Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 12

Quảng cáo

Đề bài

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1 eV = 1,6.10-19 J

Câu 1. Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thủy tinh thì

A. không bị lệch và không đổi màu 

B. chỉ bị lệch mà không đổi màu

C. chỉ đổi màu mà không bị lệch              

D. vừa bị lệch, vừa đổi màu

Câu 2. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng với ánh sáng đơn sắc có khoảng vân giao thoa là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 bên này đến vân tối thứ 4 bên kia so với vân trung tâm là

A. 1,5i.                                   B. 9i.  

C. i.                                        D. 8,5i.

Câu 3. Trạng thái dừng của nguyên tử

A. một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.

B. trạng thái trong đó mọi êlectrôn của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân.

C. trạng thái đứng yên của nguyên tử.

D. trạng thái chuyển động đều của nguyên tử.

Câu 4. Biết công thoát của electron khỏi kim loại Vônfram là 7,2.10-19 J. Giới hạn quang điện của Vônfram bằng

A. 0,675 μm.                    B. 0,305 μm.                         

C. 0,276 μm.                    D. 0,455 μm.

Câu 5. Hạt nhân  có cấu tạo gồm

A. 27p và 60n.                    B. 27p và 33n.                       

C. 33p và 27n.                    D. 33p và 27n.

Câu 6. Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với bước sóng 0,6 μm. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không th phát quang?

A. 0,38 μm.  B. 0,45 μm.                           

C. 0,50 μm.  D. 0,65 μm.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi chiếu xiên góc một tia sáng trắng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.

B. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

C. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.

D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

Câu 8. Các bức xạ nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần?

A. Tia hồng ngoại, tia tím, tia lục, tia tử ngoại

B. Tia hồng ngoại, tia đỏ, tia tím, tia tử ngoại

C. Tia tử ngoại,tia tím, tia đỏ, tia hồng ngoại 

D. Tia tử ngoại, tia lục, tia tím, tia hồng ngoại

Câu 9. Vật nung nóng trên 2000o C không thể phát ra

A. ánh sáng nhìn thấy được   

B. tia hồng ngoại                   

C. tia X                               

D. tia tử ngoại

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.

B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.

C. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.

Câu 11. Bức xạ nào được sử dụng để điều khiển việc đóng, mở cửa một cách tự động?

A. Tia X                               B. Tử ngoại   

C. Hồng ngoại                      D. Tia gamma

Câu 12. Chọn phát biểu đúng. Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào

A. hiện tượng tán sắc ánh sáng

B. hiện tượng quang điện trong

C. hiện tượng quang điện ngoài       

D. hiện tượng phát quang của chất rắn

Câu 13. Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ

A. các vật rắn, lỏng hay khí có khối lượng lớn khi bị nung nóng phát ra.

B. ánh sáng trắng qua một chất bị nung nóng phát ra.

C. các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra ánh sáng.

D. những vật bị nung nóng ở nhiệt độ trên 3000oC.

Câu 14. Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là

A. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

B. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

D. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu 15. Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có tính đơn sắc cao          

B. Có tính kết hợp cao          

C. Có cường độ lớn          

D. Có công suất lớn

Câu 16. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a được chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Trên màn cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng D (D >> a) ta thu được hệ vân giao thoa. Khoảng cách x từ vân trung tâm đến vân sáng bậc k trên màn quan sát là:

A. \(x=\dfrac{k\lambda D}{a}\)               B. \(x=\dfrac{k\lambda a}{D}\)

C. \(x=\dfrac{k\text{a}D}{\lambda }\)                D. \(x=\dfrac{k\lambda }{aD}\) 

Câu 17. Trong chân không, bức xạ đơn sắc lục có bước sóng là 0,55µm. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là

A. 2,62 eV                     B. 3,16 eV             

C. 2,26 eV                     D. 3,61eV

Câu 18: Chọn phát biểu sai khi nói về hạt nhân nguyên tử có nguyên tử số là Z và số khối A.
A. Số nơtron N chính là hiệu A-Z

