Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 8 chương 3: Mol và tính toán hóa học - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

0,05 mol Na có khối lượng bằng bao nhiêu?

  • A
    11,5 gam. 
  • B
    1,15 gam. 
  • C
    115 gam. 
  • D
    0,115 gam.
Câu 2 :

Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết thể tích (V) ở đktc:

  • A
    m = n. M                        
  • B
    {\rm{n = }}\frac{{\rm{m}}}{{\rm{M}}}
  • C
    {\rm{n = }}\frac{{\rm{V}}}{{{\rm{22,4}}}}
  • D
        n = V. 22,4
Câu 3 :

Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào?

  • A

    Nhiệt độ của chất khí.

  • B

    Áp suất của chất khí.

  • C

    Bản chất của chất khí.

  • D
    A và B
Câu 4 :

Khí nào có thể thu được bằng cách đặt ngược bình (hình vẽ):

  • A
    Khí Cacbonic (CO2).
  • B
    Khí Oxi (O2).
  • C
    Khí Clo (Cl2).
  • D
    Khí Hiđro (H2).
Câu 5 :

Trong 1 mol CO có bao nhiêu phân tử?

  • A

    6,02.1023           

  • B

    6,04.1023           

  • C

    12,04.1023                

  • D

    18,06.1023

Câu 6 :

Thể tích 1 mol của hai chất khí bằng nhau nếu được đo ở

  • A

    cùng nhiệt độ

  • B

    cùng áp suất

  • C

    cùng nhiệt độ và khác áp suất

  • D

    cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Câu 7 :

Khí N2 nặng hơn khí H2 bằng bao nhiêu lần? (N = 14, H = 1)

  • A
    10 lần. 
  • B
    12 lần. 
  • C
    8 lần. 
  • D
    14 lần.
Câu 8 :

Một mol nguyên tử Nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?

  • A

    56 nguyên tử 

  • B

    3.1023 nguyên tử

  • C
    12 nguyên tử                                                                     
  • D
    6.1023 nguyên tử.
Câu 9 :

0,5 mol khí O2 có bao nhiêu phân tử O2 ?

  • A
    3.1023 phân tử 
  • B
    0,3.1023 phân tử
  • C
    0,3.1023 nguyên tử. 
  • D
    3.1023 nguyên tử.
Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây đúng và đầy đủ nhất? “Hai chất chỉ có thể tích bằng nhau khi”:

  • A

    Khối lượng bằng nhau

  • B

    Số phân tử bằng nhau

  • C

    Số mol bằng nhau trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất

  • D
    Cả 3 ý kiến trên
Câu 11 :

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

  • A

    Fe là chất hết.

  • B

    HCl là chất hết.      

  • C

    Cả 2 chất cùng hết.

  • D

    Cả 2 chất cùng dư.

Câu 12 :

Chọn đáp án đúng trong các khẳng định sau:

  • A

    Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

  • B

     Mol là khối lượng của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

  • C

    Mol là nguyên tử khối của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó

  • D
     Mol là đại lượng có giá trị bằng 6.1023
Câu 13 :

Tính số mol phân tử có trong 6,72 lít khí H(đo ở đktc)?

  • A
    0,3mol    
  • B
    0,5mol      
  • C
    1,2 mol       
  • D
    1,5mol
Câu 14 :

Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích mol của các chất khí có giá trị là:

  • A
    2,24 lít                                
  • B
    22,4 lít                                
  • C
    0,224 lít                              
  • D
    24 lít.
Câu 15 :

Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?

  • A

    H2, HCl, H2S

  • B

    H2, CO2

  • C

    NH3, HCl

  • D

    H2, NH3

Câu 16 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng nitơ cao nhất?

  • A
    NO  
  • B
    NO2
  • C

    N2O                                              

  • D
     NH4NO3     
Câu 17 :

0,35 mol khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích bằng bao nhiêu?

  • A
    0,784 lít           
  • B
    7,84 lít.            
  • C
    78,4 lít. 
  • D
    784 lít.
Câu 18 :

Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?

  • A

    0,20 mol                  

  • B

    0,25 mol                  

  • C

    0,30 mol                  

  • D

    0,35 mol                  

Câu 19 :

Phải lấy bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc để có 3,01.1023 phân tử CO2?

