Đề kiểm tra 45 phút phần 2 - Đề số 4

Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 12 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Sau thất bại ở Đông Khê thực dân Pháp đã thực hiện cuộc hành quân kép như thế nào?

A. Từ Cao Bằng lên Bắc Cạn và từ Hà Nội đánh lên Thái Nguyên

B. Cho quân đánh lên Thái Nguyên và cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân từ Cao Bằng rút về

C. Từ sông Lô tấn công Chiêm Hoá và từ Thất Khê đón cánh quân từ Cao Bằng về

D. Quân nhảy dù tấn công Bắc Cạn và quân thuỷ theo sông Lô tiến lên Tuyên Quang

Câu 2. Ban thuờng vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động toàn quốc kháng chiến nhằm đáp lại hành động bội ước nào của thực dân Pháp

A. Tiến công vào vùng tự do của chính quyền cách mạng ở Hải Phòng, Lạng Sơn

B. Chiếm đóng các cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh

C. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội

D. Khiêu khích chính quyền tại Hải Phòng, Lạng Sơn

Câu 3. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

A. Phòng ngự chiến lược

B. Đánh lâu dài

C. Vừa đánh vừa đàm

D. Chiến tranh tổng lực

Câu 4. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của Đảng là

A. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

B. Toàn dân, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

C. Toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

D. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 5. Nội dung chính của kế hoạch Rơve của Pháp là

A. thực hiện tiến công chiến lược miền Trung và miền Nam

B. đánh phá hậu phương của ta

C. tập trung binh lực, xây dựng các đội quân cơ động mạnh

D. tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây

Câu 6. Với kế hoạch nào Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương

A. Kế hoạch Đờ lát Đờ Tátxinhi

B. Kế hoạch Rơve

C. Kế hoạch Nava

D. Đơ Catxtori

Câu 7. Chiến dịch nào dưới đây đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

B. Chiến dịch Việt Bắc - thu đông năm 1947

C. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950

D. Chiến dịch Trung Lào năm 1953

Câu 8. Hội nghị Ban thường vụ TW ĐCS Đông Dương 18-19/12/1946 có quyết định gì?

A. Phát động cả nước kháng chiến

B. Phát động thi đua yêu nước

C. Phát động lao động sản xuất giỏi

D. Phát động tất cả ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh

Câu 9. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nước ta lại diễn ra trước tiên ở các đô thị?

A. Để giam chân Pháp, bảo vệ cơ quan đầu não

B. Vì đây là nơi quân Pháp tập trung lực lượng đông nhất

C. Quân Pháp không quen địa bàn, thuận lợi cho quân dân ta

D. Để các lực lượng phản động không thể phá hoại

Câu 10. Ý nào sau đây giải thích không đúng về nội dung “Kháng chiến toàn dân” trong đuờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng đề ra trong năm 1946-1947

A. Mọi người dân của nước Việt Nam đều phải tham gia kháng chiến

B. Không phân biệt thành phần giai cấp, đảng phái, tôn giáo...trong xã hội

C. Kháng chiến diễn ra trong mọi mặt

D. Đánh Pháp với khẩu hiệu: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài”

Câu 11. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Đảng ta thực hiện đường lối kháng chiến trường kì vì

A. Ta cần tạo sức mạnh tổng hợp, vừa kháng chiến vừa kiến quốc

B. Xuất phát từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân”

C. Pháp mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta cần có thời gian để chuyển hoá lực lượng

D. Cần phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Câu 12. Trận chiến đấu ác liệt nhất trong Chiến dich Biên giới thu - đông 1950 là trận nào?

A. Thất Khê                          B. Cao Bằng

C. Đông Khê                        D. Đình Lập

Câu 13. Tại sao Pháp lại chọn đô thị làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946?