B. Hạt nhân có Z prôtôn

C. Số khối A chính là số nuclôn tạo nên hạt nhân. 

D. Hạt nhân trung hòa về điện.                         

Câu 19: Bắn phá hạt nhân  bằng hạt α thu được một hạt proton và một hạt Oxi. Cho biết khối lượng các hạt nhân mN = 13,9992u; mp = 1,0073u; mα = 4,0015u ; mO = 16,9947u; u = 931MeV. Phản ứng này:

Athu năng lượng là 1,21 MeV 

B. thu năng lượng là 1,39.10-6 MeV

C. tỏa năng lượng là 1,39.10-6 MeV                              

D. Tỏa năng lượng 1,21 MeV 

Câu 20. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn quan sát là 2m. Ánh sáng chiếu vào 2 khe có bước sóng 0,65 µm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 5 (tính từ vân trung tâm) là

A. 7,15 mm  B. 6,50 mm                            

C. 5,85 mm    D. 5,20 mm.

Câu 21. Hạt nhân Đơteri  có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của proton là 1,0073u và khối lượng của notron là 1,0087u. Lấy 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân  là:

A. 2,02 MeV                          B. 2,23 MeV  

C. 1,86 MeV                          D. 0,67 MeV

Câu 22. Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En = - 0,85 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em = - 3,40 eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra xấp xỉ bằng

A. 0,654.10-5 m                     

B. 0,654.10-6 m                      

C. 0,487.10-6 m                     

D. 0,487.10-5 m

Câu 23. Thực hiện giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng λ1 = 0,42 μm và λ2 > λ1.Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 14 vân sáng. Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 2 vân,, bước sóng của λ2

A. 0,72 μm   B. 0,54 μm                            

C. 0,48 μm   D. 0,45 μm

Câu 24. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Y-âng, biết khoảng cách hai khe S1S2 = 0,35 mm, khoảng cách từ D = 1,5m và bước sóng λ = 0,7μm. Tìm khoảng cách của hai vân sáng liên tiếp?

A. 2 mm.                          B. 3 mm.                               

C. 4 mm.                           D.1,5mm.

 

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

1.B

2.D

3.A

4.C

5.B

6.D

7.A

8.C

9.C

10.B

11.C

12.B

13.C

14.A

15.D

16.A

17.C

18.D

19.A

20.C

21.B

22.C

23.B

24.B

Câu 1:

Phương pháp:

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị đổi màu khi đi qua lăng kính.

Tia sáng đơn sắc đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy của lăng kính.

Cách giải:

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị đổi màu khi đi qua lăng kính.

Tia sáng đơn sắc đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy của lăng kính.

→ Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi đi qua lăng kính thủy tinh thì chỉ bị lệch mà không đổi màu.

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp:

Vị trí vân sáng \({{x}_{s}}=k.i\)

Vị trí vân tối \({{x}_{t}}=\left( k-\frac{1}{2} \right).i\)

Cách giải:

Toạ độ của vân sáng bậc 5 và vân tối thứ 4 là: \(\left\{ \begin{align} & {{x}_{s5}}=5.i \\& {{x}_{t4}}=\left( 4-\frac{1}{2} \right).i=3,5i \\\end{align} \right.\)

Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối thứ 4 ở hai phía vân trung tâm là:

\(d=5i+3,5i=8,5i\)

Chọn D.

Câu 3:

Phương pháp:

Tiên đề về trạng thái dừng

- Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng.

Cách giải:

Từ lí thuyết tiên đề về trạng thái dừng ta có: Trạng thái dừng của nguyên tử là  một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.

Chọn A.

Câu 4:

Phương pháp:

Giới hạn quang điện:\({{\lambda }_{0}}=\frac{hc}{A}\)

Cách giải:

Giới hạn quang điện của Vonfram là:

\({{\lambda }_{0}}=\dfrac{hc}{A}=\dfrac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{7,{{2.10}^{-19}}}\)

\(=0,{{276.10}^{-6}}=0,276\mu m\) 

Chọn C.

Câu 5:

Phương pháp:

Hạt nhân  có A nuclon và Z proton, (A - Z) hạt notron.

Cách giải:

Hạt nhân  có cấu tạo gồm 27 proton, 33 notron.

