Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 3

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Hóa học là ngành khoa học nghiên cứu:

  • A

    Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

  • B

    Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

  • C

    Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

  • D

    Các chất và sự biến đổi các chất

Câu 2 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A

    0,65 kg và 24 kg

  • B

    0,65 kg và 240 kg

  • C

    6,5 kg và 2400 kg

  • D
    0,065 kg và 240 kg
Câu 3 :

Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

  • A

    Thủy tinh      

  • B

    Gốm

  • C

    Kim loại

  • D

    Cao su

Câu 4 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A

    Phơi củi cho thật khô.

  • B

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D

    Chẻ nhỏ củi.

Câu 5 :

Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

  • A

    muối ăn         

  • B

    nước mắm     

  • C

    đường ăn       

  • D

    dầu ăn

Câu 6 :

Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt?

  • A

    Thể dẻo.

  • B

    Thẻ rắn.

  • C

    Thể khí.

  • D

    Thể lỏng.

Câu 7 :

Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:

  • A

    Đồng hồ quả lắc

  • B

    Đồng hồ hẹn giờ

  • C
    Đồng hồ bấm bấm giây
  • D
    Đồng hồ đeo tay
Câu 8 :

Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất ghi lại được là -89oC, khi đó oxygen ở thể gì?

  • A

    Rắn

  • B

    Lỏng

  • C

    Khí     

  • D

    Lỏng và rắn

Câu 9 :

Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính bao gồm:

  • A

    Vật kính, thị kính

  • B

    Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

  • C

    Đèn, gương, màn chắn sáng

  • D

    Ốc to, ốc nhỏ

Câu 10 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Câu 11 :

Theo em, việc nghiên tìm và tìm ra vaccine chống bệnh sốt xuất huyết (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

  • A

    Hoạt động nghiên cứu khoa học.

  • B

    Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.

  • C

    Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

  • D

    Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.

Câu 12 :

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

  • A

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • B

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm

  • C

    Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • D

    Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Câu 13 :

Tại sao robot không phải là vật sống

  • A

    Không thể trao đổi chất

  • B

    Không thể sinh sản

  • C

    Không thể sinh trưởng và phát triển

  • D

    Cả ba đáp án trên

Câu 14 :

Sự sôi là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

  • B

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • C

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 15 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Ghép các hiện tượng với quá trình chuyển thể tương ứng?

Sương tan khi nắng lên

Nước trong hồ đóng băng khi trời lạnh

Nến chảy ra khi bị đốt cháy

Sự nóng chảy

Sự đông đặc

Sự bay hơi

Câu 16 :

Khi sử dụng kính lúp, chúng ta thực hiện mấy bước

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 17 :

Cho các bước như sau:

1) Thực hiện phép đo nhiệt độ

2) Ước lượng nhiệt độ của vật

3) Hiệu chỉnh nhiệt kế

4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp

5) Đọc và ghi kết quả đo

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:

  • A

    2, 4, 3, 1, 5

  • B

    1, 4, 2, 3, 5

  • C

    1, 2, 3, 4, 5

  • D

    3, 2, 4, 1, 5

Câu 18 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Câu 19 :

Hai biển báo dưới có đặc điểm gì chung

  • A

    Đều là biển cấm thực hiện

  • B

    Đều là biển bắt buộc thực hiện

  • C

    Đều là biển được thực hiện

  • D

    Đều là biển cảnh báo nguy hiểm

Câu 20 :

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

  • A

    tấn

  • B

    miligam

  • C

    kilôgam

  • D

    gam

Câu 21 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Bấm vào các từ/ cụm từ chỉ chất trong câu dưới đây:

Dây điện

lõi

bằng

đồng

, vỏ

thường làm bằng

nhựa.

Câu 22 :

Nhận định nào đúng về tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

  • A
    Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống.
  • B
    Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • C
    Tìm ra cách điều chế thuôc sử dụng để chữa bệnh
  • D
    Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích...
Câu 23 :

Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất?