  • A

    11,2 lít                      

  • B

    33,6 lít                      

  • C

    16,8 lít                      

  • D

    22,4 lít                      

Câu 20 :

Thể tích của 280 gam khí nitơ ở đktc là:

+) Khí nitơ có công thức hóa học là N2 

+) Tính khối lượng mol N2

+) \({n_{{N_2}}} = \frac{m}{M}\)

+) \({V_{{N_2}}} = n*22,4\)

  • A

    112 lít                     

  • B

    336 lít                     

  • C

    168 lít                     

  • D

    224 lít                     

Câu 21 :

Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/KK = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A.

  • A

    SO2

  • B

    NO2

  • C

    CO2

  • D

    H2O

Câu 22 :

Tỉ khối của A đối với H2 là 22. A là khí nào sau đây?

  • A

    NO2.   

  • B

    N2.      

  • C

    CO2.

  • D

    Cl2.

Câu 23 :

Khí A có công thức phân tử dạng RO2, có tỉ khối hơi so với H2 là 32. Vậy A có công thức phân tử là:

  • A

    SO2     

  • B

    CO2     

  • C

    SO3

  • D

    NO2     

Câu 24 :

Một cửa hàng có bán một số loại phân đạm có công thức hóa học sau: ure: CO(NH2)2; amoni sunfat: (NH4)2SO4; amoni nitrat: NH4NO3; canxi nitrat: Ca(NO3)2. Bác nông dân không biết phải mua loại phân đạm nào có hàm lượng nguyên tố N cao nhất để bón cho ruộng. Em hãy giúp bác nông dân lựa chọn.

  • A

    CO(NH2)2      

  • B

    (NH4)2SO4      

  • C

    NH4NO3

  • D

    Ca(NO3)2

Câu 25 :

Hợp chất A có khối lượng mol là 94, có thành phần các nguyên tố là: 82,98% K; còn lại là oxi. Công thức hoá học của hợp chất A là

  • A

    KO2

  • B

    KO

  • C

    K2O    

  • D

    KOH

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Giá trị của V là

  • A

    2,24

  • B

    1,12

  • C

    3,36

  • D

    4,48

Câu 27 :

Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.

  • A

    1,4 lít.

  • B

    2,24 lít.

  • C

    3,1 lít.

  • D

    2,8 lít.

Câu 28 :

Theo sơ đồ: Cu + O2 → CuO. Nếu cho 3,2 gam Cu tác dụng với 0,8 gam O2. Khối lượng CuO thu được là

  • A

    2 gam.

  • B

    1,6 gam.

  • C

    3,2 gam.

  • D

    4 gam.

Câu 29 :

Cho sắt tác dụng với dung dịch axit H2SO4 theo sơ đồ sau: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. Có 22,4 gam sắt tác dụng với 24,5 gam H2SO4. Thể tích khí H2 thu được ở đktc là

  • A

    5,6 lít.

  • B

    11,2 lít.           

  • C

    2,24 lít.

  • D

    8,96 lít.

Câu 30 :

Một hỗn hợp X gồm H2 và O2 (không có phản ứng xảy ra) có tỉ khối so với không khí là 0,3276. Phần trăm theo số mol của khí H2 trong hỗn hợp là

  • A

    25%

  • B

    75%

  • C

    30%

  • D

    70%

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

0,05 mol Na có khối lượng bằng bao nhiêu?

  • A
    11,5 gam. 
  • B
    1,15 gam. 
  • C
    115 gam. 
  • D
    0,115 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính khối lượng : m = n × M

Lời giải chi tiết :

0,05 mol Na có khối lượng là: mNa = 0,05×23 = 1,15 (g)

Câu 2 :

Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết thể tích (V) ở đktc:

  • A
    m = n. M                        
  • B
    {\rm{n = }}\frac{{\rm{m}}}{{\rm{M}}}
  • C
    {\rm{n = }}\frac{{\rm{V}}}{{{\rm{22,4}}}}
  • D
        n = V. 22,4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho biết công thức tính số mol, khi đề bài cho biết thể tích (V) ở đktc:

n = V:22,4

Câu 3 :

Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào?

  • A

    Nhiệt độ của chất khí.

  • B

    Áp suất của chất khí.

  • C

    Bản chất của chất khí.