A. Do lực lượng của Pháp chủ yếu chiếm đóng ở đấy

B. Do lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng

C. Do đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam

D. Do đô thị là nơi thực dân Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”

Câu 14. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

A. Quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp

B. Án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp

C. Ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ

D. Có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp

Câu 15. Văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

B. Tác phẩm “Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi”

C. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng

D. Một số bài báo trên báo Sự thật (3/1947) của Trường Chinh

Câu 16. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

A. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước

B. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô của quân đội ta

C. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta

D. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân ta chủ động mở

Câu 17. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946-1954 mang tính chất gì?

A. dân chủ nhân dân

B. khoa học và đại chúng

C. dân tộc và dân chủ

D. chính nghĩa và nhân dân

Câu 18. Chiến thuật mà thực dân Pháp sử dụng trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 là

A. Khóa then cửa

B. Bao vây, triệt đường tiếp tế của Việt Nam

C. Tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc

D. Tấn công bất ngờ bằng quân dù

Câu 19. “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho

A. Đội Cứu quốc quân

B. Việt Nam giải phóng quân

C. Trung đoàn Thủ đô

D. Vệ Quốc quân

Câu 20. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 –

1954) là

A. Xây dựng lực lượng vũ trang                                

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang

C. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

D. Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 21. Ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng gì?

A. Quyết định ủng hộ nhân dân miền Nam kháng Pháp.

B. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

D. Hòa hoãn với Pháp để kí Hiệp định Phôngtennơblô.

Câu 22. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chiến thắng nào đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve của Pháp?

A. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị 1946-1947.

D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Câu 23. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng quyết định

A. Tổ chức phòng ngự kiên cường, tấn công dũng mãnh

B. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp

C. Triển khai chiến lược đánh nhanh thắng nhanh

D. Chủ động giữ thế phòng ngự

Câu 24. Ta chủ động mở chiến dịch Biên Giới năm 1950 nhằm mục đích gì?

A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc, tiêu diệt sinh lực địch.

B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung.

C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp, bảo vệ thủ đô Hà Nội.

D. Bảo vệ thủ đô Hà Nội, khai thông biên giới Việt - Trung.

Câu 25. Pháp mở cuộc tấn công vào Việt Bắc thu – đông năm 1947 nhằm mục đích

A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta

B. Mở rộng khu vực chiếm đóng ở vùng núi

C. Giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán quân

D. Chuyển từ chiến lược “dâu ăn tằm” sang “đánh nhanh thắng nhanh”

Câu 26. Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của thực dân Pháp sau Hiệp định sơ bộ (06/03/1946) và Tạm ước (14/09/1946) là

A. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại Hà Nội

B. Tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ

C. Gây xung đột vũ trang ở Hà Nội

D. Khiêu khích, tấn công ở Hải Phòng và Lạng Sơn

Câu 27. Đâu là kết quả cụ thể của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?

A. Chuyển cuộc kháng chiến của nhân dân ta sang giai đoạn mới.

B. Buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

C. Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Cơ quan đầu não của ta được bảo toàn.

D. Ta giành đươc thế chủ đông trên chiến trường.

Câu 28. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào?

A. Thượng Lào năm 1954

B. Chiến dịch Biên giới (1950)                                   

C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947)

D. Điện Biên Phủ năm 1954

Câu 29. Đâu không phải là điều kiện khách quan thuận lợi của cách mạng nước ta trong những năm 1949 – 1950?

A. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

B. Chính phủ Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

C. Các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoai giao với Việt Nam.

D. Pháp đề ra kế hoạch Rơve dưới sự đồng ý của Mĩ.

Câu 30. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Làm tiêu hao một phần sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố

B. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài

C. Chặn đứng kế hoạch đánh đánh nhanh thắng nhanh

D. Buộc Pháp chuyển sang đánh lâu dài

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

B

A

D

B

C

A

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

C

D

B

D

D

C

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

B

B

A

A

C

B

D

D

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 133.