  • A

    Than đá         

  • B

    Dầu mỏ    

  • C

    Gió 

  • D

    Khí đốt

Câu 24 :

Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là:

  • A

    vật liệu.

  • B

    nhiên liệu.

  • C

    nguyên liệu.

  • D

    vật liệu hoặc nguyên liệu.

Câu 25 :

Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • A

    Thuỷ tinh.

  • B

    Thép xây dựng.

  • C

    Nhựa composite.

  • D

    Xi măng.

Câu 26 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của nước:

  • A

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, mùi hắc, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

  • B

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị ngọt, không hòa tan được chất khác.

  • C

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

  • D

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị mặn, không hòa tan được chất khác.

Câu 27 :

Điều gì xảy ra khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, đặt bình chia độ không thẳng đứng

  • A

    Không ảnh hưởng đến kết quả đo

  • B

    Đọc sai kết quả đo

  • C

    Không nhìn thấy lượng chất lỏng trong bình

  • D

    Cả ba trường hợp đều có thể xảy ra

Câu 28 :

Chọn câu trả lời đúng. Màn hình máy tính nhà Tùng là loại \(19{\rm{ }}inch\). Đường chéo của màn hình đó có kích thước:

  • A

    \(48,26{\rm{ }}mm\)

  • B

    \(4,826{\rm{ }}mm\)

  • C

    \(48,26{\rm{ }}cm\)

  • D

    \(48,26{\rm{ }}dm\)

Câu 29 :

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

  • A

    Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu

  • B

    Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu

  • C

    Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu

  • D

    Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu

Câu 30 :

\({32^0}C\) có giá trị bằng bao nhiêu độ \(^0F\)?

  • A

    \({1^0}F\)

  • B

     \(89,{6^0}F\)

  • C

    \(25,{6^0}F\)

  • D

    \( - 14,{22^0}F\)

Câu 31 :

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • A

    Đường mía, muối ăn, con dao.

  • B

    Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.

  • C

    Nhôm, muối ăn, đường mía.

  • D

    Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Câu 32 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp: chất rắn có hình dạng cố định; chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt.

chất rắn có hình dạng cố định
chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt
a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì .....
b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì .....
Câu 33 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Câu 34 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Câu 35 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ sau: phi kim, tinh luyện, nguyên liệu, vật liệu, khoáng vật. Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

phi kim
tinh luyện
nguyên liệu
vật liệu
khoáng vật
Quặng là loại ..... chứa các thành phần kim loại, phi kim có giá trị, hàm lượng cao, được dùng làm ..... để sản xuất ra kim loại, ..... thông qua các quá trình tuyển quặng (làm giàu) và ..... (chế hóa ở nhiệt độ cao).
Câu 36 :

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là

  • A

    Thực phẩm quá hạn sử dụng

  • B

    Thực phẩm nhiễm khuẩn

  • C

    Thực phẩm được chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh

  • D

    Các đáp án trên đều đúng

Câu 37 :

Khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải:

  • A

    Tự uống thật nhiều nước

  • B

    Ngồi yên xem tình hình thế nào

  • C

    Tự uống một số thuốc kháng sinh có sẵn

  • D

    Dừng ăn ngay thực phẩm đó và tới bệnh viện gần nhất.

Câu 38 :

Tại sao nói vật lí học, hóa học là ngành khoa học vật chất

  • A

    Đối tượng chủ yếu là vật chất

  • B

    Đối tượng chủ yếu là vật sống

  • C

    Đối tượng chủ yếu là con người 

  • D

    Đối tượng chủ yếu là sinh vật

Câu 39 :

Sau khi uống phải nước chứa độc trong phòng thực hành, hành động nào không nên làm :

  • A

    Cố gắng nôn hết những gì vừa uống

  • B

    Thông báo ngay cho cô giáo hướng dẫn

  • C

    Mặc kệ vì chưa có biểu hiện gì

  • D

    Đến ngay trạm y tế gần nhất

Câu 40 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D
    10 giờ 33 phút 

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hóa học là ngành khoa học nghiên cứu:

