Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 9Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 9 Quảng cáo
Đề bài I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1. Mối quan hệ đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là A. Hợp tác B. Cộng sinh C. Dinh dưỡng D. Hội sinh 2. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của 1 quần thể? A. Mật độ B. Cấu trúc tuổi C. Độ đa dạng D. Tỉ lệ đực cái 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể ? A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời C. Có khả năng sinh sản D. Có quan hệ với môi trường 4. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết có ý nghĩa: A. Tạo dòng thuần. B. Củng cố và giữ ổn định những tính trạng mong muốn C. Đánh giá được kiểu gen, loại bỏ những gen xấu. D. Cả A, B và C đều đúng. 5. Ưu thế lai biêu hiện cao nhất ở A. F1 B. F2 C. Tất cả các thế hệ lai D. Thế hệ lai thứ 2 Câu 2. Các yếu tố sau đây là những đặc điểm của cây ưa sáng và cây ưa bóng. Em Hãy chọn ra những đặc điểm phù hợp cho từng loại cây rồi ghi vào phần trả lời bên dưới: A. Thân gỗ cao, to. B. Lá to, màu xanh sẫm C. Tán cây to mọc phần ngọn cây D. Tán cây vừa và nhỏ, dạng lùn, bụi E. Tán cây thấp, nhỏ, mem F. Lá nhỏ, xanh nhạt Trả lời: - Cây ưa sáng: ……… - Cây ưa bóng: ……… II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Theo em đó là những hậu quả gì? Câu 2. Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ. Phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. Câu 3. Giải thích cách làm của 2 biện pháp sau: - Biện pháp xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt - Biện pháp trồng cây gây rừng để điều hoà khí hậu Lời giải chi tiết I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1.
1. Mối quan hệ đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là: mối quan hệ dinh dưỡng Chọn C 2. Độ đa dạng không phải là dấu hiệu đặc trưng của 1 quần thể Chọn C 3. Quần thể không phải tập hợp ngẫu nhiên nhất thời Chọn B 4. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết có ý nghĩa: - Tạo dòng thuần. - Củng cố và giữ ổn định những tính trạng mong muốn - Đánh giá được kiểu gen, loại bỏ những gen xấu. Chọn D 5. Ưu thế lai biêu hiện cao nhất ở F1 Chọn A Câu 2 . - Cây ưa sáng chọn: a, c, f - Cây ưa bóng chọn: b, d, e II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1. Chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ gây ra những hậu quả sau: - Mất cây rừng, gây xói mòn, lở đất - Không có cây rừng cản khi mưa gây lũ quét, ô nhiễm môi trường, mất tài sản và ảnh hưởng tới tính mạng con người - Nước không thấm được sâu, lượng nước ngầm giảm. - Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở, làm giảm sự đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái... Câu 2. - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). - Ví dụ: hệ sinh thái rừng nhiệt đới... - Phân tích các thành phần trong hệ sinh thái: + Thành phần vô sinh: nước, ánh sáng, nhiệt độ... + Sinh vật sản xuất: thực vật + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt + Sinh vật phân giải: nấm, vi khuẩn Câu 3 - Biện pháp xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt: Xây dựng các quy trình kỹ thuật để xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường. Không lạm dụng chất hoá học và thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trên đồng ruộng; tăng cường sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học. Các rác thải từ bệnh viện cần phải được xử lý, tiệt trùng cẩn thận trước khi đưa vào xử lý chung với các chất thải khác v.v… - Biện pháp trồng cây gây rừng để điều hoà khí hậu: Ngăn cấm chặt phá các khu rừng già, trồng rừng ở các sườn dốc, đồi trọc để hạn chế lũ. Bảo vệ rừng ở đầu nguồn để tăng khả năng giữ nước của rừng. Vừa quy hoạch hợp lý giữa việc khai thác tài nguyên rừng, vừa phục hồi, bảo tồn và phát triển chúng. Tạo điều kiện để cây rừng phát triển và bảo vệ môi trường sống của thú rừng. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|