Cách giải:

Sau khi mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Pháp đã buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4 và yểm trợ cho cuộc rút quân này, Pháp đã huy động quân từ Thất Khê tiến lên chiếm lại Đông Khê và đón đánh quân từ Cao Bằng rút về.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 130.

Cách giải:

Sau khi kí Hiệp đinh Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Đặc biệt là ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động

=> Trước tình thế khẩn cấp đó, đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 134.

Cách giải:

Thực hiến tấn công lên Việt Bắc, pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi thất bại, kế hoạch này cũng bị phá sản, Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, “thc hiện chinh sách dùng người Việt đánh người Việt”.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 131.

Cách giải:

 “Chỉ thị toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu goi toàn quốc kháng chiến”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là những văn kiện lích sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích và nội dung, phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp là: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 136.

Cách giải:

Để thực hiện kế hoach Rơve, từ tháng 6 -1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông - Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La). Trên cơ sở đó, Pháp chuẩn bị một kế hoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lợi nhanh chóng để kết thúc chiến tranh.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 136.

Cách giải:

Ngay 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve. Với kế hoạch này, Mĩ từng bước can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 138.

Cách giải:

Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông; quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 130.

Cách giải:

Sau khi đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 118 và 19-12-1946, Hội nghị Bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 132, suy luận

Cách giải:

- Khi Pháp tiến quân ra Bắc, chúng sẽ chiếm các đô thị đầu tiên, sau đó mói chiếm các tỉnh khác, thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thằng nhanh”. Nếu cuộc chiến đấu ở các đô thị không thể ngăn cản được sức mạnh của quân thù thì chúng sẽ nhanh chóng mở rộng địa bàn chiếm đóng, tiến đến tiêu diệt cơ quan đầu não của ta.

- Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhân dân ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chiến đấu rất anh dũng, quân ta đã bao vây, tấn công và tiêu diệt nhiều tên địch.

=> Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, bảo vệ cơ quan đầu não của ta.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, D: đều là đáp án thể hiện đúng nội dung về cuộc “Kháng chiến toàn dân”. 

- Đáp án C: là đáp án giải thích cho nội dung “Kháng chiến toàn diện”.

Chọn: C

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 131, suy luận.

Cách giải:

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược lần hai, Pháp vẫn là môt nước thực dân có lực lượng quân sự mạnh và vũ khí hiện đại hơn ta. Nếu ta đánh trực diện với chúng thì sẽ rất khó để giành chiến thắng. Ta đánh lâu dài để chống lại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, vận dụng các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa lực lượng của ta từ chỗ yếu hơn địch đến chỗ mạnh hơn địch. 

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 137, suy luận.

Cách giải:

Trong chiến dịch Biên giới thì trận chiến đấu ác liệt nhất là ở Đông Khê. Đây là địa điểm mở đầu chiến dịch Biên giới và đóng vai trò quan trọng. Nếu ta đánh thắng địch ở Đông Khê thì sẽ tạo điều kiện để tấn công các địa điểm tiếp theo trong hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 của địch.

Sáng sớm ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trân đánh vào vị trí Đông Khê. Sau hơn 2 ngày chiến đấu, sáng 18-9, bộ đội ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê. Sau khi chiếm được Đông Khê, ta có điều kiện tiêu diệt Thất Khê, buộc Pháp phải rút về Na Sầm, từ Na Sầm rút về Lạng Sơn.

Chọn: C

Câu 13.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. Do đó tấn công vào các đô thị có thể thực hiện được âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của đối phương, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây là lí do Pháp chọn đô thị làm điểm mở đầu cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946.

Chọn: C

Câu 14.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Đông Khê là vị trí vô cùng quan trọng nằm trên tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn nhưng bố phòng của địch ở đây tương đối mỏng. Nếu đánh Đông Khê, ta có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4 để tiêu diệt từng cụm.

Chọn: D

Câu 15.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

“Kháng chiến nhất định thắng lợi” do đồng chí cố Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947) viết với nội dung cơ bản là:

- Mục đích của cuộc kháng chiến:

+ Phá chính sách “việc đã rồi” của Pháp.

