15 bài tập phản ứng thủy phân cacbohidrat có lời giải (phần 2)

Làm bài

Quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Hỗn hợp X gồm glucozo và tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.

Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 3,24 gam Ag.

Phần 2 đem thủy phân hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 9,72 gam Ag.

Khối lượng tinh bột trong X là

  • A 7,29.
  • B 14,58.
  • C 9,72.
  • D 4,86.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Phần 1: nGlu = ½nAg

+ Phần 2: Thủy phân tinh bột thu được glucozo => nAg = 2nGlucose + 2nC6H10O5

Lời giải chi tiết:

Phần 1: Chỉ có glucozo phản ứng tráng bạc => nGlucozo = 0,015 mol

Phần 2: Tinh bột thủy phân tạo glucozo => Phản ứng tráng bạc có

Ag = 2nGlucozo + 2nC6H10O5

=> nC6H10O5 = 0,03 mol

Trong toàn bộ X có 0,06 mol C6H10O5

=> m tinh bột = m C6H10O5 = 9,72 gam

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Thủy phân hỗn hợp 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

 

 

 

  • A 6,480       
  • B 9,504    
  • C 7,776     
  • D 8,208

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:

\begin{array}{l} 1sac\rightarrow 1glu + 1fruc\\ 1man\rightarrow 2glu\\ \% H = \frac{{{n_{pu}}}}{{{n_{bd}}}}.100\% \\ nAg = {2_{nglu}} + 2n{}_{fruc} = 4({n_{sac}} + {n_{man}})pu \end{array}

Lời giải chi tiết:

Hướng dẫn giải:

 ( nsac + n man) pư = ( 0,01 + 0,02). 0,6 = 0,018 (mol)

=> n Ag = 4.( nsac + n man) pư = 4. 0,018 = 0,072 (mol)

=> mAg = 7,776

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Hỗn hợp gồm glucozơ và tinh bột. Cho m gam hỗn hợp tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam Ag. Nếu đun m gam hỗn hợp với axit vô cơloãng dư, sau phản ứng thêm NaOH vừa đủ để trung hòa, tiếp tục cho sản phẩm tác dụng với AgNO3/NH3 dư, sẽ được 30,24 gam Ag. Vậy m bằng:

  • A 23,58.  
  • B 22,12.
  • C 21,96.
  • D 22,35.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

TN1: Chỉ có glucozo tráng bạc

nGlucozo = nAg/2 = 0,05 mol

TN2: Tinh bột bị thủy phân thành glucozo

Tinh bột → Glucozo

nAg(2) – nAg(1) = 2n glucozo (tinh bột thủy phân) => 0,28 – 0,1 = 2n glucozo (tinh bột thủy phân)

=> n glucozo (tinh bột thủy phân) = 0,09 mol

=> n tinh bột = 0,09 mol

=> m = 0,09.162 + 0,05.180 = 23,58 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia làm hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc bỏ phần không tan, cho dung dịch thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % về khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là

  • A 64,71%.
  • B 35,29%.
  • C 64,29%.           
  • D 35,71%.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- P1: chỉ có glucozo tráng bạc

- P2: Tinh bột bị thủy phân tạo thành glucozo

Lời giải chi tiết:

P1: Chỉ có glucozo tráng bạc

nglucozo = nAg/2 = 0,02/2 = 0,01 mol

P2: Tinh bột bị thủy phân tạo thành glucozo

C6H10O5 + H2O → C6H12O6

x                                     x

=> nglucozo = x + 0,01 (mol)

Mà nglucozo = nAg/2 => x + 0,01 = 0,06/2 => x = 0,02

 \( =  > \% {m_{glucozo}} = \frac{{0,01.180}}{{0,01.180 + 0,02.162}}.100\%  = 35,7\% \)

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một mẩu saccarozo có lẫn một lượng nhỏ glucozo. Đem đốt cháy hoàn toàn lượng chất rắn này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lội qua 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 59,1 gam kết tủa, tiếp tục đung nóng dung dịch sau phản ứng lại thu thêm kết tủa. Nếu thủy phân hoàn toàn mẫu vật trên trong môi trường axit, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A 32,4. 
  • B 21,6. 
  • C 10,8. 
  • D 64,8.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

* Đốt cháy chất rắn và dẫn sản phẩm qua dung dịch Ba(OH)2:

Tính được: nBa(OH)2 = ? và nBaCO3 = ?

Do tiếp tục đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa nên dung dịch có chứa muối Ba(HCO3)2

BTNT “Ba” => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 – nBaCO3 = ?