  • D
    A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào Nhiệt độ của chất khí, Áp suất của chất khí

Câu 4 :

Khí nào có thể thu được bằng cách đặt ngược bình (hình vẽ):

  • A
    Khí Cacbonic (CO2).
  • B
    Khí Oxi (O2).
  • C
    Khí Clo (Cl2).
  • D
    Khí Hiđro (H2).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khí thu được bằng cách đặt úp bình \( \to\) khí này có phân tử khối nhẹ hơn không khí (Mkk≈ 29 g/mol)

Lời giải chi tiết :

Khí thu được bằng cách đặt úp bình \( \to\) khí này có phân tử khối nhẹ hơn không khí

\( \to\) khí X là khí H2 (\({M_{{H_2}}} = 2\,\,g/mol\))

Câu 5 :

Trong 1 mol CO có bao nhiêu phân tử?

  • A

    6,02.1023           

  • B

    6,04.1023           

  • C

    12,04.1023                

  • D

    18,06.1023

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

1 mol chứa số nguyên tử là:  6,02.1023 => trong 1 mol CO2 có 6,02.1023 phân tử

Câu 6 :

Thể tích 1 mol của hai chất khí bằng nhau nếu được đo ở

  • A

    cùng nhiệt độ

  • B

    cùng áp suất

  • C

    cùng nhiệt độ và khác áp suất

  • D

    cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thể tích 1 mol của hai chất khí bằng nhau nếu được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Câu 7 :

Khí N2 nặng hơn khí H2 bằng bao nhiêu lần? (N = 14, H = 1)

  • A
    10 lần. 
  • B
    12 lần. 
  • C
    8 lần. 
  • D
    14 lần.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lấy phân tử khối của N2 chia cho phân tử khối của H2

Lời giải chi tiết :

Phân tử khối của N2 = 14×2 = 28 (gam/mol)

Phân tử khối của H2 = 2×1 = 2 (gam/mol)

Suy ra 

\({d_{{N_2}/{H_2}}} =\dfrac{{28}}{2}= 14\)

Vậy N­2 nặng hơn H2 14 lần

Câu 8 :

Một mol nguyên tử Nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm?

  • A

    56 nguyên tử 

  • B

    3.1023 nguyên tử

  • C
    12 nguyên tử                                                                     
  • D
    6.1023 nguyên tử.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một mol nguyên tử Nhôm có chứa 6.1023 nguyên tử nhôm

Câu 9 :

0,5 mol khí O2 có bao nhiêu phân tử O2 ?

  • A
    3.1023 phân tử 
  • B
    0,3.1023 phân tử
  • C
    0,3.1023 nguyên tử. 
  • D
    3.1023 nguyên tử.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính số phân tử O2 là: n× 6.1023 = ?

Lời giải chi tiết :

Số phân tử O2 là: 0,5 × 6.1023 = 3. 1023 phân tử

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây đúng và đầy đủ nhất? “Hai chất chỉ có thể tích bằng nhau khi”:

  • A

    Khối lượng bằng nhau

  • B

    Số phân tử bằng nhau

  • C

    Số mol bằng nhau trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất

  • D
    Cả 3 ý kiến trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai chất chỉ có thể tích bằng nhau khi Số mol bằng nhau trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất

Câu 11 :

Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình: Fe + 2HCl \( \to\) FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:

  • A

    Fe là chất hết.

  • B

    HCl là chất hết.      

  • C

    Cả 2 chất cùng hết.

  • D

    Cả 2 chất cùng dư.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính số mol Fe : nFe = mFe : MFe = ? (mol)

Dựa vào phương trình so sánh xem Fe và HCl chất nào phản ứng hết.

Lời giải chi tiết :

nFe = 5,6 : 56 = 0,1 (mol)

                                Fe + 2HCl \( \to\)  FeCl2 + H2

Theo phương trình  1       2                             (mol)

Theo đề bài:            0,1    0,15                         (mol)

Ta thấy :                  \(\dfrac{{0,1}}{1} > \dfrac{{0,15}}{2}\). Do vậy HCl là chất phản ứng hết, Fe là chất còn dư.

