Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 10 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1: Sự kiện luôn diễn ra trong kì đầu I - giảm phân là A. nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. B. trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng. C. màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào dần biến mất. D. nhiễm sắc thể kép tách thành nhiễm sắc thể đơn và dần co xoắn lại. Câu 2: Vi sinh vật quang dị dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ A. ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ. C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ. Câu 3: Thế nào là môi trường tổng hợp? A. Môi trường mà chất dinh dưỡng có cả ở động vật và thực vật. B. Môi trường mà thành phần các chất hoá học đã được biết. C. Môi trường có đủ các thành phần (cacbohiđrat, lipit, prôtêin, muối…). D. Môi trường mà thành phần các chất hoá học và số lượng đã được biết. Câu 4: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia trong nguyên phân ? A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa. B. Kỳ sau, kỳ giữa, Kỳ đầu, kỳ cuối. C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối. Câu 5: Hô hấp tế bào là A. Quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO2 , H2O và năng lượng. B. Quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành O2 , H2O và năng lượng. C. Quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO, H2O và năng lượng. D. Quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải thành CO2 , H2O và năng lượng nhiệt. Câu 6: Tổng khối lượng các phân tử ADN trong nhân của một loài sinh vật nhân thực (2n = 8) là 24.104 đvC. Một tế bào của loài sinh vật này tiến hành nguyên phân một số đợt. Khi lấy tất cả các tế bào đang ở kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng, người ta tính được tổng khối lượng của các phân tử ADN trong nhân là 384.104 đvC. Số phân tử ADN được tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là: A. 240 B. 112 C. 48 D. 16 Câu 7: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là: A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 8: Nếu lúc bắt đầu nuôi có 15 tế bào vi khuẩn thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có quần thể gồm 3840 tế bào? A. 32 B. 16 C. 12 D. 8 Câu 9: Trong gia đình có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện những quá trình nào sau đây? (1) Làm tương (2) Muối dưa (3) Muối cà (4) Làm nước mắm (5) Làm giấm (6) Làm rượu (7) Làm sữa chua A. (1), (3), (2), (7) B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (7). D. (4), (5), (6), (7). Câu 10: Cho các phát biểu sau: (1) Quang hợp và hóa tổng hợp là hai con đường đồng hóa cacbon của vi sinh vật tự dưỡng (2) Quang hợp là đặc trưng cho sinh vật bậc thấp, tảo và một số loài vi khuẩn còn hóa tổng hợp đặc trưng cho các vi khuẩn khác. (3) Pha sáng của quang hợp phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng. (4) Pha sáng của quang hợp xảy ra trong ti thể của tế bào. (5) Pha tối xảy ra trong chất nền của lục lạp Có bao nhiêu phát biểu sai ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng hình thức nào sau đây? A. Nảy chồi. B. Phân đôi. C. Hữu tính. D. Tiếp hợp. Câu 12: Sản phẩm được tạo ra ở pha tối của quang hợp là: A. CO2 và H2O B. ATP và NADPH C. CO2 và (CH2O)n D. (CH2O)n Câu 13: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân? A. Glucôzơ → H2O + năng lượng. B. Glucôzơ → axit piruvic + năng lượng C. Glucôzơ → CO2 + năng lượng. D. Glucôzơ → CO2 + H2O Câu 14: Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại? A. Trong không khí. B. Trong sữa chua. C. Trong đất ẩm. D. Trong máu động vật. Câu 15: Trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật sinh trưởng trải qua các pha theo thứ tự là: A. Cân bằng, tiềm phát, luỹ thừa, suy vong. B. Luỹ thừa, tiềm phát, cân bằng, suy vong. C. Cân bằng, luỹ thừa, tiềm phát, suy vong. D. Tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng, suy vong. Câu 16: Ở người (2n = 46), vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có: A. 92 NST kép B. 46 cromatit C. 92 tâm động D. 46 NST đơn. Câu 17: Có 7 tế bào vi sinh vật có thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ các tế bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu? A. 192. B. 384. C. 540. D. 448. Câu 18: Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc? A. Rượu. B. Chất kháng sinh. C. Phoocmalđêhit. D. Các chất phênol. Câu 19: Từ 10 tế bào sinh dục sơ khai đực (tinh nguyên bào) nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo thành các tế bào con, 100% tế bào con tạo thành đều trở thành tế bào sinh tinh để giảm phân tạo thành tinh trùng. Tất cả các tinh trùng sau đó đều tham gia thụ tinh nhưng chỉ tạo thành duy nhất 1 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng gần bằng A. 0,01%. B. 0,001%. C. 0,078%. D. 0,313%. Câu 20: Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn