Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 - Vật lí 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Vật lí 11 Quảng cáo
Đề bài Câu 1: Nguyên nhân cơ bản gây ra điện trở của kim loại là do: A. sự va chạm của các êlectron tự do với các ion ở nút mạng tinh thể. B. cấu trúc mạng tinh thể của kim loại. C. nhiệt độ của kim loại thay đổi. D. chuyển động nhiệt của các êlectron tự do trong kim loại. Câu 2: Một sợi dây đồng có điện trở R = 74 Ω ở 500 C. Đồng có hệ số nhiệt điện trở α = 4,3.10-3 K-1. Cho nhiệt độ ban đầu của dây đồng t0 = 00 C. Điện trở của dây đó ở 1000 C là: A. 50,1 Ω. B. 60,8 Ω. C. 87,1Ω. D. 102 Ω. Câu 3: Một êlectron bay vào điện trường đều có E = 100 V/m với vận tốc ban đầu tại điểm M trong điện trường là v0 = 300 km/s, cùng hướng với đường sức. Tính quãng đường của êlectron đi được từ điểm M cho đến khi vận tốc bằng 0 (Bỏ qua tác dụng của trọng trường). A. 3,8 mm. B. 5 mm. C. 2,6 mm. D. 4,2 mm Câu 4: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của: A. các ion âm ngược chiều điện trường. B. các ion dương cùng chiều điện trường. C. các êlectron tự do ngược chiều điện trường. D. các prôtôn cùng chiều điện trường Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ. Trên cácbóng đèn có ghi Đ1 (6 V- 3 W), Đ2 (3 V- 1,5 W). Để các đèn đều sáng bình thường thì R phải có giá trị là A. 3 Ω. B. 6 Ω. C. 4,5 Ω. D. 4 Ω. Câu 6: Một ấm điện dùng U = 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ 200C trong t = 10 phút. Hiệu suất của ấm là 90%. Cho nhiệt dung riêng của nước C = 4190 J/kg.K. Tính công suất của ấm. A. 1000 W. B. 931 W. C. 800 W. D. 1200 W. Câu 7: Công của lực điện trường khi dịch chuyển một điện tích q = 10-7 C từ điểm A đến điểm B trong một điện trường đều là 3.10-5 J. Hiệu điện thế giữa hai điểm A B là: A. 30 V. B. \(\dfrac{{100}}{3}V\) . C. 300 V. D. \(\dfrac{{10}}{3}V\). Câu 8: Theo quy ước thông thường, chiều dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của : A. các điện tích dương. B. các ion âm C. các êlectron. D. các prôtôn. Câu 9: Mắc một điện trở R = 3Ω vào hai đầu nguồn điện có điện trở trong r = 1 Ω, suất điện động x = 12 V. Hiệu suất của nguồn điện là: A. H = 75%. B. H = 66,7% C. H = 25%. D. H = 33,3%. Câu 10: Khi cần mạ bạc cho vỏ một chiếc đồng hồ, thì: A. chọn dung dịch điện phân là muối bạc. B. vỏ chiếc đồng hồ treo vào cực âm. C. anốt làm bằng bạc. D. Cả ba đáp án. Câu 11: Chọn câu sai. A. Khối lượng của prôton là m = 9,1.10-31 kg. B. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. C. Điện tích của êlectron có giá trị tuyệt đối là \(\left| e \right| = 1,{6.10^{ - 19}}C\). D. Đơn vị điện tích là Culông (C). Câu 12: Trong các dung dịch điện phân, hạt tải điện: A. chỉ là các ion âm. B. chỉ là các ion dương. C. là các ion dương và ion âm. D. chỉ là các êlectron tự do. Câu 13: Một hạt bụi có trọng lượng 2,0.10-14N nằm cân bằng bên trong hai tấm kim loại phẳng song song, nằm ngang cách nhau 12 mm. Hiệu điện thế giữa hai tấm bằng 1,5 kV. Độ lớn điện tích của hạt bụi bằng A. 1,6.10-13 C. B. 1,6.10-19 C. C. 3,6.10-10 C. D. 3,6.10-13 C. Câu 14: Trong hiện tượng siêu dẫn, khi nhiệt độ của vật dẫn giảm xuống dưới nhiệt độ tới hạn Tc nào đó thì điện trở của vật dẫn sẽ : A. tăng đến vô cùng B. không thay đổi. C. giảm tỉ lệ với nhiệt độ. D. giảm đến 0. Câu 15: Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Trong hệ SI, lực tương tác giữa hai điện tích là: A. \(F = {9.10^{ - 9}}.