  • A

    Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất

  • B

    Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên

  • C

    Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất

  • D

    Các chất và sự biến đổi các chất

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết phần các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

Lời giải chi tiết :

Hóa học là ngành khoa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi các chất

Câu 2 :

Đổi khối lượng sau ra kilôgam (kg):

650 g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A

    0,65 kg và 24 kg

  • B

    0,65 kg và 240 kg

  • C

    6,5 kg và 2400 kg

  • D
    0,065 kg và 240 kg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

1 kg = 1000 g

1 tạ = 100 kg

Lời giải chi tiết :

\(650g = \dfrac{{650}}{{1000}} = 0,65kg\)

2,4 tạ = \(2,4.100 = 240kg\)

Câu 3 :

Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

  • A

    Thủy tinh      

  • B

    Gốm

  • C

    Kim loại

  • D

    Cao su

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Vật liệu bằng kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ăn mòn, bị gỉ.

Câu 4 :

Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A

    Phơi củi cho thật khô.

  • B

    Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

  • C

    Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

  • D

    Chẻ nhỏ củi.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để củi dễ cháy, không nên xếp củi chồng lên nhau.

Câu 5 :

Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

  • A

    muối ăn         

  • B

    nước mắm     

  • C

    đường ăn       

  • D

    dầu ăn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm kiếm trên sách báo, internet.

Lời giải chi tiết :

Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất đường ăn.

Câu 6 :

Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt?

  • A

    Thể dẻo.

  • B

    Thẻ rắn.

  • C

    Thể khí.

  • D

    Thể lỏng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất ở thể lỏng thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt.

Câu 7 :

Để xác định thành tích của vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây:

  • A

    Đồng hồ quả lắc

  • B

    Đồng hồ hẹn giờ

  • C
    Đồng hồ bấm bấm giây
  • D
    Đồng hồ đeo tay

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Do việc xác định thành tích của vận động viên đòi hỏi cần độ chính xác cao nên ta sử dụng đồng hồ bấm giây là phù hợp nhất.

Câu 8 :

Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất ghi lại được là -89oC, khi đó oxygen ở thể gì?

  • A

    Rắn

  • B

    Lỏng

  • C

    Khí     

  • D

    Lỏng và rắn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất ghi lại được là -89oC, khi đó oxygen ở thể khí. Không thể là thể lỏng hay thể rắn vì oxygen hóa lỏng ở -183oC, hóa rắn ở -218oC.

Câu 9 :

Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính bao gồm:

  • A

    Vật kính, thị kính

  • B

    Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

  • C

    Đèn, gương, màn chắn sáng

  • D

    Ốc to, ốc nhỏ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết kính hiển vi

Lời giải chi tiết :

Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính bao gồm ốc to, ốc nhỏ

Câu 10 : Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Đáp án

1. Khí oxygen tan nhiều trong nước.

Đúng
Sai

2. Oxygen ở thể rắn hay lỏng có màu xanh nhạt.

Đúng
Sai

3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí.

Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ý (2), (3) đúng.

Ý (1) sai vì oxygen tan ít trong nước.

Câu 11 :

Theo em, việc nghiên tìm và tìm ra vaccine chống bệnh sốt xuất huyết (hình dưới) thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

  • A

    Hoạt động nghiên cứu khoa học.

  • B

    Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.

  • C

    Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

  • D

    Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghiên tìm và tìm ra vaccine chống bệnh sốt xuất huyết có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người.

Câu 12 :

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

  • A

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • B

    Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm

  • C

    Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

  • D

    Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Giới hạn đo của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Lời giải chi tiết :

Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Câu 13 :

Tại sao robot không phải là vật sống

  • A

    Không thể trao đổi chất

  • B

    Không thể sinh sản

  • C

    Không thể sinh trưởng và phát triển

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết vật sống và vật không sống

Lời giải chi tiết :

Robot không phải là vật sống vì không thể trao đổi chất, sinh sản, sinh trưởng và phát triển

Câu 14 :

Sự sôi là:

  • A

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

  • B

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

  • C

    Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

  • D

    Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự sôi là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí/ hơi, diễn ra trong lòng và trên bề mặt chất lỏng.