Chọn B.

Câu 6:

Phương pháp:

Điều kiện quang phát quang là ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn bước sóng giới hạn:\(\lambda \le {{\lambda }_{0}}\)

Cách giải:

Điều kiện quang phát quang là ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn bước sóng giới hạn:

 \(\lambda \le {{\lambda }_{0}}\)

Vì chất này có \({{\lambda }_{0}}=0,6\mu m\) nên khi dùng ánh sáng có bước sóng 0,65μm sẽ không kích chất này phát quang. 

Chọn D.

Câu 7:

Phương pháp:

Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau: nđ < nt

Định luật khúc xạ ánh sáng: \({{n}_{1}}\sin i={{n}_{1}}\sin r\)

Cách giải:

- Ta có:

+ Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

+ Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

+ Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.

→ B, C, D đúng.

- Lại có: \({{n}_{1}}\sin i={{n}_{2}}\sin r\Rightarrow \sin r=\frac{{{n}_{1}}\sin i}{{{n}_{2}}}\)

→ Tuỳ thuộc vào \(\left[ \begin{align} & {{n}_{1}}>{{n}_{2}} \\& {{n}_{1}}<{{n}_{2}} \\\end{align} \right.\) mà ta xác định được tia nào lệch nhiều hơn.

→ Phát biểu sai là: Khi chiếu xiên góc một tia sáng trắng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.

Chọn A.

Câu 8:

Phương pháp:

Sử dụng bảng thang sóng điện từ

Cách giải:

Ta có:

  

→ Sắp xếp theo thứ tự tăng dần của bước sóng là: Tia tử ngoại,tia tím, tia đỏ, tia hồng ngoại.

Chọn C.

Câu 9:

Phương pháp:

Vật được nung nóng trên 20000C thì phát ra được tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại mạnh.

Cách giải:

Vật được nung nóng trên 20000C thì phát ra được tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại mạnh và không phát ra tia X.

Chọn C.

Câu 10:

Phương pháp:

- Tia tử ngoại là các bức xạ điện từ mà mắt ta không nhìn thấy được (còn gọi là các bức xạ ngoài vùng khả kiến) có bước sóng từ vài nanômét đến 0,38μm. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.

- Tác dụng của tia tử ngoại:

+ Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại hầu như trong suốt đối với thạch anh.

+ Có tác dụng lên phim ảnh.

+ Có thể gây ra các phản ứng hóa học.

+ Kích thích phát quang một số chất.

+ Làm ion hóa không khí.

+ Có tác dụng sinh học, hủy diệt tế bào.

Cách giải:

Tia tử ngoại bị thủy tinh hoặc nước hấp thụ mạnh.

Chọn B.

Câu 11:

Tia hồng ngoại được dùng cho các thiết bị đóng mở tự động.

Chọn C.

Câu 12:

Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào hiện tượng quang điện trong.

Chọn B.

Câu 13:

Phương pháp:

Nguồn phát của quang phổ vạch phát xạ: Các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích (đốt nóng hay phóng điện qua)

Cách giải:

Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch phát xạ là các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra ánh sáng.

Chọn C.

Câu 14:

Phương pháp:

Quang phổ liên tục:

+ Nguồn phát: Các chất rắn, chất lỏng và chất khí có áp suất lớn khi bị nung nóng sẽ phát ra quang phổ liên tục.

+ Đặc điểm: Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ.

Cách giải:

Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

Chọn A.

Câu 15:

Phương pháp:

Tia laze có đặc điểm:

+ Có tính đơn sắc rất cao

+ Có tính định hướng rất cao

+ Có tính kết hợp rất cao

+ Cường độ lớn.

Cách giải:

Tia laze có đặc điểm: Có tính đơn sắc, tính định hướng, tính kết hợp rất cao và có cường độ lớn.

Tia laze không có đặc điểm: Có công suất lớn.

Chọn D.

Câu 16:

Phương pháp:

Vị trí vân sáng:\({{x}_{s}}=k.\dfrac{\lambda D}{a}\)

Cách giải:

Khoảng cách x từ vân trung tâm đến vân sáng bậc k trên màn quan sát là: \({{x}_{sk}}=k.\dfrac{\lambda D}{a}\)

Chọn A.