\dfrac{{\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\) B. \(F = {9.10^9}\dfrac{{{q_1}.{q_2}}}{{{r^{}}}}.\) C. \(F = {9.10^9}\dfrac{{{q_1}.{q_2}}}{{{r^2}}}.\) D. \(F = {9.10^9}.\dfrac{{\left| {{q_1}.{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}.\) Câu 16: Cho bộ nguồn gồm 8 pin giống nhau được ghép thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 4 pin ghép nối tiếp với nhau. Mỗi pin có suất điện động x = 1 V và điện trở trong r = 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là A. xb = 4 V, rb = 4 Ω. B. xb = 6 V, rb = 4 Ω. C. xb = 4 V, rb = 2 Ω. D. xb = 6 V, rb = 2 Ω. Câu 17: Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có anốt bằng đồng. Hiệu điện thế đặt vào hai cực là 6 V. Sau 16 phút 5 giây, lượng đồng bám vào cực âm là 0,48 g (Cho Cu có A = 64, n = 2). Điện trở của bình điện phân là A. 3 Ω. B. 4 Ω. C. 2 Ω. D. 5 Ω. Câu 18: Bộ nguồn gồm 24 acquy mắc hỗn hợp đối xứng ( gồm n dãy mắc song song, mỗi dãy có m nguồn mắc nối tiếp). Mỗi acquy có e0 = 2 V, r0 = 0,3 Ω. Điện trở mạch ngoài R = 0,2 Ω. Dòng điện cung cấp cho mạch ngoài có giá trị cực đại là : A. 10 A. B. 12 A. C. 13 A. D. 20 A. II. Tự luận: 4 điểm. Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động ξ = 12V và điện trở trong r = 0,1W. Các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = 2W, R3 = 4W, R4 = 4,4W. Bỏ qua điện trở dây nối. a. Tính tổng trở mạch ngoài, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở mạch ngoài? b. Tính hiệu suất của nguồn điện và hiệu điện thế giữa hai điểm C và D? c. Nối C và D bằng một ampe kế có điện trở RA = 0. Tính số chỉ ampe kế khi đó? Lời giải chi tiết I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm)
II. Tự luận: (4 điểm) a: 2 điểm. + Phân tích mạch ngoài: Mạch gồm {R1 // (R2 nt R3)}nt R4; R23 = R2 + R3 = 6 W; => RAB = 1,5 W; => RN = RAB + R4 = 5,9 W; + Tính I = ξ/(RN + r) = 2 A; => I4 = 2 A; UAB = I.RAB = 3 V = U1 = U23 => I1 = U1/R1 = 1,5 A; I23 = U23/R23 = 0,5 A = I2 = I3; b. 1 điểm. + hiệu suất của nguồn điện: H = (1 - I.r/ξ).100% = 98,3 % + Hiệu điện thế giữa hai điểm C và D: UCD = U3 + U4 = I3.R3 + I4.R4 = 10,8 V; c. 1 điểm; Phân tích mạch: Mạch gồm: {(R3 // R4) nt R1)}// R2 R34 = 44/21 W; => R134 = 86/21 W; RN = 43/32 W; => I = ξ/(RN + r) = 640/77 A; UAD = I.RN = 860/77 V = U2 = U134; => I2 = U2/R2 = 430/77 A; I134 = I - I2 = 30/11 A = I1 = I34; => U34 = I34.R34 = 40/7 V = U3 = U4; => I3 = U3/R3 = 10/7 A; IA = I2 + I3 = 540/77 A = 7,01 A; Hoặc IA = I – I4 = 7,01 A Xem lời giải chi tiết đề thi học kì 1 tại Tuyensinh247.com Loigiaihay.com
Quảng cáo
|