Câu 15 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Ghép các hiện tượng với quá trình chuyển thể tương ứng?

Sương tan khi nắng lên

Nước trong hồ đóng băng khi trời lạnh

Nến chảy ra khi bị đốt cháy

Sự nóng chảy

Sự đông đặc

Sự bay hơi

Đáp án

Sương tan khi nắng lên

Sự bay hơi

Nước trong hồ đóng băng khi trời lạnh

Sự đông đặc

Nến chảy ra khi bị đốt cháy

Sự nóng chảy

Lời giải chi tiết :
Câu 16 :

Khi sử dụng kính lúp, chúng ta thực hiện mấy bước

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết kính lúp

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng kính lúp, ta thực hiện theo 2 bước:

  • Cầm kính lúp sát vật, mắt nhìn vào mặt kính
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật.
Câu 17 :

Cho các bước như sau:

1) Thực hiện phép đo nhiệt độ

2) Ước lượng nhiệt độ của vật

3) Hiệu chỉnh nhiệt kế

4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp

5) Đọc và ghi kết quả đo

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là:

  • A

    2, 4, 3, 1, 5

  • B

    1, 4, 2, 3, 5

  • C

    1, 2, 3, 4, 5

  • D

    3, 2, 4, 1, 5

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật

- Bước 2: Lựa chọn nhiệt kế phù hợp

- Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế

- Bước 4: Thực hiện phép đo nhiệt độ

- Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo

Câu 18 :

Quá trình nào sau đây không có sự biến đổi chất?

  • A

    Rán trứng.

  • B

    Nướng bột làm bánh mì.

  • C

    Làm nước đá.

  • D

    Đốt que diêm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình không có sự biến đổi chất là làm nước đá: chất chỉ chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Câu 19 :

Hai biển báo dưới có đặc điểm gì chung

  • A

    Đều là biển cấm thực hiện

  • B

    Đều là biển bắt buộc thực hiện

  • C

    Đều là biển được thực hiện

  • D

    Đều là biển cảnh báo nguy hiểm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hai biển báo đều là biển báo cảnh báo nguy hiểm do hóa chất gây ra

Câu 20 :

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

  • A

    tấn

  • B

    miligam

  • C

    kilôgam

  • D

    gam

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là kilôgam (kg).

Câu 21 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Bấm vào các từ/ cụm từ chỉ chất trong câu dưới đây:

Dây điện

lõi

bằng

đồng

, vỏ

thường làm bằng

nhựa.

Đáp án

Dây điện

lõi

bằng

đồng

, vỏ

thường làm bằng

nhựa.

Lời giải chi tiết :

Đồng và nhựa và những chất được dùng để tạo nên dây điện và vỏ dây điện.

=> Cụm từ chỉ chất là: đồng, nhựa

Câu 22 :

Nhận định nào đúng về tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên:

  • A
    Phát minh ra nhiều điều mới lạ, vật dụng mới lạ giúp con người cải thiện cuộc sống.
  • B
    Ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • C
    Tìm ra cách điều chế thuôc sử dụng để chữa bệnh
  • D
    Vô tình đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn do con người sử dụng chưa đúng phương pháp, đúng mục đích...

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đáp án A,B.C là những lợi ích của khoa học tự nhiên

Đáp án D là tác hại của khoa học tự nhiên gây ra cho môi trường.

 
Câu 23 :

Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất?

  • A

    Than đá         

  • B

    Dầu mỏ    

  • C

    Gió 

  • D

    Khí đốt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năng lượng gió nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất.

Câu 24 :

Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là:

  • A

    vật liệu.

  • B

    nhiên liệu.

  • C

    nguyên liệu.

  • D

    vật liệu hoặc nguyên liệu.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là nhiên liệu.

Câu 25 :

Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

  • A

    Thuỷ tinh.

  • B

    Thép xây dựng.