Câu 17:

Phương pháp:

Công thức tính năng lượng photon: \(\varepsilon =\dfrac{hc}{\lambda }\)

Đổi đơn vị \(1eV=1,{{6.10}^{-19}}J\)

Cách giải :

Năng lượng của photon: \(\varepsilon =\dfrac{hc}{\lambda }=\dfrac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{0,{{55.10}^{-6}}}\)

\(=36,{{1.10}^{-20}}J\)

Đổi đơn vị: \(1eV=1,{{6.10}^{-19}}J\)

Nên\(\varepsilon =\dfrac{36,{{1.10}^{-20}}}{1,{{6.10}^{-19}}}=2,26eV\)

Chọn C.

Câu 18:

Phương pháp:

Hạt nhân \({}_{Z}^{A}X\)có:

+ Z là số hiệu là số thứ tự của hạt nhân X trong bảng tuần hoàn, chính bằng số proton trong hạt nhân.

+ A là số khối, bằng số nuclon của hạt nhân.

+ N là số notron với : N = A – Z.

Cách giải:

Hạt nhân \({}_{Z}^{A}X\) có :

+ Z là số hiệu là số thứ tự của hạt nhân X trong bảng tuần hoàn, chính bằng số proton trong hạt nhân.

+ A là số khối, bằng số nuclon của hạt nhân.

+ N là số notron với : N = A – Z.

→ Hạt nhân có điện tích + Ze

→ Phát biểu sai là : Hạt nhân trung hoà về điện.

Chọn D.

Câu 19:

Phương pháp:

Sử dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích để viết phương trình phản ứng.

Năng lượng của phản ứng : \(\Delta E=\left( {{m}_{s}}-{{m}_{trc}} \right).{{c}^{2}}\)

Nếu ∆E > 0 thì phản ứng thu năng lượng, nếu ∆E < 0 thì phản ứng tỏa năng lượng.

Cách giải:

Phương trình phản ứng hạt nhân : \({}_{2}^{4}He+{}_{7}^{14}N\to {}_{1}^{1}p+{}_{8}^{17}O\)

Áp dụng công thức tính năng lượng của phản ứng :

\(\Delta E=\left( {{m}_{s}}-{{m}_{trc}} \right).{{c}^{2}}\)

\(=({{m}_{p}}+{{m}_{O}}-{{m}_{He}}-{{m}_{N}}).{{c}^{2}} \\\)

\(\Rightarrow \Delta E\) =( 1,0073 + 16,9947 - 4,0015 - 13,9992 ) . 93 =1,21MeV

Do ∆E > 0 nên phản ứng thu năng lượng 1,21 MeV.

Chọn A.

Câu 20:

Phương pháp:

Vị trí vân tối thứ k :\({{x}_{t}}=\left( k-\frac{1}{2} \right).\frac{\lambda D}{a}\)

Cách giải:

Vị trí vân tối thứ 5 :

\({{x}_{t5}}=\left( k-\frac{1}{2} \right).\frac{\lambda D}{a}\)

\(=\left( 5-\frac{1}{2} \right).\frac{0,65.2}{1}=5,85mm\)

→ Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 5 là 5,85mm.

Chọn C.

Câu 21:

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính năng lượng liên kết hạt nhân :

 \({{\text{W}}_{lk}}=\text{ }\!\![\!\!\text{ }Z.{{m}_{p}}+(A-Z).{{m}_{n}}-{{m}_{X}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }.{{c}^{2}}\)

\(=\text{ }\!\![\!\!\text{ }Z.{{m}_{p}}+(A-Z).{{m}_{n}}-{{m}_{X}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }{{.931}_{{}}}(MeV)\)

Cách giải:

Áp dụng công thức tính năng lượng liên kết hạt nhân : 

\({{\text{W}}_{lk}}=\text{ }\!\![\!\!\text{ }Z.{{m}_{p}}+(A-Z).{{m}_{n}}-{{m}_{X}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }.{{c}^{2}}\)

\(=\text{ }\!\![\!\!\text{ }Z.{{m}_{p}}+(A-Z).{{m}_{n}}-{{m}_{X}}\text{ }\!\!]\!\!\text{ }{{.931}_{{}}}(MeV) \\ \)

\(\Rightarrow {{\text{W}}_{lk}}\) = (1 . 1,0073 + (2-1) . 1,0087 - 2,0136 ) . 931 = 2,23MeV

Chọn B.