BTNT “C”: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = ?

* Thủy phân chất rắn trong môi trường axit rồi cho sản phẩm tráng bạc:

BT “C” => nC6H12O6 = nCO2/6 = ?

=> nAg = 2nC6H12O6 = ?

=> m = ?

Lời giải chi tiết:

* Đốt cháy chất rắn và dẫn sản phẩm qua dung dịch Ba(OH)2:

nBa(OH)2 = 0,6 mol

nBaCO3 = 0,3 mol

Do tiếp tục đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa nên dung dịch có chứa muối Ba(HCO3)2

BTNT “Ba” => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 – nBaCO3 = 0,6 – 0,3 = 0,3 mol

BTNT “C”: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,3 + 2.0,3 = 0,9 mol

* Thủy phân chất rắn trong môi trường axit rồi cho sản phẩm tráng bạc:

BT “C” => nC6H12O6 = nCO2/6 = 0,9:6 = 0,15 mol

=> nAg = 2nC6H12O6 = 0,3 mol

=> m = 0,3.108 = 32,4 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccacrozơ. Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y, sau đó cho thêm dung dịch AgNO3  trong NH3 dư, đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 8,64gam Ag. Thành phần % khối lượng saccarozơ có trong hỗn hợp X là

  • A 48,7%.             
  • B 51,3%.             
  • C 74,4%.             
  • D 25,6%.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dựa vào số mol Ag sinh ra ở 2 phần, lập hệ, tìm được số mol từng chất trong X.

Lời giải chi tiết:

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}180x + 342y = 7,02\\2x + 4y = 0,08\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,02\\y = 0,01\end{array} \right. \Rightarrow \% saccarozo = \frac{{342.0,01}}{{7,02}}.100\%  = 48,7\% \)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chia hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ, saccarozơ và tinh bột thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ 8,736 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai trong môi trường axit, thu được dung dịch T. Trung hòa T bằng kiềm rồi cho tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nhẹ) thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A 21,06. 
  • B 21,60. 
  • C 14,04. 
  • D 10,80.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Hỗn hợp X gồm các chất đều có dạng Cn(H2O)m và khi đốt cháy ta thấy nO2 = nCO2 = nC(X). (1)

(Để đơn giản hơn, ta có thể coi số mắt xích của tinh bột n = 1)

Ta thấy: nAg = 1/3. nC(X) (2).   Từ (1) và (2) → số mol Ag.

Lời giải chi tiết:

\( \Rightarrow {n_{Ag}} = 2x + 4y + 2nz = \frac{1}{3}{n_{{C_{(X)}}}} = 0,13\,mol \Rightarrow {m_{Ag}} = 14,04\,gam.\)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và saccarozơ vào nước rồi chia thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng nhẹ thu được 5,40 gam Ag.

- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hòa bởi dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 11,88 gam Ag.

Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng saccarozơ có trong hỗn hợp X là

  • A 59,61.
  • B 80,69.
  • C 69,51.
  • D 53,27.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Glucozơ và fructozơ đều có CT C6H12O6, khi tác dụng với AgNO3/NH3 đều tạo ra Ag với tỉ lệ 1:2, đều không tham gia phản ứng thủy phân → quy hỗn hợp X về hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ.

Dựa vào số mol Ag sinh ra ở 2 phần tìm được số mol từng chất trong X → % saccarozơ (X).

Lời giải chi tiết:

Quy hỗn hợp X về hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ.


Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là

  • A 0,095 mol.
  • B 0,090 mol.
  • C 0,12 mol.
  • D 0,06 mol.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Viết PTHH và tính toán theo PTHH.

Lời giải chi tiết:

           Sac →     Glu  +  Fruc

Bđ:      0,02

Pư:      0,015 → 0,015 → 0,015

Sau:    0,005       0,015     0,015

            Man →     2Glu

Bđ:       0,01

Pư:       0,0075 → 0,015

Sau:      0,0025     0,015

Dung dịch sau: Glu (0,015 + 0,015 = 0,03); Fruc (0,015); Man (0,0025); Sac (0,005)

Khi cho dung dịch sau phản ứng tráng bạc thì chỉ có glu, fruc, man tráng bạc còn sac không tráng bạc.

nAg = 2nGlu + 2nFruc + 2nMan = 0,095 mol

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hòa tan 10,44 gam hỗn hợp saccarozơ và glucozơ có cùng số mol vào nước, thu được dung dịch A. Thêm 100 ml H2SO4 0,1M vào dung dịch A rồi đun nóng đến khi thủy phân hết saccarozơ thu được dung dịch B. Cho từ từ dung dịch nước brom vào B tới khi vừa đủ hết glucozơ, thu được dung dịch C. Thêm NaHCO3 dư vào dung dịch C đến phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là