Câu 12 :

Chọn đáp án đúng trong các khẳng định sau:

  • A

    Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

  • B

     Mol là khối lượng của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

  • C

    Mol là nguyên tử khối của 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó

  • D
     Mol là đại lượng có giá trị bằng 6.1023

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

Câu 13 :

Tính số mol phân tử có trong 6,72 lít khí H(đo ở đktc)?

  • A
    0,3mol    
  • B
    0,5mol      
  • C
    1,2 mol       
  • D
    1,5mol

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

1 mol phân tử H2 (đo ở đktc) chiếm thể tích 22,4 lít

X mol phân tử H2 (đo ở đktc) chiếm thể tích 6,72 lít

\( \to x = \dfrac{{1.6,72}}{{22,4}} = 0,3\,\,mol\)

Câu 14 :

Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích mol của các chất khí có giá trị là:

  • A
    2,24 lít                                
  • B
    22,4 lít                                
  • C
    0,224 lít                              
  • D
    24 lít.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích mol của các chất khí có giá trị là: 22,4 lít    

Câu 15 :

Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:

Hình vẽ bên có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau đây?

  • A

    H2, HCl, H2S

  • B

    H2, CO2

  • C

    NH3, HCl

  • D

    H2, NH3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khí thu bằng phương pháp đẩy nước  phải chọn những khí ít hoặc không tan trong nước

→ chọn B có CO2 ít tan trong nước và H2 không tan trong nước

Câu 16 :

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có hàm lượng nitơ cao nhất?

  • A
    NO  
  • B
    NO2
  • C

    N2O                                              

  • D
     NH4NO3     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tư duy nhanh: hợp chất của N với O có càng nhiều nguyên tử N thì hàm lượng nito càng cao        

    \(\mathop N\limits^1 \mathop O\limits^1 \)          \(\mathop N\limits^1 {\mathop O\limits^2 _2}\)            \(\mathop {{N_2}}\limits^2 \mathop O\limits^1 \)        \(\mathop {{N_2}}\limits^2 \mathop {{H_4}}\limits^{} \mathop {{O_3}}\limits^3 \)

Ta thấy tỉ lệ 2:1 trong hợp chất N2O là lớn nhất. Do vậy hàm lượng nitơ trong N2O là cao nhất.

Câu 17 :

0,35 mol khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích bằng bao nhiêu?

  • A
    0,784 lít           
  • B
    7,84 lít.            
  • C
    78,4 lít. 
  • D
    784 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính thể tích khí ở đktc: V = n × 22,4 = ? (lít)

Lời giải chi tiết :

Thể tích 0,35 mol SO2 ở đktc là : VSO2(đktc) = 0,35 × 22,4 = 7,84 (lít)

Câu 18 :

Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?

  • A

    0,20 mol                  

  • B

    0,25 mol                  

  • C

    0,30 mol                  

  • D

    0,35 mol                  

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

6,02.1023 phân tử CO2 = 1 mol

=> 1,5.1023 phân tử CO2 = $\dfrac{{1,{{5.10}^{23}}.1}}{{{{6.10}^{23}}}} \approx 0,25$ mol

Câu 19 :

Phải lấy bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc để có 3,01.1023 phân tử CO2?

  • A

    11,2 lít                      

  • B

    33,6 lít                      

  • C

    16,8 lít                      

  • D

    22,4 lít                      

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

         1 mol CO2 chứa 6,02.1023 phân tử

=> $\dfrac{{3,{{01.10}^{23}}}}{{6,{{02.10}^{23}}}} = 0,5$  mol CO2 chứa 3,01.1023 phân tử

=> thể tích khí CO2 là: V = n.22,4 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

Câu 20 :

Thể tích của 280 gam khí nitơ ở đktc là:

+) Khí nitơ có công thức hóa học là N2 

+) Tính khối lượng mol N2

+) \({n_{{N_2}}} = \frac{m}{M}\)

+) \({V_{{N_2}}} = n*22,4\)

  • A

    112 lít                     

  • B

    336 lít                     

  • C

    168 lít                     

  • D

    224 lít                     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khối lượng mol của khí N2 là: M = 2.14 = 28 g/mol

=> số mol khí N2 là: $n = \frac{m}{M}\, = \frac{{280}}{{28}} = 10\,(mol)$

=> thể tích cảu 280 gam khí nitơ là: V = n.22,4 = 10.22,4 = 224 lít

Câu 21 :

Khí A có công thức dạng RO2. Biết dA/KK = 1,5862. Hãy xác định công thức của khí A.

