Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 2 - Hình học 9Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 2 - Hình học 9 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Bài 1. Cho đường tròn đường kính AB. Kẻ dây CD vuông góc với AB tại điểm I bất kì trên AB. Nối I với trung điểm M của AD. Chứng minh MI vuông góc với BC. Bài 2. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Điểm C nằm giữa A và O. Vẽ đường tròn (O’) có đường kính là CB. a. Hai đường tròn (O) và (O’) có vị trí tương đối như thế nào ? b. Kẻ dây DE vuông góc với AC tại trung điểm H của AC. Chứng minh rằng tứ giác ADCE là hình thoi. c. Gọi K là giao điểm của BD với đường tròn (O’). Chứng minh rằng ba điểm E, C, K thẳng hàng. d. Chứng minh rằng HK là tiếp tuyến của đường tròn (O’) LG bài 1 Phương pháp giải: Sử dụng: -Định lý đường kính và dây cung -Đường trung bình của tam giác Lời giải chi tiết: Ta có: \(CD ⊥ AB\) tại I \(⇒ IC = ID\) (định lí đường kính dây cung). Lại có M là trung điểm của AD (gt) nên IM là đường trung bình của ∆ACD \(⇒ IM // AC\) (1) Mà \(\widehat {ACB} = 90^\circ \) (AB là đường kính) hay \(AC ⊥ BC\) (2) Từ (1) và (2) ta có: \(MI ⊥ BC\) LG bài 2 Phương pháp giải: Sử dụng: -Vị trí tương đối của 2 đường tròn -Định lý đường kính và dây cung -Hai đường thẳng có 1 điểm chung và cùng vuông góc với 1 đường thẳng thứ 3 thì trùng nhau Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền Lời giải chi tiết: a. Ta có: \(OO’ = OB – O’B\) (\(d = R – R’\)) \(⇒ (O)\) và \((O’)\) tiếp xúc trong tại B. b. Ta có: \(DE ⊥ AC\) tại trung điểm H \(⇒ HD = HE\) (định lí đường kính dây cung) Do đó tứ giác ADCE là hình thoi. c. Ta có: \(\widehat {ADB} = 90^\circ \) (AB là đường kính) hay \(AD ⊥ BD\), mà EC // AD \(⇒ EC ⊥ BD\) (1) Lại có \(\widehat {CKB} = 90^\circ \) (CB là đường kính) hay \(CK ⊥ BD\) (2) Từ (1) và (2) \(⇒ EC\) và \(KC\) phải trùng nhau. Vậy ba điểm E, C, K thẳng hàng. d. Ta có: \(∆BO’K\) cân tại O’ (\(O’B = O’K = R’\)) \( \Rightarrow {\widehat B_1} = {\widehat K_1}\,\left( 3 \right)\) \(∆EKD\) vuông có HK là đường trung tuyến nên \(HK = HE = {1 \over 2}ED\) \(⇒ ∆EHK\) cân \( \Rightarrow {\widehat E_1} = {\widehat K_3}\,\left( 4 \right),\,ma\,{\widehat E_1} = {\widehat B_1}\,\left( 5 \right)\) (cùng phụ với \(\widehat {EDB}\) ) Từ (3), (4) và (5) \( \Rightarrow {\widehat K_1} = {\widehat K_3},\) mà \({\widehat K_2} + {\widehat K_1} = 90^\circ \Rightarrow {\widehat K_3} + {\widehat K_2} = 90^\circ \) hay \(HK ⊥ O’K\). Chứng tỏ HK là tiếp tuyến của (O’) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|