  • A 0,896 lít. 
  • B 3,136 lít. 
  • C 1,344 lít. 
  • D 2,24 lít.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Thủy phân saccarozơ → 1 glucozơ + 1 fructozơ

nglu trong B = nsac + nglu bđ

Tính theo PTHH sau:

CH3OH[CH2OH]4CH=O + Br2 + H2O → CH3OH[CH2OH]4COOH + 2HBr

CH3OH[CH2OH]4COOH + NaHCO3 → CH3OH[CH2OH]4COONa + CO2↑ + H2O

Lời giải chi tiết:

Đặt nC12H22O11 = nC6H12O6 = x (mol)

→ 342x + 180x = 10,44

→ 522x = 10,44

→ x = 0,02

→ nC12H22O11 = nC6H12O6 = 0,02 (mol)

Thủy phân: C12H22O11 + H2O \(\xrightarrow{{{H^ + },{t^0}}}\) C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

(mol)            0,02                              → 0,02

dd B thu được chứa C6H12O6 (glucozơ) bđ + sinh ra do thủy phân: 0,02 + 0,02 = 0,04 (mol)

CH3OH[CH2OH]4CH=O + Br2 + H2O → CH3OH[CH2OH]4COOH + 2HBr

0,04                                                     →   0,04

dd C chứa: CH3OH[CH2OH]4COOH: 0,04 (mol)

CH3OH[CH2OH]4COOH + NaHCO3 → CH3OH[CH2OH]4COONa + CO2↑ + H2O

            0,04                                                                                       →  0,04               (mol)

→ Khí thoát ra là CO2: 0,04 (mol) → VCO2(đktc) = 0,04×22,4 = 0,896 (lít)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Thực hiện hai thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho m1 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được a gam Ag.

- Thí nghiệm 2: Thủy phân m2 gam saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag.

Biểu thức liên hệ giữa m1 và m2 là.

  • A 19m1 = 15m2.
  • B 38m1 = 20m2.
  • C 19m1 = 20m2.
  • D 38m1 = 15m2.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng phương pháp tự chọn lượng chất.

Giả sử a = 108 gam tương đương 1 mol Ag.

- Thí nghiệm 1: Glucozo → 2Ag

Từ số mol Ag → số mol glucozo → m1

- Thí nghiệm 2:

\(Sac \to Glu + F{\text{r}}uc\xrightarrow{{AgN{O_3}/N{H_3}}}4{\text{A}}g\)

Từ số mol Ag → số mol saccarozo pư → khối lượng saccarozo pư → khối lượng saccarozo ban đầu m2

Tìm mối liên hệ giữa m1 và m2

Lời giải chi tiết:

Giả sử a = 108 gam tương đương 1 mol Ag.

Thí nghiệm 1:

nGlucozo = 1/2.nAg = 0,5 mol → m1 = 0,5.180 = 90 gam

Thí nghiệm 2:

\(Sac \to Glu + F{\text{r}}uc\xrightarrow{{AgN{O_3}/N{H_3}}}4{\text{A}}g\)

→ nSac(pư) = 1/4.nAg = 0,25 mol

→ mSac(pư) = 0,25.342 = 85,5 gam

→ m2 = mSac(bđ) = 85,5.(100/75) = 114 gam

\( \to \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \frac{{90}}{{114}} = \frac{{15}}{{19}} \to 19{m_1} = 15{m_2}\)

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 81% tinh bột, rồi lấy toàn bộ lượng glucozo thu được thực hiện phản ứng tráng gương thì được 5,4 gam bạc kim loại. Biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 50%. Giá trị của m là

  • A 5,0.
  • B 20,0.
  • C 2,5.
  • D 10,0.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

\(Bot\,gao\xrightarrow{{81\% }}{C_6}{H_{10}}{O_5} \to {C_6}{H_{12}}{O_6} \to 2Ag\)

H = 50% = \(\frac{{{m_{lt}}}}{{{m_{tt}}.100\% }}\)đối với chất tham gia ⟹ khối lượng bột gạo

Lời giải chi tiết:

Ta có nAg = 0,3 mol

\(Bot\,gao\xrightarrow{{81\% }}{C_6}{H_{10}}{O_5} \to {C_6}{H_{12}}{O_6} \to 2Ag\)

