Đề kiểm tra 45 phút phần 3 lịch sử 8 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút phần 3 lịch sử 8 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là

A. quân Pháp đánh chiếm Thuận An - cửa ngõ của kinh thành Huế, triều đình phải xin đình chiến (1883).

B. quân Pháp đánh chiếm được thành Hà Nội, đại diện triều đình là Tổng đốc Hoàng Diệu đã tự vẫn (1882).

C. triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).

D. vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình rối loạn (1883).

Câu 2. Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) được kí kết tại

A. Thuận An.

B. kinh thành Huế.

C. Hà Nội.

D. Gia Định.

Câu 3. Nội dung nào phản ánh đúng về tình hình kinh tế Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

A. Cuộc sống nhân dân ngày càng đói khổ.

B. Nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ.

C. Các đề nghị cải cách đều bị khước từ.

D. Giặc cướp nổi lên khắp nơi.

Câu 4. Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e đã có hành động gì ngay sau khi đổ bộ lên Hà Nội?

A. Gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu.

B. Chiếm các mỏ than Hòn Gai, Nam Định.

C. Đồng loạt kéo sang Việt Nam đóng ở nhiều nơi.

D. Ra lệnh cho quân Việt Nam phải rút lên mạn ngược.

Câu 5. Chiến thắng tiêu biểu nào của nhân dân ta tại Hà Nội vào năm 1883 đã làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động?

A. Chiến thắng tại cửa Nam.

B. Chiến thắng tại Sơn Tây.

C. Chiến thắng Cầu Giấy.

D. Chiến thắng tại Bắc Ninh.

Câu 6. Pháp quyết định tấn công thẳng vào của biển Thuận An vào năm 1883 trong khi triều Nguyễn đang gặp khó khăn nào?

A. Triều Nguyễn nhượng bộ ngày càng nhiều quân Pháp.

B. Nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi ở trận Cầu Giấy.

C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.

D. Vua Tự Đức mất, triều đình lục đục.

Câu 7. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai nêu khẩu hiệu:

“Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”

Khẩu hiệu trên thể hiệu điều gì trong mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời kì này?

A. Kết hợp đế quốc và phong kiến đầu hàng.

B. Kết hợp với triều đình chống đế quốc.

C. Chống đế quốc để bảo vệ ngôi vua.

D. Kết hợp chống đế quốc và thực dân.

Câu 8. Tại sao sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 (1883), thực dân Pháp lại càng củng cố quyết tâm xâm lược nước ta?

A. Quân Pháp không sợ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

B. Kế hoạch mới của chính phủ Pháp trong năm 1883.

C. Chủ trương thương lượng của triều đình Huế và thái độ dè dặt của Mãn Thanh.

D. Triều đình Huế chủ trương kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.

Câu 9. Hiệp ước nào kết thúc quá trình đầu hàng từng bước của triều đình Huế trước bước chân xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Patonot.

C. Hiệp ước Giáp Tuất.

D. Hiệp ước Liên minh.

Câu 10. Nội dung của Hiệp ước Patơnốt (1884) có điểm gì khác so với Hiệp ước Hácmăng (1883)?

A. Triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo vệ của Pháp ở Bắc và Trung Kì.

B. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.

C. Mọi việc ở Trung Kì phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.
D. Đất Trung Kì được mở rộng đến tỉnh Ninh Thuận.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867?

Câu 2: (3 điểm) Tại sao triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

A

C

D

A

C

B

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 124.

Cách giải:

Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) đã chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Chọn: C

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 123.

Cách giải:

Sau khi Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An, triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến. Cao Ủy Pháp là Hác-măng đã lên ngay Huế và đưa ra một bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận vào ngày 25/8/1883. Như vậy, Hiệp ước Hácmăng được kí tại Kinh thành Huế.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải:

Tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874) mang những nét nổi bật sau đây:

- Xã hội:

+ Kháng chiến của nhân dân nổ ra mạnh mẽ.

+ Nhân dân đói khổ.

- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.

- Đối ngoại: có lúc phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh.

=> Tình hình rối loạn cực độ.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 122.

Cách giải:

Ngày sau khi đổ bộ lên Hà Nội, ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 123.

Cách giải:

Ngày 19-5-1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta. Quân Cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e. Chiến thắng này đã làm cho quân Pháp thêm hoag mang dao động.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 123.

Cách giải:

Cuối tháng 7-1883, nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công của biển Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 121, suy luận.

Cách giải:

Từ năm 1867, nhân dân ta đã “quyết đánh cả triều lẫn Tây” - bắt đầu kết hợp chống đế quốc và phong kiến đầu hàng. Đến sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), nhiệm vụ này vẫn được tiếp tục thực hiện, tiêu biểu là trong khẩu hiệu của Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 123, suy luận.

Cách giải:

- Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất: thực dân Pháp thấy hoang mang, lo sợ và muốn xin đình chiến.

- Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai: thực dân Pháp ngày càng củng cố quyết tâm xâm lược do:

+ Sau chiến thắng này, triều đình không những không chớp cơ hội cùng nhân dân kháng chiến mà còn chủ trương thương lượng với quân Pháp, họ vọng Pháp sẽ rút quân như năm 1873.

+ Triều đình Mãn Thanh vẫn còn giữ thái đội dè dặt nên càng tạo cho Pháp thực hiện nhanh chóng kế hoạch hoàn thành xâm lược Việt Nam.

Chọn: C

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 124, suy luận.

Cách giải:

Quá trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn diễn tiến như sau:

Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) => Hiệp ước Giáp Tuất (1874) => Hiệp ước Hácmăng (1883) => Hiệp ước Patơnốt (1884).

Như vậy với Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu Việt Nam không còn là một nước phong kiến độc lập mà đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Triều đình mặc dù có quyền cai quản Trung Kì nhưng chỉ là bề ngoài, thực tế tất cả các chính sách: kinh tế, chính trị, đối ngoại, quân sự,… phải thông qua Pháp.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 123, 124, suy luận.

Cách giải:

Hiệp ước Patơnốt (1884) có nội dung cơ bản giống như Hiệp ước Hácmăng (1883), chỉ thay đổi một số điều nhằm mua chuộc các phần tử phong kiến đầu hàng và xoa dịu cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Trong đó có điều khoản đất Trung Kì (triều Nguyễn cai quản được mở rộng đến tận tỉnh Ninh Thuận.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: sgk trang 119, 120, suy luận.

Cách giải:

Tình hình Việt Nam sau năm 1867:

* Về chính trị:

- Thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, tiến hành bóc lột nhân dân, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

+ Vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

+ Triều đình vẫn muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.

* Về kinh tế:

- Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp đều sa sút.

- Tài chính, quân sự đều suy yếu.

* Về xã hội: Đời sống nhân dân cơ cực. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.

=> Tình hình trên tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng Bắc Kì.

Câu 2:

Phương pháp: sgk trang 121, suy luận.

Cách giải:

Triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874) vì:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close