chủng 2 thì ngược lại không tự tổng hợp được axit folic nhưng tự tổng hợp được phêninalanin. Cho các nhận định sau: (I) Nuôi chủng 1 trong môi trường đủ các chất dinh dưỡng khác nhưng thiếu phêninalanin thì chủng 1 không sinh trưởng được. (II) Nuôi chủng 2 trong môi trường có đủ axit folic và các chất dinh dưỡng khác thì chủng 2 sinh trưởng được. (III) Nuôi chung 2 chủng vi khuẩn này trong môi trường thiếu cả axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác thì 2 chủng vẫn sinh trưởng được. (IV) Nuôi chủng 1 trong môi trường có đủ axit folic và các chất dinh dưỡng khác cần thiết thì chủng 1 sinh trưởng được. (V) Phải nuôi chung 2 chủng vi khuẩn này trong môi trường đầy đủ cả axit folic, phêninalanin và các chất dinh dưỡng khác thì 2 chủng mới sinh trưởng được. Trong số 5 nhận định trên, số lượng nhận định đúng là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 (NB): Chọn A Câu 2 (NB): Căn cứ vào nguồn năng lượng, nguồn cacbon vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng: + Quang tự dưỡng: Ánh sáng – CO2 + Quang dị dưỡng: Ánh sáng – Chất hữu cơ + Hóa tự dưỡng: Chất vô cơ (NH4+; NO2-…) – CO2 + Quang dị dưỡng: Chất hữu cơ – Chất hữu Cách giải: Hình thức quang dị dưỡng có: + Nguồn năng lượng: Ánh sáng + Nguồn cacbon: Chất hữu cơ Chọn B Câu 3 (NB): - Trong phòng thí nghiệm; căn cứ vào các chất dinh dưỡng; môi trường nuôi cấy vi sinh vật chia thành ba loại cơ bản: Môi trường tự nhiên (gồm các chất tự nhiên): dịch chiết khoai tây,... Môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết thành phần và lượng các chất hóa học): dung dịch đường glucose 10%,... Môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học): canh thịt + 10ml dung dịch đường glucose 10% Cách giải: Môi trường tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần và lượng các chất hóa học: VD: dung dịch đường glucose 10%,... Chọn D Câu 4 (NB): Chọn C Câu 5 (NB): Chọn A Câu 6 (VDC): - Một tế bào nguyên phân k lần tạo ra 2k tế bào con. → Số tế bào con tạo ra 2k = 384.104/24.104 = 16 tế bào. → Tổng số phân tử ADN con được tổng hợp = 16 × 8 = 128 phân tử. → Tổng số phân tử ADN con được tổng hợp hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là 128 – 8 × 2 = 112 phân tử (nhân 2 vì mỗi phân tử ADN ban đầu có 2 mạch, mà mỗi mạch đó lại nằm trong 1 phân tử ADN khác nhau) Chọn B. Câu 7 (TH): Chọn C Câu 8 (TH): Sử dụng công thức tính số tế bào tạo thành sau n lần phân chia: Nt = N0 × 2n N0 là số lượng tế bào ở thời điểm t0; Nt là số lượng tế bào ở thời điểm t; n là số thế hệ Cách giải: Gọi số lần phân chia là n ta có 3840 = 15 × 2n →n = 8 Chọn D Câu 9 (TH): (1),(4): phân giải protein (5), (6): lên men rượu Chọn C Câu 10 (TH): (2) sai, quang hợp đặc trưng cho thực vật, tảo. (3) đúng, vì cần ánh sáng để xảy ra phản ứng quang phân li nước. (4) sai, pha sáng diễn ra trong xoang tilacoit. (5) đúng. Chọn B Câu 11 (NB): Chọn B Câu 12 (TH): Chọn D Câu 13 (NB): Chọn B Câu 14 (TH): Chọn B Câu 15 (NB): Chọn D Câu 16 (TH): Chọn C Câu 17 (VD): Bước 1: Tính số lần phân chia \(n = \dfrac{t}{g}\); t là thời gian; g là thời gian thế hệ Bước 2: Tính số lượng tế bào Sử dụng công thức tính số tế bào tạo thành sau n lần phân chia: Nt = N0 × 2n N0 là số lượng tế bào ở thời điểm t0; Nt là số lượng tế bào ở thời điểm t; n là số thế hệ Cách giải: Đổi 3 giời = 180 phút Số lần phân chia của các tế bào là: \(\dfrac{{180}}{{30}} = 6\) 7 tế bào phân chia 6 lần, số lượng tế bào tạo thành là 7 × 26 = 448. Chọn D Câu 18 (NB): Chọn B Câu 19 (VD): Bước 1: Tính số tế bào sinh tinh được tạo ra: 1 tế bào nguyên phân n lần tạo 2x tế bào con Bước 2: tính số tinh trùng được tạo ra: Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo 4 tinh trùng. Bước 3: Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng: \(H = \dfrac{{Hop\,tu}}{{Tinh\,trung}} \times 100\%\) Cách giải: Từ 10 tế bào sinh dục sơ khai đực (tinh nguyên bào) nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo: 10 × 25 = 320 tế bào sinh tinh. 320 tế bào sinh tinh giảm phân tạo 320 × 4 = 1280 tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: \(H = \dfrac{1}{{1280}} \times 100\% \approx 0,078\%\) Chọn C Câu 20 (VD): Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng của VSV với một lượng nhỏ nhưng một số chúng không tự tổng hợp được. + VSV khuyết dưỡng: VSV không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng + VSV nguyên dưỡng: VSV tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng Cách giải: Chủng 1: Nguyên dưỡng với axit folic; khuyết dưỡng: Phe Chủng 2: Nguyên dưỡng với Phe; khuyết dưỡng: axit folic I đúng, vì chủng 1 không tự tổng hợp được Phe nên không sinh trưởng được II đúng, vì môi trường đã cung cấp axit folic nên chủng 2 sinh trưởng được. III sai, chủng 2 không tự tổng hợp được axit folic nên không thể sinh trưởng ở môi trường thiếu axit folic. IV đúng. V đúng. Chọn C Loigiaihay.com
Quảng cáo
|