Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 ( Đề thi học kì 1 ) - Sinh học 10

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Ghép nội dung ở cột A (Giới sinh vật) với cột B (Cấu trúc) cho phù hợp.

Cột A

Cột B

I. Khởi sinh

1. Tế bào nhân sơ

II. Nguyên sinh

2. Tế bào nhân thực

III. Thực vật

3. Đơn bào

IV. Nấm

4. Đa bào

V. Động vật

 

A. I-2, 3; II-1, 3; III-2, 3, 4; IV-2, 4; V- 2, 3,4.

B. I-1,3; II-2, 3; III-2, 4; IV-2, 3; V-2, 3, 4.

C. I-2, 3, 4; II-1, 3; III-2, 3, 4; IV-1, 3; V-2, 4.

D. I-1, 3; II-2, 3, 4; III-2, 4; IV-2, 3, 4; V-2, 4.

Câu 2. Cho các nhóm sinh vật sau:

(1) Nấm nhầy.                           (2) Rêu.                                       (3) Động vật nguyên sinh.       

(4) Thực vật nguyên sinh.         (5) Nấm sợi.                                (6) Động vật không xương sống. 

Giới Nguyên sinh gồm:

A. (1), (3), (4).

B. (3), (4).

C. (2), (4), (5).

D. (1), (2), (3), (5).

Câu 3. Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là

A. tự dưỡng.

B. dị dưỡng.

C. cộng sinh.

D. kí sinh.

Câu 4. Cho các đặc điểm sau:

(1) Có hệ thần kinh. 

(2) Đa bào phức tạp.

(3) Sống tự dưỡng.

(4) Cơ thể phân hóa thành các mô và cơ quan.

(5) Có hình thức sinh sản hữu tính.   

(6) Có khả năng di chuyển chủ động.

Các đặc điểm có ở cả giới Thực vật và giới Động vật là:

A. (2), (5), (6)

B. (1), (3), (4), (6).

C. (2), (4), (5).

D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 5. Công thức chung của carbohydrate là

A. (CH2O)n.

B. [C(HO)2]n.

C. (CHON)n.  

D. (CHO)n.          

Câu 6. Chức năng không có ở carbohydrate là

A. dự trữ năng lượng.

B. điều hòa đường huyết.

C. cung cấp năng lượng.

D. thành phần cấu tạo tế bào, cơ thể.

Câu 7. Cho các loại lipid sau:

(1) Estrogen.

(2) Vitamine E. 

(3) Dầu.   

(4) Mỡ.    

(5) Phospholipid. 

(6) Sáp.

Lipid đơn giản gồm

A. (1), (2), (5)

B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (6).

D. (1), (4), (5).

Câu 8. Chức năng chính của phospholipid trong tế bào là

A. cấu tạo màng sinh chất.      

B. cung cấp năng lượng.

C. nhận biết và truyền tin.       

D. liên kết các tế bào.

Câu 9. Hiện nay, có khoảng 20 loại acid amin đã được phát hiện, chúng có điểm giống nhau về cấu tạo là đều có nhóm

A. ribose (C5H10O5) và carboxyl (- COOH).

B. amine (- NH2) và acid phosphoric (H3PO4).

 C. ribose (C5H10O5) và acid phosphoric (H3PO4).

D. amine (- NH2) và carboxyl (- COOH).

Câu 10. Cấu trúc bậc 4 khác cơ bản so với các bậc cấu trúc còn lại của protein là

A. gồm 2 hay nhiều chuỗi polypeptide.

B. không có liên kết hydro.

C. gấp nếp β, có liên kết hydro.

D. xoắn α tạo thành khối cầu.

Câu 11. Nguyên tắc bổ sung của các nucleotide đối diện trên 2 mạch đơn của ADN là

A. A với T, G với X.

B. A với G, T với X.

C. A với U, G với X

D. A với X, T với G.

Câu 12. Cho các vị trí sau:

(1) Màng sinh chất.   

(2) Ribosome. 

(3) Lục lạp.     

(4) Nhân. 

(5) Tế bào chất.   

(6) ti thể.

Ở sinh vật nhân thực, ARN và ADN đều phân bố ở: 

A. (1), (2), (5), (6)

B. (4).

C. (3), (4), (6).

D. (2), (3), (4), (5), (6).

Câu 13. Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là

A. thành tế bào cấu tạo chủ yếu là chitin (kitin).                        

B. kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh.

C. chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhân.                  

D. bào quan không có màng bao bọc.

Câu 14. Ở vi khuẩn, plasmid là ...(1).. nhỏ, có khả năng ..(2).. với ADN ở vùng nhân.

