Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 2 - Vật lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 2 - Vật lí 10

Quảng cáo

Đề bài

Câu 1. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6 N, 8 N và 10 N. Nếu bỏ đi lực 10N thì hợp lực của hai lực còn lại là bao nhiêu?

A. 14 N                                   B. 2 N

C. 10 N                                   D. 4 N 

Câu 2. Định luật II Niu – tơn cho biết

A. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật

B. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật

C. mối liên hệ giữa lực và vận tốc của vật

D. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động

Câu 3. Cặp “lực – phản lực” không có tính chất nào sau đây ?

A. là cặp lực trực đối

B. tác dụng vào hai vật khác nhau

C. xuất hiện thành cặp

D. là cặp lực cân bằng

Câu 4. Một vật khối lượng m, trượt không ma sát trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha \) so với phương ngang. Gia tốc của vật bằng

\(\begin{array}{l}A.\,g\sin \alpha \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,g\cos \alpha \\C.\,g\tan \alpha \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,g\end{array}\)

Câu 5. Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo có đầu trên cố định thì thấy lò xo dãn ra 5 cm, biết độ cứng của lò xo là 100 N/m. Trọng lượng của vật bằng

A. 500N                        B.0,05N

C. 20N                          D. 5N

Câu 6. Hai chất điểm có khối lượng lần lượt là m1 = 106 kg và m2 = =108 kg đặt cách nhau 1 km. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm này là

A. 6,67.103N                   B. 6,67N

C. 6,67.10-3N                  D. 1N

Câu 7. Dùng một lò xo để treo vật có khối lượng 300g thì lò xo dãn ra 2 cm, nếu treo thêm một vật có khối lượng 150g vào thì lò xo dãn ra một đoạn là bao nhiêu ?

A. 1cm                          B. 2cm

C. 4cm                          D. 3cm

Câu 8. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15cm, một đầu lò xo giữ cố định, đầu kia chịu lực kéo 4,5N, khi ấy lò xo dài 18cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?

A. 1,5 N/m                   B. 25 N/m

C. 150 N/m                  D. 30 N/m

Câu 9. Một người kéo một hộp gỗ trên sàn nhà với một lực nằm ngang có độ lớn 200N, hộp chuyển động nhanh dần đều. Độ lớn của lực ma sát bằng bao nhiêu?

A. Nhỏ hơn 200N

B. Lớn hơn 200N

C. Bằng 200N

D. Chưa đủ dữ liệu để kết luận

Câu 10. Điều nào sau đây sai khi nói về hệ số ma sát trượt ?

A. có thể nhỏ hơn 1

B. phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc

C. không có đơn vị

D. phụ thuộc vào áp lực của vật lên mặt tiếp xúc

Lời giải chi tiết

Đáp án

1

2

3

4

5

C

B

D

A

D

6

7

8

9

10

C

D

C

A

D

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N,10N. Nếu bỏ đi lực 10N thì hợp lực của hai lực còn lại phải bằng 10N thì chất điểm mới đứng yên được.

Chọn C 

Câu 2.

Biểu thức định luật II Niutơn: F = m.a => Lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.

Chọn B

Câu 3.

Cặp "lực - phản lực" đặt vào hai vật khác nhau nên không là cặp lực cân bằng.

Chọn D

Câu 4.

Ta có:

\(P\sin \alpha  = m.a \Leftrightarrow mg\sin \alpha  = m.a \Leftrightarrow a = g\sin \alpha \)

Chọn A

Câu 5.

Khi vật cân bằng, trọng lượng bằng độ lớn của lực đàn hồi:

\(P = k.\Delta l = 100.0,05 = 5\,N\)

Chọn D

Câu 6.

Áp dụng công thức của định luật vạn vật hấp dẫn, tính được:

\(F = G.\dfrac{{{m_1}.{m_2}}}{{{r^2}}} = 6,{67.10^{ - 11}}.\dfrac{{{{10}^6}{{.10}^8}}}{{{{1000}^2}}}\)\(\, = 6,{67.10^{ - 3}}N\)

Chọn C

Câu 7.

Tính độ cứng của lò xo:

\(k = \dfrac{F}{{\Delta l}} = \dfrac{{mg}}{{\Delta l}} = 150\,N/m\)

Độ dãn khi treo thêm vật 150 g là: \(\Delta l' = \dfrac{{m + m'}}{k} = 3\,cm\)

Chọn D

Câu 8.

Độ cứng của lò xo:

\(k = \dfrac{F}{{l - {l_0}}} = 150\,\,N/m\)

Chọn C

Câu 9.

Vật chuyển động nhanh dần đều => Lực ma sát nhỏ hơn lực kéo.

Chọn A

Câu 10.

Chọn D

Loigiaihay.com

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close