  • C

    Nhựa composite.

  • D

    Xi măng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xi măng là vật liệu không thể tái chế.

Câu 26 :

Dãy nào sau đây chỉ tính chất vật lí của nước:

  • A

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, mùi hắc, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

  • B

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị ngọt, không hòa tan được chất khác.

  • C

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

  • D

    Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, vị mặn, không hòa tan được chất khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của nước: 

Ở điều kiện thường, nước tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.

Câu 27 :

Điều gì xảy ra khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, đặt bình chia độ không thẳng đứng

  • A

    Không ảnh hưởng đến kết quả đo

  • B

    Đọc sai kết quả đo

  • C

    Không nhìn thấy lượng chất lỏng trong bình

  • D

    Cả ba trường hợp đều có thể xảy ra

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, đặt bình chia độ không thẳng đứng dẫn đến việc đọc sai kết quả

Câu 28 :

Chọn câu trả lời đúng. Màn hình máy tính nhà Tùng là loại \(19{\rm{ }}inch\). Đường chéo của màn hình đó có kích thước:

  • A

    \(48,26{\rm{ }}mm\)

  • B

    \(4,826{\rm{ }}mm\)

  • C

    \(48,26{\rm{ }}cm\)

  • D

    \(48,26{\rm{ }}dm\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có, \(1inch = 2,54cm\). Từ đó, ta suy ra:

\(19inch = 19.2,54 = 48,26cm\)

Câu 29 :

Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?

  • A

    Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu

  • B

    Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu

  • C

    Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu

  • D

    Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Con số 10T ở biển báo này có ý nghĩa: Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.

Câu 30 :

\({32^0}C\) có giá trị bằng bao nhiêu độ \(^0F\)?

  • A

    \({1^0}F\)

  • B

     \(89,{6^0}F\)

  • C

    \(25,{6^0}F\)

  • D

    \( - 14,{22^0}F\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức đổi nhiệt giai: \(^0C = \frac{5}{9}\left( {t\left( {^0F} \right) - 32} \right)\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(^0C = \frac{5}{9}\left( {t\left( {^0F} \right) - 32} \right)\)

Ta suy ra: \(t\left( {^0F} \right) = \frac{9}{5}\left( {{t^0}C} \right) + 32 = \frac{9}{5}.32 + 32 = 89,{6^0}F\)

Câu 31 :

Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • A

    Đường mía, muối ăn, con dao.

  • B

    Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.

  • C

    Nhôm, muối ăn, đường mía.

  • D

    Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất là một dạng của vật thể, chất tạo nên vật thể.

Câu 32 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp: chất rắn có hình dạng cố định; chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt.

chất rắn có hình dạng cố định
chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt
a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì .....
b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì .....
Đáp án
chất rắn có hình dạng cố định
chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt
a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì
chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt

b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì
chất rắn có hình dạng cố định
Lời giải chi tiết :

a) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì chất lỏng có thể rót được và chảy trên bề mặt.

b) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì chất rắn có hình dạng cố định.

Câu 33 :

Cho khoảng 0,5 g vụn đồng (copper) vào ống Silicon chịu nhiệt, nối hai đầu ống vào 2 xi-lanh như hình dưới đây. Điều chỉnh để tổng thể tích ban đầu của 2 xi-lanh là 100 ml. Đốt nóng copper để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biết rằng copper đã phản ứng hết với oxygen trong không khí. Hãy dự đoán tổng thể tích của khí còn lại trong 2 xi-lanh khi ống Silicon đã nguội.

  • A

    79 ml

  • B

    21 ml 

  • C

    50 ml

  • D

    75 ml

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vì oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên coi trong 100 ml ban đầu trong 2 xi – lanh có khoảng 21 ml oxygen. Từ đó, em hãy suy ra tổng thể tính của khí còn lại.

Lời giải chi tiết :

Do oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên trong 100 ml ban đầu trong 2 xi-lanh có khoảng 21 ml oxygen. Sau khi phản ứng hoàn toàn, oxygen hết nên tổng thể tích khí còn lại trong 2 xi-lanh còn khoảng 79 ml.