+ Chống lại thái độ bội tín, phi nghĩa, láo xược của thực dân Pháp.

+ Đánh để đất nước Việt Nam được hoàn toàn thống nhất, có thể hòa bình mới trở lại..

+ Đánh để tự vệ. để bênh vực văn minh và chính nghia.

- Tính chất của cuộc kháng chiến: bao gồm tính chất dân tộc giải phóng và tính chất dân chủ mới, đây là một cuộc chiến tranh nhân dân, thực  tế là một cuộc chiến tranh nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo; cuộc kháng chiến này còn mang trên mình một tính chất vô cùng quan trọng nữa đó là một cuộc chiến tranh vĩ nhân loại “Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một cuộc  chiến tranh tiến bộ vì tư do, độc lập vì dân chủ và hòa binh trên thế giới”

- Phương châm kháng chiến: Cuộc kháng chiến toàn dân; toàn diện; trường kỳ và dựa vào sức mình là chính..

Chọn: B

Câu 16.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

- Chiến dịch Việt Bắc, Pháp tấn công ta với 12000 quân và hầu hết may bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công vào Việt Bắc từ ngay 7-10-1947. Sau đó, hi địch vừa tiến công, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

=> Chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản công của ta.

- Chiến dịch Biên giới, với việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã gây cho ta nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn này, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Sáng sớn 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dich bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê.

=> Chiến dịch Biên giới là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do ta chủ động mở.

Chọn: D

Câu 17.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

-  Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa, vì:

+ Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền của nhân dân Việt Nam.

+ Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa.

+ Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi như: ta đã kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, sau đó kí thêm với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946,… nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng… Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

+ Trong bối cảnh lịch sử “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa, Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quyết tâm “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.

-  Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Tính nhân dân của cuộc kháng chiến thể hiện rõ trang các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946; Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh tối ngày 19-12-1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947).

Chọn: D

Câu 18.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Chiến thuật mà thực dân Pháp sử dụng trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 là tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc:

- Gọng kìm thứ nhất là sự phối hợp giữa binh đoàn dù và binh đoàn bộ binh, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc.

- Gọng kìm thứ hai là binh đoàn hỗn hợp bao vây Việt Bắc ở phía Tây.

Chọn: C

Câu 19.

Phương pháp: Phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Ngày 27 - 1 – 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô (Trung đoàn thủ đô), thăm hỏi tình hình ăn Tết, khen ngợi tinh thần gan dạ chiến đấu của các chiến sĩ và dặn dò những điều cần thiết.

 Bức thư có đoạn:

  "Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau".

Chọn: C

Câu 20.

Phương pháp: phân tích, liên hệ.

Cách giải:

- Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò to lớn của quần chúng trong chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại.

- Thứ hai, Người nhấn mạnh phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ động trong chiến tranh: Ðộc lập, tự chủ và giữ vững chủ động là hai quan điểm nổi tiếng mà Người đã nêu ra. Từ quan điểm đó, Người xác định sức mạnh của công cuộc giải phóng: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng nỗ lực của bản thân anh em”

- Thứ ba, Người khẳng định rằng chiến tranh nhân dân phải có lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, có hậu phương vững mạnh. Căn cứ vào mục tiêu và động lực của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam hiện đại, tư tưởng chiến tranh nhân dân của Người đã đề cập một cách hệ thống các quan điểm về đoàn kết toàn dân, động viên sức mạnh toàn dân đánh giặc; vũ trang toàn dân đi đôi với việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân; phát huy ưu thế của chế độ mới và mọi nguồn lực của quốc gia, tranh thủ các nguồn lực quốc tế... Với hệ thống các quan điểm đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống thực dân Pháp  phát triển mạnh.

=> Chiến tranh nhân dân thể hiện cụ thể trên các khía cạnh:

+ Phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến.

+ Kháng chiến toàn diện.