  • A

    SO2

  • B

    NO2

  • C

    CO2

  • D

    H2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tỉ khối của A so với không khí là 1,5862 => MA = 29 . dA/KK

+) Khối lượng mol của khí A là: ${M_{R{O_2}}} = {M_R} + 2.{M_O}$ => MR 

Lời giải chi tiết :

Tỉ khối của A so với không khí là 1,5862 => MA = 29 . dA/KK = 29.1,5862 = 46 g/mol

Khối lượng mol của khí A là:

${M_{R{O_2}}} = {M_R} + 2.{M_O}$ => MR = 46 – 2.16 = 14 gam

=> R là N

=> Công thức của A là NO

Câu 22 :

Tỉ khối của A đối với H2 là 22. A là khí nào sau đây?

  • A

    NO2.   

  • B

    N2.      

  • C

    CO2.

  • D

    Cl2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tỉ khối của A đối với H2 :  ${d_{A/{H_2}}} = \dfrac{{{M_A}}}{{{M_{{H_2}}}}} = 22 = > {M_A} = 22.{M_{{H_2}}}$

Lời giải chi tiết :

Tỉ khối của A đối với H2 : ${d_{A/{H_2}}} = \dfrac{{{M_A}}}{{{M_{{H_2}}}}} = 22 = > {M_A} = 22.{M_{{H_2}}} = 22.2 = 44$ g/mol

Loại A vì NO2 có M = 14 + 16.2 = 46

Loại B vì N2 có M = 2.14 = 28

Chọn C vì CO2 có M = 12 + 16.2 = 44

Loại D vì Cl2 có M = 2.35,5 = 71

Câu 23 :

Khí A có công thức phân tử dạng RO2, có tỉ khối hơi so với H2 là 32. Vậy A có công thức phân tử là:

  • A

    SO2     

  • B

    CO2     

  • C

    SO3

  • D

    NO2     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)  ${d_{A/{H_2}}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_{{H_2}}}}} = > {M_A} = {d_{A/{H_2}}}.{M_{{H_2}}}$

+) A có công thức phân tử là RO2 => M = MR + 2.MO = 64 => MR => nguyên tố R

Lời giải chi tiết :

Khí A có tỉ khối so với H2 là 32 =>  ${d_{A/{H_2}}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_{{H_2}}}}} = > {M_A} = {d_{A/{H_2}}}.{M_{{H_2}}} = 32.2 = 64$

A có công thức phân tử là RO2 => M = MR + 2.MO = 64

=> MR = 64 – 2.16 = 32 => R là nguyên tố S

Vậy công thức phân tử của A là SO2

Câu 24 :

Một cửa hàng có bán một số loại phân đạm có công thức hóa học sau: ure: CO(NH2)2; amoni sunfat: (NH4)2SO4; amoni nitrat: NH4NO3; canxi nitrat: Ca(NO3)2. Bác nông dân không biết phải mua loại phân đạm nào có hàm lượng nguyên tố N cao nhất để bón cho ruộng. Em hãy giúp bác nông dân lựa chọn.

  • A

    CO(NH2)2      

  • B

    (NH4)2SO4      

  • C

    NH4NO3

  • D

    Ca(NO3)2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng phân tử mỗi chất

+) Tính %N tương ứng

Lời giải chi tiết :

+)  ${M_{CO{{(N{H_2})}_2}}} = 12 + 16 + (14 + 2).2 = 60$

=> Phần trăm khối lượng của N trong CO(NH2)2 là:

$\% N = \frac{{2.{M_N}}}{{{M_{CO{{(N{H_2})}_2}}}}}.100\% = \frac{{2.14}}{{60}}.100\% = 46,67\% $

+)  ${M_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}} = (14 + 4).2 + 32 + 16.4 = 132$

=> Phần trăm khối lượng của N trong (NH4)2SO4 là:

$\% N = \frac{{2.{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_4})}_2}S{O_4}}}}}.100\% = \frac{{2.14}}{{132}}.100\% = 21,21\% $

+)  ${M_{N{H_4}N{O_3}}} = 14 + 4 + 14 + 16.3 = 80$

=> $\% N = \frac{{2.{M_N}}}{{{M_{N{H_4}N{O_3}}}}}.100\% = \frac{{2.14}}{{80}}.100\% = 35\% $