Câu 22:

Phương pháp:

Khi hạt nhân Hidro chuyển từ mức năng lượng Em sang mức năng lượng En thì nó phát ra (hoặc hấp thụ) một photon có năng lượng \(\varepsilon =\dfrac{hc}{\lambda }={{E}_{n}}-{{E}_{m}}\)

Cách giải:

Khi hạt nhân Hidro chuyển từ mức năng lượng Em sang mức năng lượng En thì nó phát ra (hoặc hấp thụ) một photon có năng lượng :

 \( \varepsilon =\dfrac{hc}{\lambda }={{E}_{n}}-{{E}_{m}}\)

\(=(-0,85)-(-3,40)=2,55eV\)

\(=4,{{08.10}^{-19}}J \\ \Rightarrow \lambda =\dfrac{hc}{\varepsilon }=\dfrac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{4,{{08.10}^{-19}}}\)

\(=0,{{48.10}^{-6}}m=0,48\mu m \\\)

Chọn C.

Câu 23:

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i=\dfrac{\lambda D}{a}\)

Vì hai ánh sáng cùng cho các vân sáng, nên vị trí hai vân sáng trùng nhau thỏa mãn :

\(x=k.\dfrac{{{\lambda }_{1}}.D}{a}=k'.\dfrac{{{\lambda }_{2}}.D}{a}\)\(\Rightarrow \dfrac{i}{i'}=\dfrac{{{\lambda }_{1}}}{{{\lambda }_{2}}}=\dfrac{k'}{k}\)

Khi tỉ số là phân số tối giản thì ta có khoảng vân trùng.

Cách giải:

Áp dụng công thức tính khoảng vân \(i=\frac{\lambda D}{a}\)

Vì hai ánh sáng cùng cho các vân sáng, nên vị trí hai vân sáng trùng nhau thỏa mãn :

\(x=k.\dfrac{{{\lambda }_{1}}.D}{a}=k'.\dfrac{{{\lambda }_{2}}.D}{a}\) \(\Rightarrow \dfrac{i}{i'}=\dfrac{{{\lambda }_{1}}}{{{\lambda }_{2}}}=\frac{k'}{k}\)

Khi tỉ số là phân số tối giản thì ta có khoảng vân trùng.

Đề bài cho trong khoảng giữa hai vân trùng nhau có 14 vân sáng của hai bức xạ.

Vậy ta có tổng số vân sáng trong đoạn giữa hai vân là :

 \(k+k'=14+2=16\) vân (tính cả hai vị trí trùng nhau).

Mặt khác số vân sáng lệch nhau 2 nên ta có: \(kk'=2\)

Ta có hệ : 

\(\left\{ \begin{align}& k+k'=16 \\& k-k'=2 \\\end{align}\right.\) \(\Rightarrow \left\{ \begin{align}& k=9 \\& k'=7 \\\end{align} \right.\)

Thay vào công thức trên ta có :

 \(\dfrac{{{\lambda }_{1}}}{{{\lambda }_{2}}}=\dfrac{k'}{k}\Rightarrow \dfrac{0,42}{{{\lambda }_{2}}}=\dfrac{7}{9}\Rightarrow {{\lambda }_{2}}=0,54\mu m\)

Chọn B.

Câu 24:

Phương pháp:

Khoảng vân i là khoản cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp.

Khoảng vân : \(i=\dfrac{\lambda D}{a}\)

Cách giải:

Khoảng cách của hai vân sáng liên tiếp là :

\(i=\dfrac{\lambda D}{a}=\dfrac{0,7.1,5}{0,35}={{3}_{{}}}mm\)

Chọn B.

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

 

Quảng cáo
close