Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí - Đề trắc nghiệm

Quảng cáo

Đề bài

Câu 41: Hiện tượng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh không phải do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Thiếu đường lối phát triển độc lập, tự  chủ. 

B. Dân nghèo kéo ra thành phố tìm việc làm.

C. Cải cách ruộng đất không triệt để.

D. Các chủ trang trại chiếm hết ruộng đất.

Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp của Hoa Kì?

A. Tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp. 

B. Giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông.

C. Hình thức sản xuất chủ yếu là trang trại.  

D. Đa dạng hoá nông sản trên một diện tích lãnh thổ.

Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta?

A. Lúa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

B. Cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Chè được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

D. Điều được trồng nhiều ở  Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 44: Cho biểu đồ

 

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 -2015

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017)

Nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của môt số nước Đông Nam Á?

A. Cam-pu-chia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định.

B. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định.

C. Bru-nây có tốc độ tăng trưởng liên tục, ổn định.

D. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất, ổn định.

Câu 45: Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi là cảnh quan

A. rừng cận nhiệt đới khô và xavan.

B. hoang mạc, bán hoang mạc và xavan.

C. xavan và rừng xích đạo. 

D. hoang mạc và rừng cận nhiệt đới khô.

Câu 46: Biện pháp quan trọng nhất để đưa Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực thực phẩm theo hướng hàng hóa là

A. quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị trường.

B. thay đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ.

C. chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên.

D. đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông.

Câu 47: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột.                         B. Đường.

C. Kết hợp.                   D. Miền.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết vùng nào sau đây có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 49: Cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Á, chủ yếu do

A. ít thiên tai, bão lụt. 

B. trước đây đã có nhiều đồn điền

C. khí hậu và đất đai phù hợp. 

D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 50: Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là

A. trồng cây ngắn ngày. 

B. thâm canh, tăng vụ.

C. nuôi trồng thủy sản. 

D. chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 51: Giải pháp nào sau đây chủ yếu nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế ở nước ta?

A. Nâng cao chất lượng lao động.  

B. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.

C. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. 

D. Mở rộng sân bay quốc tế.

Câu 52: Cho bảng số liệu:

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2015

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Niên giám thống kê nước ngoài năm 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Các nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người khá đồng đều.

B. Các nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người là trên 50.000 USD.

C. GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

D. GDP bình quân đầu người không có sự chênh lệch giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Câu 53: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở:

A. nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.   

B. tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ môi trường.

C. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí

D. nhịp độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế hợp lí.

Câu 54: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng rõ nét nhất Việt Nam?

A. Tây Bắc   

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 55: Vấn đề dân số nổi bật nhất ở các nước phát triển là

A. bùng nổ dân số.  

B. tỉ lệ dân thành thị thấp.

C. già hóa dân số. 

D. nạn nhập cư trái phép.

Câu 56: Nguyên nhân chủ yêu nào sau đây làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên?

A. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường.  

B. Tổ chức sản xuất hợp lí.

C. Tăng cường sản xuất hàng hóa  

D. Nâng cao năng suất lao động.

Câu 57: Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta?

A. Nông-lâm-thủy sản.    

B. Công nghiệp năng và khoáng sản.

C. Tư liệu sản xuất.   

D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết  trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô lớn?

A. Đà Nẵng.                B. Nha Trang.  

C. Vũng Tàu.              D. Hà Nội.

Câu 59: Năng suất lúa của nước ta trong thời gian gần đây tăng nhanh, chủ yếu do

A. thời tiết ổn định hơn so với giai đoạn trước 

B. đẩy mạnh thâm canh.

C. kinh nghiệm của người dân được phát huy.

D. đẩy mạnh tăng vụ.

Câu 60: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình nước ta?

A. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.        

B. Có sự phân bậc theo độ cao.

C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.                             

D. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.

Câu 61: Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. giáp một vùng kinh tế và giáp biển.  

B. có biên giới chung với hai nước và giáp biển.

C. giáp Trung Quốc và giáp một vùng kinh tế.

D. giáp Lào và không giáp biển.

Câu 62: Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ

A. những thành tự trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

B. tăng cường giáo dục hướng  nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.

C. việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

D. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước  phát triển.

