Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 lịch sử 8 - Đề số 7 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút học kì 1 lịch sử 8 - Đề số 7 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Quảng cáo
Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng. C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến. Câu 2. Sự phát triển nhanh chóng của Đức trong những năm đầu thế kỉ XX là do A. Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. B. Sự suy yếu nhanh chóng của Anh và Pháp. C. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty lớn. D. Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội. Câu 3. Tại sao nói thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã thay đổi cục diện thế giới? A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. B. Phá bỏ mọi xiềng xích áp bức trên thế giới. C. Đưa nước Nga Xô Viết trở thành “thành trì của cách mạng thế giới”. D. Xóa bỏ chế độ phong kiến Nga hoàng, xây dựng nhà nước Xô viết. Câu 4. Đảng Ọuốc dân Đại hội là chính đảng của A. giai cấp công nhân Ấn Độ. B. giai cấp tư sản Ấn Độ. C. tầng lớp đại tư sản người Ấn. D. tầng lớp tư sản trí thức Ấn Độ Câu 5. Hai mươi năm sau khi thành lập Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào? A. Một bộ phận chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực. B. Một bộ phận muốn dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ C. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, chống lại phái ôn hòa đòi lật đổ ách thống trị của thực dân Anh. D. Một bộ phận cũng đấu tranh chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để. Câu 6. Ý nghĩa cơ bản nhất của cách mạng Tân Hợi (1911) là A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc. B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc. D. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 7. Trình bày diễn biến chính phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 40. Cách giải: Lê -nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc chi vay nặng lãi”. Chọn đáp án: C Câu 2. Phương pháp: sgk trang 41. Cách giải: Đầu thế kỉ XX, Đức phát triển nhanh chóng là do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp – Phổ và ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật mới nhất vào sản xuất. Chọn đáp án: A Câu 3. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Cách mạng tháng Mười Nga 1917 giành thắng lợi dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới làm cho Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới. Trên thế giới đã phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng thành công đã cổ vũ mạnh mẽ và chỉ ra con đường đúng đắn đi đến thắng lợi cuối cùng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 57. Cách giải: Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) – chính đảng của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập. Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 57, 58. Cách giải: Hai mươi năm sau khi thành lập, Đảng Quốc đại đã phân hóa thành hai phái. - Phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ thực hiện cải cách. - Pháp “cấp tiến” do Ti-lắc đứng đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: sgk trang 62, suy luận Cách giải: Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Đây chính là ý nghĩa quan trọng và cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi. Thành quả này sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển. Chọn: B II. TỰ LUẬN Câu 7. Phương pháp: sgk trang 57, 58. Cách giải: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX : * Khởi nghĩa Xi-pay: - Nãm 1857, 60 000 binh lính và nhân dân nổi dậy vũ trang khởi nghĩa. Phong trào lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập chính quyền ở ba thành phố lớn. - Thực dân Anh phải dốc toàn lực để đàn áp. Năm 1859, khởi nghĩa thất bại. - Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ân Độ, mở đầu cho phong trào đấu tranh rộng lớn sau này. * Đảng Quốc đại ra đời và hoạt động: - Nãm 1885, Đảng Ọuốc đại được thành lập. Đây là chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc. - Hoạt động : lúc đầu đi theo đường lối ôn hoà, về sau phân hoá một bộ phận theo đường lối cấp tiến chủ trương đòi lật đổ ách thống trị thực dân, đứng đầu là Ti-lắc. * Cao trào cách mạng 1905 -1908: - Năm 1905, nhân dân Ấn Độ biểu tình rầm rộ chống chính sách "chia để trị" của thực dân Anh đối với xứ Ben-gan. - Tháng 7-1908, công nhân Bom-bay bãi công, thành lập các đom vị chiến đấu chống lại quân đội Anh. - Phong trào bị thực dân Anh đàn áp rất dã man nên lần lượt thất bại, song đã đặt cơ sở cho những thắng lợi của nhân dân Ấn Độ sau này. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|