Nội dung thích hợp của (1) và (2) lần lượt là:

A. ARN/ di truyền độc lập.     

B. ARN/ liên kết.

C. ADN thẳng/ nhân đôi cùng.                                                   

D. ADN vòng/ nhân đôi độc lập.

Câu 15. Để tìm hiểu vai trò của thành tế bào ở vi khuẩn hình que, các nhà nghiên cứu hủy thành tế bào và cho vi khuẩn vào môi trường đẳng trương, kết quả là

A. hình dạng vi khuẩn không đổi.

B. vi khuẩn có hình cầu.

C. tế bào chất hòa lẫn vào môi trường.

D. vi khuẩn chết ngay sau đó.

Câu 16. Ở tế bào nhân thực, thành phần của chất nhiễm sắc trong nhân gồm

A. ADN liên kết với protein loại histon và rARN.

B. chỉ có ADN.

C. ADN liên kết với protein loại histon.

D. ADN liên kết với rARN.

Câu 17. Bộ máy Golgi có cấu trúc đặc trưng là

A. màng đơn, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau, chứa nhiều enzyme.

B. màng đơn, hệ thống xoang dẹp xếp chồng nhau, thông với nhau, đính nhiều ribosome.

C. màng đôi, hệ thống xoang hình ống thông với nhau và thường thông với màng nhân, chứa nhiều enzyme.

D. màng đôi, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau, chứa nhiều enzyme thủy phân

Câu 18. Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất

A. từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tốn năng lượng.

B. từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.

C. có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.

D. có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, không tiêu tốn năng lượng.

Câu 19. Cho các thành phần sau:

(1) Màng trong gấp nếp.     

(2) Ribosome lớn (80S).

(3) ADN kép, vòng, không liên kết với histon. 

(4) Enzyme tổng hợp ATP

(5) Màng ngoài trơn.   

(6) Phiến thylakoid.

Cấu trúc có ở cả ti thể và lục lạp là:

A. (2), (3), (6)

B. (1), (2), (4).

C. (3), (4), (5).

D. (4), (5), (6).

Câu 20. Ở động vật có vú, tế bào tuyến nước bọt có khả năng tiết ra dịch có chứa thành phần quan trọng là enzyme amylase. Khi quan sát cấu trúc siêu hiển vi của tế bào tuyến nước bọt, bào quan rất phát triển là

A. lưới nội chất trơn.

B. lyzosome.

C. ti thể.

D. lưới nội chất hạt.  

Câu 21. Khi cho tế bào hồng cầu (còn sống) vào nước cất, sau 1 thời gian quan sát tế bào có hiện tượng

A. trương lên rồi vỡ ra.

B. co lại rồi vỡ ra.

C. trương lên rồi co lại.

D. co nguyên sinh.

Câu 22. Để quan sát hiện tượng vận chuyển các chất qua màng, một học sinh làm thí nghiêm như sau: cho 1 lớp biểu bì lá lẻ bạn (thài lài tía) vào dung dịch muối ưu trương 8% (nồng độ muối cao hơn trong tế bào), sau 2 phút quan sát tế bào có hiện tượng ..(1).., học sinh này tiếp tục thay bằng dung dịch muối 10%, sau 2 phút quan sát tế bào có hiện tượng ..(2)... Nội dung đúng của (1) và (2) lần lượt là:

A. co nguyên sinh/ co nguyên sinh nhiều hơn.

B. trương nước/ trương nước nhiều hơn.                                   

C. co nguyên sinh/ phản co nguyên sinh.

D. cả tế bào co lại/ cả tế bào co lại nhiều hơn.

Câu 23. Trong 1 tế bào nhân thực, khi nhiều lyzosome đồng loạt vỡ màng dẫn đến kết quả là

A. hình thành 1 lyzosome lớn.

B. tế bào chất được dọn dẹp, vệ sinh.                                         

C. phân chia tế bào.

D. hoại tử tế bào (tự chết).

Câu 24. Trong ẩm thực, quả ớt sừng thường được tỉa thành hình hoa để trang trí. Ở vỏ quả ớt, mặt trong hút nước hoặc mất nước nhanh và nhiều hơn mặt ngoài. Để các “cánh hoa” của quả ớt nở đẹp (cong ra ngoài), quả ớt sau khi cắt sẽ ngâm vào

A. nước cất để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.          

B. môi trường đẳng trương để mặt trong hút nhiều nước hơn mặt ngoài.

C. nước muối ưu trương để mặt ngoài mất nước nhiều hơn mặt trong.                                       

D. nước đường ưu trương và lạnh để ớt tươi lâu.

Câu 25. Ở sinh vật có khả năng quang hợp, chúng có sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (như glucose...) từ các chất vô cơ. Đây là quá trình chuyển hóa năng lượng từ

A. điện năng thành hóa năng.  

B. thế năng thành động năng. 

C. quang năng thành điện năng.

D. quang năng thành hóa năng.  

Câu 26. Cho các chất sau:

(1) Glucose.         (2) Galactose.             (3) Tinh bột.                  (4) Mantose           (5) CO2

Trình tự đúng của quá trình dị hóa (phân giải) carbohydrate là

A. (3) → (4) → (1) → (5).       

B. (3) → (2) → (4) → (5).       

C. (5) → (1) → (4) → (3).       

D. (5) → (4) → (2) → (3).

Câu 27. Sắc tố quang hợp của lá cây rau ngót (có màu xanh đậm) là

A. diệp lục và carotenoid.

B. caroten và xantophyll.

C. Caroten và phicobilin         

D. diệp lục.

Câu 28. Trong trồng trọt, phương pháp không phù hợp để cây trồng quang hợp tốt, cho năng suất cao là

A. chiếu sáng liên tục, với cường độ mạnh.

B. phân bố cây trồng với mật độ phù hợp.                                  

C. tưới nước, bón phân hợp lý.                                                   

D. xen canh cây ưa sáng và cây ưa bóng.

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 29. (1 điểm). Hãy cho biết các nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt tính enzyme dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.