                            0,1 ←             0,1 ←    0,05

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {m_{{C_6}{H_{10}}{O_5}(lt)}} = 0,025.162 = 4,05(g) \Rightarrow {m_{tinh\,bot(lt)}} = \frac{{4,05.100\% }}{{81\% }} = 5\left( g \right)\\ \Rightarrow {m_{tinh\,bot(tt)}} = \frac{{{m_{lt}}}}{H}.100\%  = \frac{5}{{50\% }}.100\%  = 10\left( g \right)\end{array}\) 

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chia hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ, saccarozơ và tinh bột thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ 8,736 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai trong môi trường axit, thu được dung dịch T. Trung hòa T bằng kiềm rồi cho tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nhẹ) thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A 21,06. 
  • B 21,60. 
  • C 14,04. 
  • D 10,80.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Hỗn hợp X gồm các chất đều có dạng Cn(H2O)m và khi đốt cháy ta thấy nO2 = nCO2 = nC(X). (1)

(Để đơn giản hơn, ta có thể coi số mắt xích của tinh bột n = 1)

Ta thấy: nAg = 1/3. nC(X) (2).   Từ (1) và (2) → số mol Ag.

Lời giải chi tiết:

\( \Rightarrow {n_{Ag}} = 2x + 4y + 2nz = \frac{1}{3}{n_{{C_{(X)}}}} = 0,13\,mol \Rightarrow {m_{Ag}} = 14,04\,gam.\)

Đáp án C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một mẩu saccarozo có lẫn một lượng nhỏ glucozo. Đem đốt cháy hoàn toàn lượng chất rắn này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lội qua 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 59,1 gam kết tủa, tiếp tục đung nóng dung dịch sau phản ứng lại thu thêm kết tủa. Nếu thủy phân hoàn toàn mẫu vật trên trong môi trường axit, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  • A 32,4.
  • B 21,6.
  • C 10,8.
  • D 64,8.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

* Đốt cháy chất rắn và dẫn sản phẩm qua dung dịch Ba(OH)2:

nBa(OH)2 = 0,6 mol

nBaCO3 = 0,3 mol

Do tiếp tục đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa nên dung dịch có chứa muối Ba(HCO3)2

BTNT “Ba” => nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 – nBaCO3 = 0,6 – 0,3 = 0,3 mol

BTNT “C”: nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,3 + 2.0,3 = 0,9 mol

* Thủy phân chất rắn trong môi trường axit rồi cho sản phẩm tráng bạc:

BT “C” => nC6H12O6 = nCO2/6 = 0,9:6 = 0,15 mol

=> nAg = 2nC6H12O6 = 0,3 mol

=> m = 0,3.108 = 32,4 gam

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Đisaccarit X có tỉ lệ khối lượng mO : mC = 11 : 9. Khi thủy phân 68,4 gam chất X trong dung dịch axit H2SO4 loãng (hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 80%) thu được dung dịch Y chứa ba chất hữu cơ khác nhau. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng bạc (bằng AgNO3 trong NH3) thu được tối đa m gam kim loại Ag. Giá trị của m là

  • A 86,4.
  • B 96,12.
  • C 34,56.
  • D 69,12.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ CTTQ của X là Cn(H2O)m. Lập tỉ lệ nH2O : nCO2

+ 1 sac → 1 glu + 1 fruc

+ nAg = 2n(glu + fruc)

Lời giải chi tiết:

Giả sử X có công thức là Cn(H2O)m.

Theo đề bài: \(\frac{{{m_O}}}{{{m_C}}} = \frac{{16m}}{{12n}} = \frac{{11}}{9} \Rightarrow \frac{n}{m} = \frac{{9.16}}{{11.12}} = \frac{{12}}{{11}}\)

=> X là C12(H2O)11 hay C12H22O11

Do X thủy phân (có hiệu suất) thu được 3 loại chất hữu cơ khác nhau nên X là Saccarozo.

nSac = 68,4/342 = 0,2 mol => nSac pư = 0,2.80% = 0,16 mol

PTHH: Sac →   Glu  +  Fruc

Bđ:       0,2

Pư:      0,16  → 0,16 → 0,16

Sau:     0,04       0,16     0,16

Sản phẩm thủy phân gồm: Sac dư (0,04 mol); Glu (0,16 mol); Fruc (0,16 mol)

Cho sản phẩm này tráng gương chỉ có Glu và Fruc phản ứng:

Glu → 2Ag

Fruc → 2Ag

=> nAg = 2(nGlu + nFruc) = 2(0,16 + 0,16) = 0,64 mol

=> mAg = 0,64.108 = 69,12 gam

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Quảng cáo
close