tuyensinh247

Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 ( Đề thi học kì 1 ) - Sinh học 10

Quảng cáo

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A.  2 lớp phôtpholipit và prôtêin.

B.  1 lớp phôtpholipit và axit nuclêic.

C.  1 lớp phôtpholipit và prôtêin.

D.  các phân tử prôtêin và axit nuclêic.

Câu 2: Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển

A.  cần các bơm đặc biệt trên màng. 

B.  không cần tiêu tốn năng lượng.

C.  cần tiêu tốn năng lượng.      

D.  cần có các kênh prôtêin.

Câu 3: Chức năng của ARN thông tin là

A.  tổng hợp nên các ribôxôm.  

B.  vận chuyển các axit amin tới ribôxôm.

C.  truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm.

D.  bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 4: Trong tế bào, các bào quan chỉ có 1 lớp màng bao bọc là

A.  ribôxôm, lizôxôm, bộ máy gôngi.

B.  lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gôngi.

C.  lizôxôm, lưới nội chất, không bào.

D.  ti thể, lục lạp, lưới nội chất.

Câu 5: Đặc điểm của sự vận chuyển các chất qua màng tế bào bằng cơ chế khuếch tán là

A.  chất luôn vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương.

B.  dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài màng.

C.  hình thức vận chuyển chỉ có ở tế bào thực vật.

D.  chỉ xảy ra với những phân tử có đường kính lớn hơn đường kính của lỗ màng.

Câu 6: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải "cắt" chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là

A.  ribôxôm.  

B.  lưới nội chất.  

C.  lizôxôm.

D.  ti thể.

Câu 7: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất là

A.  khuếch tán trực tiếp. 

B.  vận chuyển thụ động.

C.  vận chuyển chủ động.   

D.  xuất, nhập bào.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?

A.  Mỡ chứa axit béo no.

B.  Dầu hoà tan trong nước.

C.  Mỡ chứa 2 phân tử axit béo không no.

D.  Dầu có chứa 2 phân tử glixêrol.

Câu 9: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn?

A.  Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ.  

B.  Tinh bột, xenlulôzơ, kitin.

C.  Galactôzơ, lactôzơ, tinh bột.                                                   

D.  Glucôzơ, saccarôzơ, xelulôzơ.

Câu 10: Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại (vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm) là cấu trúc và thành phần hoá học của

A.  vùng nhân.  

B.  màng sinh chất.

C.  vùng tế bào.

D.  thành tế bào.

Câu 11: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào

A.  bạch cầu. 

B.  cơ. 

C.  hồng cầu. 

D.  biểu bì.

Câu 12: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

A.  thành tế bào, tế bào chất, nhân.

B.  màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.

C.  thành tế bào, màng sinh chất, nhân.

D.  màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về phân tử prôtêin?

A.  Prôtêin là đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

B.  Phân tử prôtêin có bốn bậc cấu trúc, trong đó cấu trúc bậc bốn gồm hai hay nhiều phân tử prôtêin liên kết với nhau.

C.  Các phân tử prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit.

D.  Hiện tượng prôtêin bị mất chức năng sinh học do các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, ... gọi là hiện tượng biến tính prôtêin.

Câu 14: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

A.  cá thể sinh vật.   

B.  quần thể sinh vật.

C.  quần xã sinh vật.   

D.  cá thể và quần thể.

Câu 15: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A.  saccarôzơ ưu trương. 

B.  saccarôzơ nhược trương.

C.  urê nhược trương.  

D.  urê ưu trương.

Câu 16: Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì

A.  chúng có tính phân cực.

B.  chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.

C.  cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.

D.  có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Tại sao những người bán rau phải thường xuyên vẩy nước vào rau?

Câu 2. Trình bày cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ADN?

Câu 3. So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp?

So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp?

Câu 4. Một đoạn phân tử ADN có A = 600 và G = 30% tổng số nu. Tính tổng số nu và số liên kết hiđrô của phân tử ADN trên?


 

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

A

B

C

C

B

6

7

8

9

10

C

D

A

A

D

11

12

13

14

15

A

B

C

C

A

16

 

 

 

 

B

 

 

 

 

Câu 1.

- Muốn cho rau tươi ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị héo.

Câu 2.

* Cấu trúc hóa học

- ADN là đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit.

- Mỗi nuclêôtit gồm 3 thành phần: bazơ nitơ, đường đêôxiribôzơ (C5H10O4) và nhóm photphat.

- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphođieste tạo thành chuỗi polinuclêôtit.

- 2 chuỗi polinuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.

- Nguyên tắc bổ sung:

+ A chỉ liên kết với T, G chỉ liên kết với X.

+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.

- Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định (ARN hay prôtêin).

* Cấu trúc không gian

- 2 chuỗi polinuclêôtit xoắn quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải giống như một cầu thang xoắn, tay thang là bazơ nitơ, bậc thang là đường và nhóm photphat.

- Sinh vật nhân sơ có ADN dạng vòng, sinh vật nhân thực có ADN mạch thẳng.

Câu 3.

* Giống nhau

- Đều có ở tế bào thực vật.

- Đều có 2 lớp màng bao bọc.

- Đều có màng ngoài trơn, nhẵn.

- Chất nền đều chứa ADN và ribôxôm.

* Khác nhau

Ti thể

Lục lạp

- Có ở tế bào động vật.

- Không có ở tế bào động vật.

- Màng trong gấp khúc tạo các mào.

- Màng trong trơn, nhẵn.

- Trên mào chứa nhiều enzim hô hấp.

- Trong chất nền có các túi dẹp gọi là tilacoit. Trên màng tilacoit có chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp. Các phiến tilacoit xếp chồng lên nhau tạo hạt Grana.

- Chức năng: cung cấp năng lượng cho tế bào.

- Chức năng: chuyển hóa quang năng thành hóa năng.

Câu 4.

G = 30% →A = 20%

G = (30% * 600)/ 20% = 900

N = 2A + 2G = 2*600 + 2*900 = 3000

H = 2A + 3G = 2*600 + 3*900 = 39

Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close