Stt

Nhận định

1

Trong giới hạn chịu nhiệt (khoảng nhiệt độ từ tối thiểu đến tối đa), khi nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzyme tăng.

2

Trong môi trường rất acid (pH=2), các enzyme đều bất hoạt.

3

Với lượng enzyme nhất định, nồng độ cơ chất tăng dần thì vận tốc phản ứng tăng theo, nhưng sau đó không tăng nữa.1

4

Với một lượng cơ chất nhất định, nồng độ enzyme tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

Câu 30. (0,5 điểm). Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược, các chữ cái A, B, C, D, F, K, H đại diện cho 1 số chất trong cơ thể, E đại diện cho enzyme.

 

Câu 31. (1,5 điểm) Quan sát Hình: Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp tế bào (hình bên) và kết hợp kiến thức đã học, hoàn thành các yêu cầu sau:

 

Hình: Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp tế bào (hiếu khí)

a. Hãy nêu tên và nơi diễn ra các giai đoạn chính trong quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào nhân thực.

b. Tính số ATP, CO2, NADH, FADH2 (nếu có) được tạo ra ở mỗi giai đoạn khi có 5 glucose trong tế bào chất tham gia quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào.

Cho rằng tất cả sản phẩm tạo thành của giai đoạn trước đều tham gia vào giai đoạn sau.

Cho rằng tất cả sản phẩm tạo thành của giai đoạn trước 

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

A

A

C

A

6

7

8

9

10

B

C

A

D

A

11

12

13

14

15

A

C

A

D

B

16

17

18

19

20

C

A

A

A

D

21

22

23

24

25

A

A

D

A

D

26

27

28

 

 

A

A

A

 

 

 Câu 29.

 

Stt

Nhận định

Giải thích

1

Trong giới hạn chịu nhiệt (khoảng nhiệt độ từ tối thiểu đến tối đa), khi nhiệt độ tăng thì hoạt tính của enzyme tăng.

Sai

Trong giới hạn chịu nhiệt, khi nhiệt độ tăng từ cực tiểu đến cực thuận thì hoạt tính của enzyme tăng, từ cực thuận đến cực đại thì hoạt tính của enzyme giảm.

2

Trong môi trường rất acid (pH=2), các enzyme đều bất hoạt.

Sai

Mỗi enzyme có pH thuận lợi khác nhau, tại pH=2 là pH cực thuận cho các enzyme ưa acid (pepsin, enzyme trong lyzosome,..).

3

Với lượng enzyme nhất định, nồng độ cơ chất tăng dần thì vận tốc phản ứng tăng theo, nhưng sau đó không tăng nữa.

Đúng

Sau đó không tăng nữa do trung tâm hoạt động của enzyme bị bão hòa.

4

Với một lượng cơ chất nhất định, nồng độ enzyme tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

Sai

Với một lượng cơ chất nhất định, nồng độ enzyme tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

Câu 30.

Nếu chất K dư thừa trong cơ thể thì nồng độ chất nào sẽ tăng bất thường? Tại sao?

- Chất D tăng.

- Vì khi chất K dư thừa trong cơ thể thì K sẽ ức chế E5 làm chất F bị dư thừa, chất F không chuyển hóa thành G, bị dư thừa ức chế chất B chuyển hoá thành C nên chất B chuyển hóa thành D

Câu 31.

a. Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào, tên và nơi diễn ra các giai đoạn chính là:

- Đường phân – tế bào chất.

- Chu trình Crebs – chất nền ti thể.

- Chuỗi chuyền electron hô hấp/ chuỗi vận chuyển electron hô hấp – màng trong ti thể.

b. Khi có 5 glucose tham gia hô hấp hiếu khí ở tế bào thì sản phẩm ATP, CO2, NADH, FADH2 (nếu có) ở các giai đoạn là:

- Đường phân: 10 ATP, 10 NADH

- Chu trình Crebs – chất nền ti thể: 10 ATP, 20 CO2, 30 NADH, 10 FADH2 (Hoặc 10 ATP, 30 CO2, 40 NADH, 10 FADH2) (lấy 5 nhân với số lượng phân tử ở trên hình trong mỗi giai đoạn)

- Chuỗi chuyền electron hô hấp/ chuỗi vận chuyển electron hô hấp: 5×34=170 ATP

Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close