Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 11

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Vật lí 11

Quảng cáo

Đề bài

I. PHẦN  TRẮC NGHIỆM  KHÁCH QUAN:  4 điểm

Câu 1.  Hạt tải điện trong kim loại là

A.  electron tự do.

B.  Ion âm.

C.  ion dương.

D.  ion dương và electron tự do.

Câu 2.  Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là:

A.  4.10-6 C.

B.  2.10-6 C.                          

C.  8.10-6 C.

D.  16.10-6 C.

Câu 3Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?

A.  m = D.V

B.  \(t = \dfrac{{m.n}}{{A.I.F}}\)                                   

C.  \(m = F\dfrac{A}{n}I.t\)

D.  \(I = \dfrac{{m.F.n}}{{t.A}}\)

Câu 4.  Trong các dung dịch dưới đây, dung dịch nào không phải là chất điện phân?

A.  Nước cất nguyên chất.

B.  Dung dịch KOH.

C.  Dung dịch HCl.

D.  Dung dịch NaCl.

Câu 5.  Hệ thức liên hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U là:

A. \(U = E.d\)

B.  \(E = U.d\)                      

C.  \(E = q.U.d\)

D.  \(U = \dfrac{E}{d}\)

Câu 6.  Để tích điện cho tụ điện, ta phải:

A. đặt tụ gần vật nhiễm điện.

B.  cọ xát các bản tụ với nhau.

C.  mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. 

D.  đặt tụ gần nguồn điện.

Câu 7.  Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

A.  E và r/n.

B.  nE và r/n.                        

C.  nE và nr.

D.  E và nr.

Câu 8.  Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho:

A.  Khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện.

B.  Khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện

C.  Khả năng tích điện cho hai cực của nó..

D.  Khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

Câu 9.  Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 (W), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1 (W). Khối lượng Cu bám vào catốt trong thời gian 5 h có giá trị là:

A.  11,94 (g).                         B.  5,97 (g).

C.  10,5 (g).                           D.  5 (g).

Câu 10.  Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là:

A.  1000 V.                           B. 1500V

C.  500 V                              D.  2000 V.

Câu 11.  Một mạch điện gồm một pin 9 V , điện trở mạch ngoài 4 Ω, cường độ dòng điện trong toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là

A.  2 Ω.                                 B.  1Ω.

C.  0,5 Ω.                              D.  4,5 Ω.

Câu 12Công của lực điện không phụ thuộc vào:

A. Cường độ của điện trường.

B.  V ị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.

C. Độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

D. Hình dạng của đường đi.

Câu 13.  Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

A.  nE và nr.                          B.  E và nr.

C.  nE và r/n.                         D.  E và r/n.

Câu 14.  Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

A.  A = UI                            B. A = \(\xi \)It

C.  A = UIt                           D.  A = \(\xi \)I

Câu 15.  Hai bóng đèn có công suất định mức như nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1= 110V và U2 = 220V. Tỉ số điện trở của hai bóng đèn là:

A.  \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{1}{2}\)

B. \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{1}{4}\)         

C.  \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{4}{1}\)

D.  \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{2}{1}\)

Câu 16Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi một dòng điện 2A chạy qua một điện trở thuần 100 Ω là:

A.  48 kJ.                               B.  24 J

C.  400 J.                               D.  24000 kJ.                                

 

II. PHẦN TỰ LUẬN:  6 điểm 

Bài 1. 2điểm

Hai điện tích điểm q1 = 4.10-8C và q2 = - 4.10-8C nằm cố định tại hai điểm AB cách nhau 20 cm trong chân không.

1. Tính lực tương tác giữa 2 điện tích.

2. Tính cường độ điện trường tại điểm M là trung điểm của AB

Bài 2. 4 điểm

Cho mạch điện như hình vẽ: Hai nguồn điện giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động E = 9V, và điện trở trong ro = 2W.  Cho biết R1 = 1,5W,R2 = 3W và  đèn Đ (3V – 3W).  Bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với anôt bằng bạc có điện trở Rb = 3W (Cho biết bạc có khối lượng mol nguyên tử và hóa trị lần lượt là A = 108 và n = 1). Điện trở các dây nối không đáng kể. 

1. Tính Eb và rb của bộ nguồn.

2.  Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và số chỉ của vôn kế

3. Xác định độ sáng của đèn. Và  khối lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây

 

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1

2

3

4

5

A

C

D

A

A

6

7

8

9

10

C

C

B

B

D

11

12

13

14

15

C

D

A

B

B

16

 

A

II. PHẦN TỰ LUẬN

1. Lực tương tác giữa 2 điện tích: \(F = k\dfrac{{\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}} = {9.10^9}.\dfrac{{\left| {{{4.10}^{ - 8}}.( - {{4.10}^{ - 8}})} \right|}}{{{{\left( {0,2} \right)}^2}}} = {36.10^{ - 5}}(N)\)

2. Vectơ cđđt \({\vec E_{1M}};{\vec E_{2M}}\)do điện tích q1; q2 gây ra tại M có:         

- Điểm đặt: Tại M.

Phương, chiều: như hình vẽ

- Độ lớn:     \({E_{1M}} = {E_{2M}} = k\dfrac{{\left| q \right|}}{{\varepsilon .{r^2}}} = {9.10^9}.\dfrac{{\left| {{{4.10}^{ - 8}}} \right|}}{{{{\left( {0,1} \right)}^2}}} = {36.10^3}(V/m)\)

Vectơ cường độ điện trường tổng hợp: \(\vec E = {\vec E_{1M}} + {\vec E_{2M}}\)

Vì \({\vec E_{1M}} \uparrow  \uparrow {\vec E_{2M}}\)           nên ta có E = E1M + E2M = \({72.10^3}(V/m)\)

Câu 2.

1. bộ nguồn tương đương:     

+Eb = E = 9V

+ rb  = \(\dfrac{{{r_0}}}{2}\) = 1 \(\Omega \)

Điện trở tương đương của đèn:  Rđ  = 3 \(\Omega \)

2. sơ đồ mạch điện ngoài:   R1 nt [Rb//(RđntR2)]

+ Điện trở tương đương mạch ngoài:  

RN = R1 + \(\dfrac{{{R_b}.({R_d} + {R_2})}}{{{R_b} + {R_d} + {R_2}}}\) = 3,5 \(\Omega \)

+ Số chỉ ampe kế là cường độ dòng diện trong mạch chính: 

Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{{{E_b}}}{{{R_N} + {r_b}}}\) = 2A

+ Số chỉ vôn kế là hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài: UN = IRN = 7V

3. Ta có:  Ub = I.\(\dfrac{{{R_b}.({R_d} + {R_2})}}{{{R_b} + {R_d} + {R_2}}}\) = 4V = U

+ Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn: 

Uđ = Iđ.Rđ­­ =  \(\dfrac{{{U_{2d}}}}{{{R_2} + {R_d}}}\).Rđ = 2V < Uđm

Vậy đèn sáng yếu hơn mức bình thường

+ cường độ dòng điện qua bình điện phân:    Ib = \(\dfrac{{{U_b}}}{{{R_b}}}\) = \(\dfrac{4}{3}\) A

+ Khối lượng bạc bám vào cathode trong thời gian 16phút 5 giây là

m(g) = \(\dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{A}{n}.{I_b}t = \dfrac{1}{{96500}}.\dfrac{{108}}{1}.\dfrac{4}{3}.965\) = 1,44g

Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com


 

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close