Câu 63: Đặc điểm thiên nhiên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm lớn.  

B. khí hậu phân mùa sâu sắc

C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa 

D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển.

Câu 64: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?

A. Ninh Bình.             B. Hậu Giang.

C. Bình Thuận.           D. Kiên Giang.

Câu 65: Vùng nào sau đây có mật độ dân sô cao nhất ở nước ta?

A. Đông Nam Bộ.   

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên  hải Nam Trung Bộ. 

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 66: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là

A. nội thủy.                

B. vùng tiếp giáp lãnh hải. 

C. lãnh hải.                 

D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 67: Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế

A. tăng thêm được một vụ lúa   

B. trồng được các loại rau cận nhiệt và ôn đới.

C. trồng được cây công nghiệp lâu năm. 

D. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.

Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nào?

A. Đông Bắc Bộ.           

B. Bắc Trung Bộ. 

C. Trung và Nam Bắc Bộ.   

D. Tây Bắc Bộ.

Câu 69: Biểu hiện  nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của ngành nội thương nước ta?

A.Sư phân bố của các cơ sở bán lẻ.

B. Số lượng các cơ sở buôn bán.

C. Tổng mức bán lẻ hàng hóa.    

D. Số lao động của ngành.

Câu 70: Công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay chiếm tỉ trọng lớn nhất do

A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.

B. giải quyết nhiều việc làm cho lao động nữ.

C. phân bố rộng khắp lãnh thổ.

D. chính sách phát triển của Nhà nước

Câu 71: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng có lưu lượng nước trung bình cao nhất ở sông Hồng là tháng

A. 10.                    B. 8.

C. 6.                      D.7.

Câu 72: Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là

A. thị trường xuất khẩu.

B. nhà nước có chính sách ưu đãi.

C. có nhiều giống cho năng suất cao.   

D. phát triển cơ sở chế biến.

Câu 73: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Bình.

B. Hà Tĩnh.

C. Thừa Thiên – Huế. 

D. Nghệ An.

Câu 74: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

B. Chính sách phát triển kinh tế miền núi của Nhà nước

C. Vị trí địa lí thuận lợi cho sự giao lưu với các vùng khác ở trong và ngoài nước

D. Lao động có  nhiều kinh nghiệm sản xuất các ngành công nghiệp truyển thống.

Câu 75: Ý nào sau đây không phải thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000?

A. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết. 

B. Sản lượng các ngành kinh tế tăng.

C. Giá trị xuất siêu ngay càng tăng.

D. Đời sống nhân dân được nâng cao.

Câu 76: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc?

A. Hoàng Liên Sơn.   

B. Con Voi.

C. Pu-Đen-Đinh.    

D. Phu Luông.

Câu 77: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. sức ép dân số đối với kinh tế -xã hội và môi trường.

B. tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.

C. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.

D. việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng.

Câu 78: Cho biểu đồ về các nhóm đất của nước ta qua các năm:

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ trên thể hiện nôi dụng nào sau đây?

A. Hiện trạng sử dụng đất nước ta năm 2010 và 2015.

B. Qui mô và cơ cấu các loại đất nước ta năm 2010 và 2015.

C. Tốc độ tăng trưởng diện tích các nhóm đất nước ta

D. Cơ cấu sử dụng đất nước ta năm 2010 và 2015.

Câu 79: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 20, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với ngành thủy sản nước ta?

A. An Giang là tỉnh có sản lượng nuôi trồng lớn nhất.         

B. Sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng.

C. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác   

D. Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất.

Câu 80: Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

(Đơn vị: nghìn tấn)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?

A. Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng đều tăng nhanh qua các năm.

B. Cà phê là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

C. Chè là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cao su.

D. Cao su là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Lời giải chi tiết

41 42 43 44 45
A C D D B
46 47 48 49 50
B D C C D
51 52 53 54 55
C C D C C
56 57 58 59 60
A C B B D
61 62 63 64 65
B A A B B
66 67 68 69 70
A B C C D
71 72 73 74 75
B A A A D
76 77 78 79 80
B D A D D

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close