Câu 34 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

Câu 35 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ sau: phi kim, tinh luyện, nguyên liệu, vật liệu, khoáng vật. Em hãy bấm chọn từ thích hợp và kéo thả vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây:

phi kim
tinh luyện
nguyên liệu
vật liệu
khoáng vật
Quặng là loại ..... chứa các thành phần kim loại, phi kim có giá trị, hàm lượng cao, được dùng làm ..... để sản xuất ra kim loại, ..... thông qua các quá trình tuyển quặng (làm giàu) và ..... (chế hóa ở nhiệt độ cao).
Đáp án
phi kim
tinh luyện
nguyên liệu
vật liệu
khoáng vật
Quặng là loại
khoáng vật
chứa các thành phần kim loại, phi kim có giá trị, hàm lượng cao, được dùng làm
nguyên liệu
để sản xuất ra kim loại,
phi kim
thông qua các quá trình tuyển quặng (làm giàu) và
tinh luyện
(chế hóa ở nhiệt độ cao).
Phương pháp giải :

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, tìm hiểu trên sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Quặng là loại khoáng vật chứa các thành phần kim loại, phi kim có giá trị, hàm lượng cao, được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra kim loại, phi kim thông qua các quá trình tuyển quặng (làm giàu) và tinh luyện (chế hóa ở nhiệt độ cao).

Câu 36 :

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là

  • A

    Thực phẩm quá hạn sử dụng

  • B

    Thực phẩm nhiễm khuẩn

  • C

    Thực phẩm được chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh

  • D

    Các đáp án trên đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:

 -  Thực phẩm quá hạn sử dụng;

 -  Thực phẩm nhiễm khuẩn;

 -  Thực phẩm nhiễm hoá chất độc hại;

 -  Thực phẩm được chế biến không đảm bảo quy trình vệ sinh.

Câu 37 :

Khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải:

  • A

    Tự uống thật nhiều nước

  • B

    Ngồi yên xem tình hình thế nào

  • C

    Tự uống một số thuốc kháng sinh có sẵn

  • D

    Dừng ăn ngay thực phẩm đó và tới bệnh viện gần nhất.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các đáp án A,B,C có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn

Câu 38 :

Tại sao nói vật lí học, hóa học là ngành khoa học vật chất

  • A

    Đối tượng chủ yếu là vật chất

  • B

    Đối tượng chủ yếu là vật sống

  • C

    Đối tượng chủ yếu là con người 

  • D

    Đối tượng chủ yếu là sinh vật

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vật lí học, hóa học là ngành khoa học vật chất vì đối tượng chủ yếu là vật chất, năng lượng và sự chuyển động của chúng

Câu 39 :

Sau khi uống phải nước chứa độc trong phòng thực hành, hành động nào không nên làm :

  • A

    Cố gắng nôn hết những gì vừa uống

  • B

    Thông báo ngay cho cô giáo hướng dẫn

  • C

    Mặc kệ vì chưa có biểu hiện gì

  • D

    Đến ngay trạm y tế gần nhất

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sau khi uống phải nước chứa độc trong phòng thực hành, hành động nào không nên là mặc kệ vì chưa có biểu hiện gì vì như vậy sẽ khiến chất độc ảnh hưởng nhiều hơn đến cơ thể

Câu 40 :

Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A

    1 giờ 3 phút

  • B

    1 giờ 27 phút

  • C
    2 giờ 33 phút
  • D
    10 giờ 33 phút 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đổi thời gian về cùng một đơn vị.

Khoảng thời gian = Thời gian sau – Thời gian trước.

Lời giải chi tiết :

Ta có: 13 giờ 48 phút = 13.60 + 48 = 828 phút

15 giờ 15 phút = 15.60 + 15 = 915 phút

 Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

\(t = 915 - 828 = 87\) phút = (60 + 27) phút = 1 giờ 27 phút.

close