Đề kiểm tra 15 phút học kì 2 lần 2 Địa lí 11 - Đề số 3Đề bài
Câu 1 :
Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
Câu 2 :
Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
Câu 3 :
Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
Câu 4 :
Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
Câu 5 :
Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?
Câu 6 :
Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
Câu 7 :
Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 200B tới 530B và khoảng 730Đ tới 1350Đ, giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là
Câu 8 :
Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á
Câu 9 :
Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do
Câu 10 :
Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Kiểu khí hậu ôn đới lục địa với tính chất khô hạn làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc.
Câu 2 :
Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ đặc điểm vị trí địa lí, văn hóa xã hội của các nước ASEAN và vai trò của việc hình thành tổ chức liên kết khu vực. Lời giải chi tiết :
- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí: nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào)-> thuận lợi cho giao lưu, hợp tác. - Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng: văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông. => đây là cơ sở cho sự giao lưu hợp tác đối thoại giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. => Nhận xét D đúng - Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. => Nhận xét A, C đúng - Việc sử dụng chung đồng tiền không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước. => Nhận xét B không đúng.
Câu 3 :
Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là xuất khẩu thu ngoại tệ.
Câu 4 :
Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
Câu 5 :
Ý nào sau đây không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính (tỉ lệ nam nhiều hơn nữ)-> từ đó sẽ dẫn đến các hậu quả khác về kinh tế - xã hội. Lời giải chi tiết :
Tư tưởng trọng nam trước hết làm mất cân bằng giới tính (tỉ lệ nam nhiều hơn nữ). Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội: - Tạo ra nhiều vấn đề xã hội như: trong lương lai nhiều nam thanh niên sẽ ế vợ vì tình trạng thừa nam thiếu nữ, hội chứng “tiểu hoàng đế”, suy giảm nòi giống… => Đây là những hậu quả của tư tưởng trọng nam khinh nữ => Nhận xét: A, B, D đúng. - Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh không phải là hậu quả của tư tưởng trọng nạm kinh nữ. => Nhận xét C không đúng
Câu 6 :
Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Liên hệ kiến thức về đặc điểm tư nhiên của Đông Nam Á lục địa. Lời giải chi tiết :
Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là: - Địa hình: hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam. => Nhận xét A đúng - Khí hậu nhiệt đới gió mùa => Nhận xét B. Phần lớn có khí hậu xích đạo là không đúng - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa => Nhận xét C đúng. - Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp bởi các hệ thống sông lớn => Nhận xét D đúng. => Phần lớn có khí hậu xích đạo không phải là đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa
Câu 7 :
Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 200B tới 530B và khoảng 730Đ tới 1350Đ, giáp 14 nước, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xác định từ khóa “thuận lợi về mặt kinh tế - xã hội” Lời giải chi tiết :
Với lãnh thổ trải dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia -> tạo điều kiến thuận lợi để Trung Quốc có thể giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế xã hội với các quốc gia láng giềng. => Đây là mặt thuận lợi cơ bản về kinh tế - xã hội.
Câu 8 :
Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân có nhiều nét tương đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực (văn hóa, chính trị, kinh tế,..)
Câu 9 :
Miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt là do
Đáp án : C Phương pháp giải :
Liên hệ đăc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ miền Tây Trung Quốc. Lời giải chi tiết :
Miền Tây Trung Quốc nằm sâu trong lục địa, bị ngăn cách với biển bởi miền lãnh thổ phía Đông rộng lớn, bốn bề bao bọc bởi lục địa => không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, gió từ lục địa thổi ra có tính chất khô, không gây mưa. => Hình thành nên kiểu khí hậu khắc nghiệt vơi bề mặt địa hình chủ yếu là các hoang mạc, bán hoang mạc.
Câu 10 :
Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
Đáp án : A Phương pháp giải :
Liên hệ đời sống kinh tế và cơ sở vật chất ngành đánh bắt thủy sản của phần lớn ngư dân ở các làng chài ven biển khu vực Đông Nam Á. Lời giải chi tiết :
Các nước Đông Nam Á có lợi thế tiếp giáp với vùng biển rộng, có nhiều ngư trường lớn -> thuận lợi cho phát triển đánh bắt hải sản. Tuy nhiên phần lớn ngư dân vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á có đời sống còn khó khăn, phương tiện đánh bắt lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ nên năng suất thấp, chủ yếu đánh bắt ven bờ. => Chưa phát huy được hết lợi thế của tài nguyên hải sản vùng biển |