Chủ nghĩa kinh viện giai đoạn hưng thịnhThế kỷ XIII - thế kỷ của sự phát triển chủ nghĩa kinh viện. Chủ nghĩa kinh viện ở Tây Âu phát triển tới đỉnh cao vào thế kỷ XIII. Nguyên nhân của sự phát triển đó, xét đến cùng là do sự phát triển của kinh tế - xã hội. Quảng cáo
Thế kỷ XIII - thế kỷ của sự phát triển chủ nghĩa kinh viện. Chủ nghĩa kinh viện ở Tây Âu phát triển tới đỉnh cao vào thế kỷ XIII. Nguyên nhân của sự phát triển đó, xét đến cùng là do sự phát triển của kinh tế - xã hội. Trong thế kỷ này nền kinh tế tự nhiên dần dần biến thành nền kinh tế tiền tệ, số lượng những người thợ thủ công và thương nhân tăng lên nhanh chóng cùng với sự phát triển của những thành phố. Sự buôn bán đã mở rộng ra ở nhiều nước, xuất hiện những phát minh và sự hoàn thiện kỹ thuật. Cuộc đấu tranh và mâu thuẫn giữa nhà nước thế tục muốn có những kỳ vọng chính trị và nhà thờ ngày càng trở nên sâu sắc, quyết liệt. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều tà đạo thu hút nhiều người và đôi khi đã biến thành hình thức của những cuộc khởi nghĩa. Thế kỷ XIII cũng là thế kỷ của nhiểu cuộc thập tự chinh mà thực chất là sự bành trướng của thế lực phong kiến phương Tây sang các nước châu Á và Đông Âu được sự giúp đỡ và cổ vũ của nhà thờ và giáo hoàng. Nhờ những cuộc thập tự chinh mà phương Tây tiếp xúc được với nền văn hóa phương Đông, làm giàu thêm kho tàng tri thức triết học phương Tây và kích thích sự phát triển của triết học kinh viện. Các nhà triết học kinh viện giai đoạn này đặc biệt cố gắng làm sống lại học thuyết của nhà triết học Arixtốt, giải thích nó sao cho có lợi đối với nhà thờ đạo Thiên Chúa. Đóng vai trò quan trọng trong việc biến học thuyết triết học của Arixtốt thành cơ sở giáo lý đạo Thiên Chúa là các nhà kinh viện theo hai dòng đạo khất sĩ Đôminích và Phơrăngxít. Các dòng đạo này ra đời còn nhằm mục đích chống lại những tư tưởng triết học tiến bộ thâm nhập vào thần học và giúp nhà thờ đàn áp các phong trào đối lập. Cùng với các dòng đạo khất sĩ, tòa án tôn giáo do dòng đạo Đôminích lãnh đạo ra đời vào thế kỷ XIII đã trở thành cơ sở mạnh mẽ của nền chính trị giáo hoàng và của hệ tư tưởng nhà thờ. Nhưng thời kỳ này, tư tưởng triết học tiến bộ của các nhà bác học Ảrập, đặc biệt là của Ipnơ Rôsơđơ Môhamét (tên Latinh: Avơrôét, 1126 - 1198) bắt đầu gây tác động mạnh và hướng vào việc giải phóng khoa học. Ngay trong nội bộ nền triết học kinh viện cũng xuất hiện những nhóm người theo quan điểm vô thần, thán phục triết học của Avơrôét. Để chống lại ảnh hưởng của những tư tưởng vô thần, nhà thờ đã lấy triết học của những nhà tư tưởng nhiệt tâm với tôn giáo làm vũ khí, đặc biệt là triết học của Bônaventura, một người nổi tiếng của dòng đạo Đôminích,. Quan điểm của Bônaventura chịu ảnh hưởng của triết học Arixtốt và đặc biệt là của Platôn và phái Platôn mới, cũng như Ôguýtxtanh. Ông khẳng định rằng, mọi tri thức đều phụ thuộc vào thần học; bản thân thần học không phải chỉ là kết quả lý trí mà còn là của tình cảm. Mục đích của thần học là chỉ ra con đường đi tới Thượng đế. Theo Bônaventura, so với Thượng đế thì sự thông thái của con người chỉ là điều ngu xuẩn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|