+) ${M_{Ca{{(N{O_3})}_2}}} = 40 + (14 + 16.3).2 = 164$

=> $\% N = \frac{{2.{M_N}}}{{{M_{Ca{{(N{O_3})}_2}}}}}.100\% = \frac{{2.14}}{{164}}.100\% = 17,07\% $

Vậy phân có hàm lượng nguyên tố N cao nhất là ure: CO(NH2)2

Câu 25 :

Hợp chất A có khối lượng mol là 94, có thành phần các nguyên tố là: 82,98% K; còn lại là oxi. Công thức hoá học của hợp chất A là

  • A

    KO2

  • B

    KO

  • C

    K2O    

  • D

    KOH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hợp chất A gồm K và O mà %K = 82,98% => %O 

+)  mK  = $\dfrac{{94.82,98}}{{100}}$ => nK 

+) mO   = $\dfrac{{94.17,02}}{{100}}$ => nO 

+) Từ tỉ lệ mol K và O => CTPT

Lời giải chi tiết :

Hợp chất A gồm K và O mà %K = 82,98% => %O = 100% - 82,98% = 17,02%

Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

 mK  = $\dfrac{{94.82,98}}{{100}}$ = 78 gam và mO   = $\dfrac{{94.17,02}}{{100}}$ = 16 gam

=> Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:

nK = $\dfrac{{78}}{{39}}$ = 2 mol

nO = $\dfrac{{16}}{{16}}$ = 1 mol

Vậy công thức hoá học của hợp chất là K2O

Câu 26 :

Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít khí CH4 (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được sản phẩm là khí cacbonic (CO2) và nước (H2O). Giá trị của V là

  • A

    2,24

  • B

    1,12

  • C

    3,36

  • D

    4,48

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí CH4 phản ứng:  ${n_{C{H_4}}} = \dfrac{{1,12}}{{22,4}}$

PTHH:             CH4    +   2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2   +   2H2O

Tỉ lệ theo PT:  1mol       2mol     1mol       2mol

                          0,05mol  ?mol

Từ PTHH, ta có: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,05.2}}{1}$ => thể tích khí O2 : V = 22,4.n

Lời giải chi tiết :

Số mol khí CH4 phản ứng là:  ${n_{C{H_4}}} = \dfrac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,mol$

PTHH:             CH4    +   2O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2   +   2H2O

Tỉ lệ theo PT:  1mol       2mol     1mol       2mol

                          0,05mol  ?mol

Từ PTHH, ta có: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,05.2}}{1} = 0,1\,mol$

=> thể tích khí O2 cần dùng là: ${V_{{O_2}}} = 22,4.n = 22,4.0,1 = 2,24$ lít

Câu 27 :

Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.

  • A

    1,4 lít.

  • B

    2,24 lít.

  • C

    3,1 lít.

  • D

    2,8 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol P phản ứng

PTHH:             4P   +    5O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2P2O5

Tỉ lệ theo PT: 4mol      5mol      2mol

                         1mol      ?mol

Từ PTHH, ta có: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,1.5}}{4}$ => Thể tích oxi cần dùng là: V = 24,79.n

Lời giải chi tiết :

Số mol P phản ứng là:  ${n_P} = \dfrac{{3,1}}{{31}} = 0,1\,mol$

PTHH:               4P   +    5O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2P2O5

Tỉ lệ theo PT:     4mol      5mol     

                        1mol      ? mol

Nhân chéo chia ngang ta được: ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,1.5}}{4}$ $ = 0,125\,mol$

=> Thể tích oxi cần dùng là: V = 22,4.n = 24,79.0,125 = 3,1 lít

Câu 28 :

Theo sơ đồ: Cu + O2 → CuO. Nếu cho 3,2 gam Cu tác dụng với 0,8 gam O2. Khối lượng CuO thu được là

  • A

    2 gam.

  • B

    1,6 gam.

  • C

    3,2 gam.

