Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Quảng cáo

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp lấy cớ là

A. để giải quyết vụ Đuy-puy.

B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

C. mượn đường để tấn công Trung Quốc.

D. giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh ở Bắc Kì.

Câu 2. Chỉ huy quân đội triều đình chống Pháp tại thành Hà Nội khi Pháp tấn công lần thứ nhất là ai?

A. Phan Thanh Giản.

B. Nguyễn Tri Phương.                     

C. Hoàng Tá Viêm.

D. Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 3. Sau khi chiếm được Hà Nội, thực dân Pháp đã tỏa đi chiếm các tỉnh nào nữa?

A. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Hà Nội, Nam Định.

B. Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng.

C. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định.

D. Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải hành động của Pháp sau năm 1867 và trước khi tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

B. Hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

C. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu.

D. Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (4 điểm) Hãy cho biết thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì diễn ra như thế nào?

Câu 2: (2 điểm) Tại sao triều đình Huế kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

A

B

C

B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 120.

Cách giải:

Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gacniê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 120.

Cách giải:

Khi quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 120.

Cách giải:

Sau khi chiếm được thành Hà Nội, chưa đầy 1 tháng sau Pháp đã tỏa đi chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 119, loại trừ.

Cách giải:

Những hành động của Pháp sau năm 1867 và trước khi tiến hành tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất bao gồm:

- Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

- Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

- Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

Đáp án B: thời kì này thực dân Pháp thực hiện những chính sách trên nhằm biến ba tỉnh miền Đông Nam Kì thành bàn đạp để đánh chiếm Campuchia và chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

=> Thời điểm này Pháp chưa hoàn thành xâm lược Campuchia và Lào.

Chọn: B

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 120, 121.

Cách giải:

- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873):

+ Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ, thực dân Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

+ Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

+ Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Sau đó, quân Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

- Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874):

+ Khi Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Ô Quan Chưởng).

+ Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định…

+ Ngày 21-12-1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.

Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874), Pháp rút quân khỏi Bắc Kì, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 121, suy luận.

Cách giải:

Triều đình Huế kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) vì những lí do sau:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.

- Triều đình Huế ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close