang điện nên 2 p : n =1,8333

Giải 2 phương trình trên ta được p =11 và n=12

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang không điện là 25 hạt. Nguyên tố X là:

  • A Br
  • B Cl
  • C Zn
  • D Ag

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Phương pháp : lập phương trình tìm số protom và nơtron theo dữ kiện đề bài

Lời giải chi tiết:

 

Lời giải

Xcó 40 hạt cơ bản nên 2p + n =115

Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 25 nên 2p – n = 25

Suy ra n =45 và p =35

Nguyên tố X là Br

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số p, n, e lần lượt là

  • A 26, 30, 26.
  • B 26, 27, 30.
  • C 30, 26, 26.
  • D 25, 25, 31.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng hạt: 2Z + N = 82

- Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện: 2Z – N = 22

Giải hệ thu được Z, N

Lời giải chi tiết:

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng hạt: 2Z + N = 82

- Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện: 2Z – N = 22

Giải hệ thu được Z = 26 và N = 30

Vậy số p, n, e lần lượt là 26, 30, 26.

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử X là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. nguyên tử X là:

  • A \({}_8^{20}O\)
  • B \({}_9^{19}F\)
  • C \({}_9^{18}F\)
  • D \({}_8^{18}O\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, và electron) là 82: 2Z + N

- Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22: 2Z – N

Lời giải chi tiết:

Đặt số p = số e = Z; số n = N

- Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, và electron) là 26: 2Z + N = 26 (1)

- Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6: 2Z – N = 6 (2)

Giải (1) và (2) thu được Z = 8 và N = 10

=> A = Z + N = 8 + 10 = 18

Vậy kí hiệu hóa học của nguyên tố là \({}_8^{18}O\)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 112. Số proton trong X là

  • A 112.
  • B 56.
  • C 48.
  • D 55.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Trong nguyên tử, các loại hạt mang điện là hạt p và hạt e.

Số p = Số e = Z => Tổng hạt mang điện là: 2Z

Lời giải chi tiết:

Trong nguyên tử, các loại hạt mang điện là hạt p và hạt e.

Số p = Số e = Z => Tổng hạt mang điện là: 2Z = 112 => Z = 56

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Tính khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử lưu huỳnh (gồm 16 proton, 16 notron, 16 electron)

  • A 5,7735.10-26 kg.
  • B 7,3573.10-26 kg.
  • C 5,3573.10-26 kg.
  • D 3,3573.10-26 kg.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

mnguyên tử = Z.mp + N.mn + Z.me (với Z là số p = số e; N = số n và mp, mn, me lần lượt là khối lượng của 1 hạt p, n, e.

Lời giải chi tiết:

mtuyệt đối nguyên tử = Z.mp + N.mn + Z.me

                              = 16.1,6726.10-27 + 16.1,6748.10-27 + 16.9,1094.10-31

                              = 5,3573.10-26 kg

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 8 gam oxi. Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần một nguyên tử hiđro ?

  • A 4
  • B 8
  • C 16
  • D 32

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Từ phương trình điện phân suy ra tỉ lệ khối lượng của nguyên tử oxi và khối lượng của nguyên tử hiđro.

Lời giải chi tiết:

Khi điện phân, 1 phân tử 2H2O → 2H+ O2  ;

Theo PT cứ 4 mol H tương ứng với 2 mol O

Theo đề bài: ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 8 gam oxi

Suy ra khối lượng 1 nguyên tử oxi nặng gấp \({{4 \times 8} \over {2 \times 1}} = 16\,\) lần khối lượng của một nguyên tử hiđro.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nguyên tử R có điện tích ở lớp vỏ là -41,6.10-19 culong. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác?

  • A Lớp vỏ của R có 26 electron.
  • B Hạt nhân của R có 26 proton.
  • C Hạt nhân của R có 26 nơtron.
  • D Nguyên tử R trung hòa về điện.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Điện tích của 1 electron bằng -1,6.10-19 culong.

Số electron trong lớp vỏ của nguyên tử R là (-41,6.10-19) : (-1,6.10-19)= 26

Số hạt electron bằng số hạt proton. Do đó hạt nhân của R có 26 proton.

Trong nguyên tử R thì số hạt electron bằng số hạt proton. Do đó trong nguyên tử R thì tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương. Do đó nguyên tử R trung hòa về điện.

Vậy các phát biểu A, B và D chính xác.

Còn phát biểu C không chính xác.

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Biết 1 mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt electron có trong 5,6g sắt là

  • A 15,66.1024        
  • B 15,66.1021           
  • C 15,66.1022          
  • D 15,66.1023

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Tính số nguyên tử sắt có trong 5,6 gam sắt.

Từ đó tính được tổng số hạt electron có trong 5,6 gam sắt.

Lời giải chi tiết:

Trong 5,6 gam sắt có số nguyên tử sắt là 6,02.1023 .5,6/56= 6,02.1022 nguyên tử sắt.

Mà 1 nguyên tử sắt có 26 electron.

Vậy tổng số hạt electron trong 5,6 gam sắt là 6,02.1022. 26=  15,66. 1023

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Khối lượng riêng của canxi (Ca) kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lý thuyết là:

   

  • A 0,185 nm.  
  • B 0,196 nm.  
  • C  0,155 nm. 
  • D 0,168 nm.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

- Tính thể tích 1 mol Ca tinh thể: Vtt = MCa : d

- Tính thể tích thực của 1 mol nguyên tử Ca: Vthực 1 mol = Vtt.74%

- Tính thể tích của 1 nguyên tử Ca: V1 ngtu = Vthực 1 mol : NA

- Tính bán kính nguyên tử dựa vào công thức: V1 ngtu = (4/3)πr3

Lời giải chi tiết:

1 mol Ca có khối lượng 40 g 

=> 1 mol Ca có thể tích = 40/1,55 = 25,8(cm3

V 1mol nguyên tử Ca = 25,8.74% = 19,092(cm3

V 1 nguyên tử Ca = 19,092/(6.1023) = 3,182.10-23 (cm3

V = 4/3 pi.r3  => r = 19,6.10-9 cm = 0,196 nm

=>B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trong phân tử M2X, tổng số hạt cơ bản là 140 hạt. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số p, n, e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Công thức của M2X là

  • A K2O.
  • B Na2O.
  • C Li2O.
  • D Kết quả khác.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Giả sử M có số p = số e = Z và số n = N

            X có số p = số e = Z' và số n = N'

- Lập hệ 4 phương trình dựa vào giữ kiện của bài toán

- Biến đổi để khử các ẩn N, N' được hệ 2 phương trình 2 ẩn Z, Z'. Giải hệ thu được Z, Z'

- Kết luận công thức phân tử

Lời giải chi tiết:

Giả sử M có số p = số e = Z và số n = N

            X có số p = số e = Z' và số n = N'

- Trong phân tử M2X, tổng số hạt cơ bản là 140 hạt

⟹ 2.(2Z + N) + (2Z' + N') = 140       (1)

- Trong M2X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt

⟹ (2.2Z + 2Z') - (2N + N') = 44        (2)

- Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23

⟹ (Z + N) - (Z' + N') = 23                 (3)

- Tổng số p, n, e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt

⟹ (2Z + N) - (2Z' + N') = 34             (4)

Lấy (1) + (2) được: 8Z + 4Z' = 184 (*)

Lấy (4) - (3) được: Z - Z' = 11 (**)

Giải (*) (**) được: Z = 19 (K) và Z' = 8 (O)

→ Công thức phân tử là K2O

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close