Cuộc Duy tân Minh TrịTóm tắt mục I. Cuộc Duy Tân Minh Trị. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục 1 1. Tình hình nước Nhật trước cải cách - Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô-gun) làm vào khủng hoảng suy yếu. * Kinh tế: - Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên. - Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng. * Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu. * Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân. - Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập. + Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng. + Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách. Mục 2 2. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị - Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt: * Về kinh tế: - Thống nhất tiền tệ. - Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến. - Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ... phục vụ giao thông liên lạc. * Về chính trị, xã hội: - Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyền. - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. - Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. * Về quân sự: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. - Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. - Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng... => Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. ND chính
Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Cuộc Duy tân Minh Trị
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|