+ Kháng chiến trường kì.

+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính.

Chọn: D

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 130.

Cách giải:

Đáp lai tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trun ương Đảng cộng sản Đông Dương mở rông, họp tại Vạn Phúc, Hà Đông, đã quyết đinh phát đông cả nước kháng chiến.

Chọn: C

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 138.

Cách giải:

- Ngày 13-5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve với việc tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập hành lang Đông - Tây, trên cơ sở đó, tiến hành tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lơi nhanh chóng để kết thúc chiến tranh.

- Để khắc phục những khó khăn do kế hoạch Rơve gây ra, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới.

- Sau hơn 1 tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên địch, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng Hành lang Đông – Tây của Pháp => Thế bao vây của Pháp ở trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ => Kế hoạch Rơve bị phá sản.

Chọn: A

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 133.

Cách giải:

- Thực hiện cuộc tiến công Việt Bắc, thực dân Pháp đã huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương thành tấn công Việt Bắc từ ngày 7-10-1947.

- Khi địch vừa tấn công lên Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị: “Phải phá tan cuôc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.

Chọn: B

Câu 24.

Phương pháp: sgk trang 136.

Cách giải:

Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới, tháng 6 – 1950, Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

- Tiêu diệt một bộ phân quan trọng sinh lực địch.

- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.

- Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chọn: B

Câu 25.

Phương pháp: sgk trang 133.

Cách giải:

Việt Bắc là cơ quan đầu não kháng chiến của Trung ương đảng và Chính phủ => Pháp mở cuộc tiến công vào Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

Chọn: A

Câu 26.

Phương pháp: sgk trang 130, suy luận.

Cách giải:

Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946), Pháp vẫn khiêu khích tấn công ta ở nhiều nơi:

- Ngay sau này 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

- Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi, đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền.

Hành động trắng trợn nhất của Pháp là ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

Chọn: A

Câu 27.

Phương pháp: sgk trang 134, suy luận.

Cách giải:

- Đáp án A và B: là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947)

- Đáp án C: là kết quả cụ thể của chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947)

- Đáp án D: là ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông (1950)

Chọn: C

Câu 28.

Phương pháp: sgk trang 136, suy luận.

Cách giải:

- Chiến dịch Việt Bắc, Pháp tấn công ta với 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương mở cuộc tiến công vào Việt Bắc từ ngay 7-10-1947. Sau đó, khi địch vừa tiến công, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

=> Chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản đông của ta.

- Chiến  dịch Biên giới, với việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã gây cho ta nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn này, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Sáng sớn 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dich bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê.

=> Chiến dịch Biên giới là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Chọn: B

Câu 29.

Phương pháp: sgk trang 136, suy luận.

Cách giải:

Các nước xã hội chủ nghĩa như: Trung Quốc, Liên Xô hay các nước xã hôi chủ nghĩa khác đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam là điều kiện khách quan thuận lợi để cách mạng nhân được sự giúp đỡ của quốc tế.

Pháp đề ra kế hoạch Rơve với âm mưu thực hiện một kế hoạch quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành thắng lợi nhanh chóng để kết thúc chiến tranh đã gây khó khăn cho cách mạng, làm vùng tự do của ta bị thu hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây.

Chọn: D

Câu 30.

Phương pháp: sgk trang 132, suy luận.

Cách giải:

- Đáp án D: buộc phải chuyển sang đánh lâu dài là ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 mới chỉ bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Chọn: D

Loigiaihay.com

  • Đề kiểm tra 45 phút phần 2 - Đề số 5

    Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 12 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra 45 phút phần 2 - Đề số 6

    Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 12 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra 45 phút phần 2 - Đề số 3

    Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 12 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra 45 phút phần 2 - Đề số 2

    Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 12 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề kiểm tra 45 phút phần 2 - Đề số 1

    Đề kiểm tra 45 phút phần 2 lịch sử 12 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close