Đề kiểm tra 45 phút phần 2 - Đề số 6Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 12 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài Câu 1. (TH) Hãy sắp xếp các sự kiện sau đúng theo trình tự thời gian: 1. Cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa 2 bên, sau đó là bốn bên. 2. Hiệp định Pari được ký chính thức giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị. 3. Trận “Điện Biên Phủ trên không”. A. 1.2.3. B. 1.3.2. C. 2.3.1. D. 3.2.1 Câu 2. (VDC) Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là: A. Làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn. B. Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam. C. Giáng một đòn mạnh và chính quyền và quân đội Sài Gòn. D. Tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 3. (VD) Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật A. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. B. “Tìm diệt” và “Bình định” vào “Vùng đất thánh Việt cộng”. C. dồn dân lập ấp chiến lược”. D. “tìm diệt” và “chiếm đóng”. Câu 4. (NB) Một trong các lý do để ta chọn Tây Nguyên mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. Mâu thuẫn trong nội bộ địch ở Tây Nguyên lên cao độ. B. Tây Nguyên có núi rừng hiểm trở. C. Tây Nguyên xa hậu phương địch. D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng. Câu 5. (VDC) Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm Mậu thân 1968 là gì? A. buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta. B. mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. C. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc. D. đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh. Câu 6. (NB) Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng A. Hình thành cơ chế thị trường. B. Xây dựng nền kinh tế quốc dân. C. Không mở rộng kinh tế đối ngoại. D. Xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Câu 7. (VDC) Trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới, hạn chế lớn nhất nước ta vấp phải là A. lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. B. trình độ khoa học kỹ thật chuyển biến chậm. C. tình trạng tham nhũng lãng phí. D. đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn. Câu 8. (NB) Xuân 1968, Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là xuất phát từ nhận định A. so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống 1968. B. sự thất bại nặng nề của quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. C. mâu thuẫn giữa Mĩ và chính quyền, quân đội Sài Gòn đang ngày càng gay gắt. D. sự ủng hộ to lớn của các nước CNXH với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. Câu 9. (VD) Điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là A. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 30 ngày. B. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến. C. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt. D. các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Câu 10. (VDC) Phương châm chiến lược của Đảng ta trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. đánh nhanh thắng nhanh, bất ngờ. B. táo bạo, bất ngờ. C. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. D. phân tán lực lượng, đánh chắc tiến chắc. Câu 11. (NB) Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985) nước ta lâm vào tình trạng A. suy thoái về kinh tế. B. khủng hoảng kinh tế-xã hội. C. đất nước trong thời kỳ hoàng kim. D. nền kinh tế mất cân đối. Câu 12. (NB) Để đẩy mạnh hơn việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt là “Bình định” có trọng điểm miền Nam trong 2 năm (1964-1965), Mĩ đề ra kế hoạch nào? A. kế hoạch Giôn xơn-Mác Namara. B. kế hoạch Xtalay-Taylo và Giôn xơn-Mac Namara. C. kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược. D. kế hoạch Xtalay-Taylo. Câu 13. (VD) Điểm khác biệt trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là? A. âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. B. âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. C. âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. D. âm mưu “thay đổi màu da trên xác chết”. Câu 14. (NB) Ý nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968)? A. phá tiềm lực kinh tế quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc B. làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân 2 miền C. “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Playku D. ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam Câu 15. (NB) Chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ là A. Ấp Bắc (Mỹ Tho), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước). B. Núi Thành (Quảng Nam),Vạn Tường (Quảng Ngãi). C. An Lão (Bình Định), Bình Giã (Bà Rịa). D. Đông Nam Bộ và Liên khu V. Câu 16. (VDC) Từ 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc Hội thông qua Hiến pháp, đó là những Hiến pháp nào? A. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1976, Hiến pháp 1980. B. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980. C. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1960, Hiến pháp 1980. D. Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1975, Hiến pháp 1980. Câu 17. (TH) Đảng tiến hành đổi mới trong lĩnh vực nào là chủ yếu? A. Văn hóa và tư tưởng. B. Kinh tế và văn hóa. C. Chính trị và văn hóa. D. Kinh tế và chính trị. Câu 18. (TH) Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do A. được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, tranh bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. B. thực hiện nhiệm vụ của 1 cuộc chiến tranh tổng lực. C. được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ. D. được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), quân số đông, vũ khí hiện đại, và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Câu 19. (VD) Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc ký kết Hiệp định Pari về Việt Nam là A. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972). C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ. D. Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam (1975). Câu 20. (NB) Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do Tổng thống nào của Mĩ đề ra: A. Tổng thống Bus cha B. Tổng thống G.Kennơđi C. Tổng thống Giôn xơn D. Tổng thống Ních xơn Câu 21. (NB) Chiến thắng mở màn của quân và dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là A. chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho). B. chiến thắng Núi Thành, Quảng Nam). C. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa). D. chiến thắng Vạn Tượng (Quảng Ngãi). Câu 22. (NB) Kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mĩ có tên gọi là A. kế hoạch dồn dân “ấp chiến lược”. B. kế hoạch “tìm diệt” và “bình định”. C. kế hoạch Xtalay-tay lo. D. kế hoạch Giồn xan-Mác Namara. Câu 23. (VDC) Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì? A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã ở Nam Bộ và Trung Bộ. B. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ hình thành. C. Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960). D. lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển. Câu 24. (VDC) Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi (1960) là gì? A. Đưa nhân dân lên làm chủ ở nhiều thôn, xã ở miền Nam. B. Giáng 1 đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam. C. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. D. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Câu 25. (VD) Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là gì? A. Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. B. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền. C. Đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc. D. Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền. Câu 26. (NB) Nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. tiến hành đồng thời nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước. B. tiến hành đồng thời nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước. C. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNHX; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. D. tiếp tục công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện độc lập, thống nhất đất nước. Câu 27. (VD) Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới là gì? A. Sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật. B. Những thay đổi của tình hình thế giới. C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước CNXH Đông Âu. D. Đất nước lâm vào tình trọng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế- xã hội. Câu 28. (NB) Những chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1965 là A. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. B. Ấp Bắc, Bình Giã, Đồng Xoài. C. Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành,Vạn Tường. D. Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. Câu 29. (VD) Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam, luận điểm nào thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng của Đảng ta? A. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975, lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. B. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976. C. Xác định cả năm 1975 là thời cơ. D. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của. Câu 30. (NB) Từ ngày 15 đến này 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn những vấn đề gì? A. chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. B. lấy tên nước là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca. D. đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là TP Hồ Chí Minh. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sắp xếp Cách giải: 1. Cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa 2 bên, sau đó là bốn bên (1968 – 1969). 3. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972). 2. Hiệp định Pari được ký chính thức giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị (1973). Chọn: B Câu 2. Phương pháp: đánh giá Cách giải: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là: Chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta, giúp Bộ chính trị hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam. Chọn: B Câu 3. Phương pháp: phân tích Cách giải: Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật “Tìm diệt” và “Bình định” vào “Vùng đất thánh Việt cộng”. Với ưu thế quân sự (quân số đông, vũ khí hiện đại), quân Mĩ vừa vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược vào hai mùa khô đông xuân 1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “vùng đất thánh Việt cộng”. Mĩ thực hiện chiến thuật này nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực, chiếm các vùng đất do cách mạng nắm giữ, giành thế chủ động trên chiến trường, buộc ta trở về thế phòng ngự, phải phân tán quân, dần dần khiến cho cuộc chiến tranh tàn lụi. Chiến thuật này đã gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Tuy nhiên, bằng tất cả sức mạnh của dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết tâm thắng giặc Mĩ của quân và dân ta đã làm cho chiến thuật này của Mĩ thất bại qua chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) và chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967). Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 192 Cách giải: Một trong các lý do để ta chọn Tây Nguyên mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: đánh giá Cách giải: Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm Mậu thân 1968 là đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh. Chọn: D Câu 6. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 208 - 209 Cách giải: - Nội dung các đáp án A, B, D là các nội dung trong chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng. - Nội dung đáp án C (Không mở rộng kinh tế đối ngoại) không phải là chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng. Chọn: C Câu 7. Phương pháp: đánh giá Cách giải: Trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới, hạn chế lớn nhất nước ta vấp phải là lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu. Chọn: A Câu 8. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 176 Cách giải: Xuân 1968, Đảng ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống 1968. Chọn: A Câu 9. Phương pháp: so sánh Cách giải: Điểm giống nhau giữa hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là các nước đế quốc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chọn: D Câu 10. Phương pháp: liên hệ Cách giải: Phương châm chiến lược của Đảng ta trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Chọn: C Câu 11. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 205 - 206 Cách giải: Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985) nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội. Chọn: B Câu 12. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 171 Cách giải: Để đẩy mạnh hơn việc thực hiện những mục tiêu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt là “Bình định” có trọng điểm miền Nam trong 2 năm (1964-1965), Mĩ đề ra kế hoạch kế hoạch Giôn xơn-Mác Namara. Chọn: A Câu 13. Phương pháp: so sánh, phân tích Cách giải: - Đáp án A đúng vì trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, âm mưu của Mĩ là “dùng người Việt đánh người Việt”; còn trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, âm mưu của Mĩ là “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. - Đáp án B loại vì âm mưu này không thuộc các chiến lược chiến tranh của Mĩ. - Đáp án C loại vì âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” là điểm giống nhau giữa hai chiến lược chiến tranh trên. - Đáp án D loại vì trong tất cả các chiến lược, Mĩ đều sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh, riêng trong chiến lược chiến tranh cục bộ thì quân số Mĩ có sự tăng lên nhiều hơn. Chọn: A Câu 14. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 178 Cách giải: - Nội dung các đáp án A, B, D là những nội dung phản ánh mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968). - Nội dung đáp án C (“trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Playku) chỉ còn là cái cớ để Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc chứ không phải mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965-1968). Chọn: C Câu 15. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 174 Cách giải: Chiến thắng đầu tiên của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ là Núi Thành (Quảng Nam),Vạn Tường (Quảng Ngãi). Chọn: B Câu 16. Phương pháp: liên hệ Cách giải: Từ 1946 đến 1980, đã ba lần Quốc Hội thông qua Hiến pháp, đó là: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980. Chọn: B Câu 17. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 209, suy luận Cách giải: Đảng tiến hành đổi mới trong lĩnh vực kinh tế và chính trị là chủ yếu. Chọn: D Câu 18. Phương pháp: giải thích Cách giải: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), quân số đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Chọn: D Câu 19. Phương pháp: phân tích Cách giải: - Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng 1 đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”). - Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12-1972) là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15/1/1973) và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). Chọn: B Câu 20. Phương pháp: sgk lịch sử 12 nâng cao, trang 226 Cách giải: - Sau phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960), nhân dân ta ở miền Nam tiếp tục nổi dậy, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn. - Trong khi đó, trên thế giới, phong trào GPDT dâng lên mạnh mẽ, trực tiếp đe dọa hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Để đối phó lại, G.Kennơđi, vừa lên làm Tổng thống nước Mĩ (đầu năm 1961), đã đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” và tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. => Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do Tổng thống G.Kennơđi của Mĩ đề ra. Chọn: B Câu 21. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 170 Cách giải: Chiến thắng mở màn của quân và dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2/1/1963. Chọn: A Câu 22. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 169 Cách giải: Kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt của Mĩ có tên gọi là kế hoạch Xtalay-tay lo. Chọn: C Câu 23. Phương pháp: đánh giá, nhận xét Cách giải: Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời (20/12/1960). Chọn: C Câu 24. Phương pháp: đánh giá, nhận xét Cách giải: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào Đồng Khởi (1960) là: Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Chọn: C Câu 25. Phương pháp: phân tích Cách giải: Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền. Chọn: B Câu 26. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 158 Cách giải: Nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNHX; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Chọn: C Câu 27. Phương pháp: phân tích, so sánh Cách giải: - Các đáp án A, B, C là những yếu tố khách quan bên ngoài, không phải là yếu tố quyết định đến việc Việt Nam tiến hành đổi mới năm 1986. - Đáp án D (Đất nước lâm vào tình trọng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế- xã hội) là nguyên nhân chủ quan và là nguyên nhân quan trọng nhất đòi hỏi nước ta phải tiến hành đổi mới năm 1986. Chọn: D Câu 28. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 170 - 172 Cách giải: Những chiến thắng làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961-1965 là: Ấp Bắc (Mĩ Tho, 2/1/1963), Bình Giã (Bà Rịa, 2/12/1964), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước). Chọn: D Câu 29. Phương pháp: phân tích Cách giải: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam, luận điểm thể hiện sự đúng đắn, sáng suốt, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng của Đảng ta là: Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối năm 1975, lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Trên cơ sở phân tích đúng tình hình, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng và thực tế ta đã giành thắng lợi to lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chọn: A Câu 30. Phương pháp: sgk lịch sử 12, trang 201 Cách giải: Từ ngày 15 đến này 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn, đã nhất trí hoàn toàn những vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Chọn: A Loigiaihay.com
Quảng cáo
|