  • D

    4 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Cu và số mol O2

+) Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{Cu}}}}{2}$ và $\dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{1}$ => chất dư thừa hoặc vừa đủ, phản ứng tính theo chất phản ứng hết

Lời giải chi tiết :

Số mol Cu là:  ${n_{Cu}} = \dfrac{{3,2}}{{64}} = 0,05\,mol$

Số mol O2 là:  ${n_{{O_2}}} = \dfrac{{0,8}}{{32}} = 0,025\,mol$

PTHH:  2Cu + O2 → 2CuO

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{Cu}}}}{2} = \dfrac{{0,05}}{2} = 0,025$ và  $\dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{1} = \dfrac{{0,025}}{1} = 0,025$

Vì tỉ lệ $\dfrac{{{n_{Cu}}}}{2} = \dfrac{{{n_{{O_2}}}}}{1}$  => phản ứng vừa đủ => tính theo Cu hoặc O2 đều được

PTHH:  2Cu + O2 → 2CuO

              2mol              2mol

             0,05mol   →   0,05mol

=> khối lượng CuO thu được là: mCuO = 0,05.80 = 4 gam

Cách 2: Vì các chất đều phản ứng vừa đủ => áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

${m_{CuO}} = {m_{Cu}} + {m_{{O_2}}} = 3,2 + 0,8 = 4\,gam$

Câu 29 :

Cho sắt tác dụng với dung dịch axit H2SO4 theo sơ đồ sau: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. Có 22,4 gam sắt tác dụng với 24,5 gam H2SO4. Thể tích khí H2 thu được ở đktc là

  • A

    5,6 lít.

  • B

    11,2 lít.           

  • C

    2,24 lít.

  • D

    8,96 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe và số mol H2SO4

+) Viết PTHH

+) Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1}$ và $\dfrac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1}$ => chất dư và chất hết

=> tính số mol H2 theo chất hết

Lời giải chi tiết :

Số mol Fe là: ${n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{22,4}}{{56}} = 0,4\,mol$ 

Số mol H2SO4 là:  ${n_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{m}{M} = \dfrac{{24,5}}{{2 + 32 + 16.4}} = 0,25\,mol$

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n_{F{\text{e}}}}}}{1} = \dfrac{{0,4}}{1} = 0,4$ và  $\dfrac{{{n_{{H_2}S{O_4}}}}}{1} = \dfrac{{0,25}}{1} = 0,25$

Vì 0,25 < 0,4 => Fe dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol H2 theo H2SO4

PTHH:  Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

                      1mol                       1mol

                    0,25 mol      →         0,25 mol

=> Thể tích khí H2 thu được ở đktc là: V = 22,4.n = 22,4.0,25 = 5,6 lít

Câu 30 :

Một hỗn hợp X gồm H2 và O2 (không có phản ứng xảy ra) có tỉ khối so với không khí là 0,3276. Phần trăm theo số mol của khí H2 trong hỗn hợp là

  • A

    25%

  • B

    75%

  • C

    30%

  • D

    70%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tỉ khối của X so với không khí :  ${d_{X/kk}} = \dfrac{{{{\bar M}_X}}}{{29}} = > {\bar M_X}$

Công thức tính khối lượng trung bình của hỗn hợp X là

${M_X} = \dfrac{{{n_{{H_2}}}.{M_{{H_2}}} + {n_{{O_2}}}.{M_{{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{{O_2}}}}}$

+) phần trăm số mol khí H2 là:  $\% {n_{{H_2}}} = \dfrac{{{n_{{H_2}}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{{O_2}}}}}.100\% $

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của H2 và O2 trong hỗn hợp lần lượt là x và y mol

Tỉ khối của X so với không khí :  ${d_{X/kk}} = \dfrac{{{{\bar M}_X}}}{{29}} = > {\bar M_X} = 29.0,3276 = 9,5$

Công thức tính khối lượng trung bình của hỗn hợp X là

${M_X} = \dfrac{{{n_{{H_2}}}.{M_{{H_2}}} + {n_{{O_2}}}.{M_{{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2{\text{x}} + 32y}}{{x + y}} = 9,5$

=> 2x + 32y = 9,5x + 9,5y => 7,5x = 22,5 => x = 3y

=> phần trăm số mol khí H2 là:  $\% {n_{{H_2}}} = \dfrac{{{n_{{H_2}}}}}{{{n_{{H_2}}} + {n_{{O_2}}}}}.100\% = \dfrac{{3y}}{{3y + y}}.100\% = 75\% $

close