Chủ nghĩa duy lý phê phánK. Pốppơ hoàn thiện chủ nghĩa duy lý phê phán của mình bằng việc phê phán một số quan niệm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng mới. Quảng cáo
K. Pốppơ hoàn thiện chủ nghĩa duy lý phê phán của mình bằng việc phê phán một số quan niệm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng mới. Việc đầu tiên mà Pôppơ đòi xem xét lại là tư tưởng thực chứng. Về mặt lôgíc, ông cho rằng, dù số lượng chứng thực lớn đến đâu cũng không thể rút ra từ đó một sự khẳng định nào cho tính chân lý của lý luận; rằng, chứng thực kinh nghiệm của lý luận không thể làm cơ sở để xác lập tính chân lý triệt để mà chỉ nói lên khả năng tiếp nhận ở một thời điểm nào đó, cho nên bất cứ một lý luận khoa học nào cũng chỉ được xem là một "câu đố", một giả định, một giả thuyết thuần túy. Và do đó, cũng như mọi giả định, lý luận khoa học đó có thể bị bác bỏ. Pốppơ kết luận rằng, phủ định hay già hóa về nguyên tắc chính là đặc trưng quyết định của tri thức khoa học. Ở đây, Pốppơ đã chuyển sang "vấn đề của Cantơ", tức vấn đề "tiêu chuẩn phân định ranh giới" giữa tri thức khoa học và phi khoa học, giữa luận đề khoa học và luận đề siêu hình học. Nếu theo "vấn đề của Rusxen" (Russell) thì có những phát biểu có nghĩa và vô nghĩa. Câu trả lời cho những vấn đề đó là: "những giả định thật sự khoa học là những giả định có thể bị kinh nghiệm bác bỏ". Vậy giả hóa là nhân tố quyết định, là cơ sở cho tính "khả tiếp" của kiến thức lý luận. Nguyên tắc giả hóa đã nói rõ việc Pốppơ không coi sự tìm kiếm những nguồn gốc của tri thức là nhiệm vụ của lý luận nhận thức. Mọi nguồn gốc, mọi khẳng định đối lập đều có thể nhận được, nhưng đều không thoát khỏi sự phê phán. Pốppơ nói rằng, người ta tin thông tin hơn là tin vào nhận thức của mình. Chủ nghĩa giả hóa mang tính bất khả tri đã ra đời trên cơ sở quan niệm của Pốppơ; tất cả mọi lý thuyết khoa học đều là giả hóa, tất cả tri thức khoa học không có tính chân thực mà chỉ gần chân thực. Chỉ có lý thuyết khoa học thành công hơn chứ không nhất thiết chân thực hơn. Pốppơ đã mở rộng nguyên tắc giả hóa trên nhằm bao quát cả quy luật phát triển của nhận thức dưới dạng sau đây: Ở đây, P1 ký hiệu một vấn đề nào đó được coi là vấu đề xuất phát; T. T. là ký hiệu về lời giải đáp tạm thời hay lý thuyết về vấn đề này (temporal theory); E.E. ký hiệu thủ tục loại trừ những sai lầm (error elimination) của lời giải mà sự bác bỏ bằng thực nghiệm hay phê phán bằng lý luận là những trường hợp đặc biệt của nó; P2 ký hiệu về vấn đề mới (hay thường là nhóm vấn đề) xuất hiện do kết quả loại trừ các sai lầm khi giải quyết P1. Pốppơ cho sơ đố này phù hợp với thực tiễn phát triển khoa học ở trình độ cao so với sơ đồ biện chứng của Hêghen (cũng có nghĩa là so với nguyên lý biện chứng về sự phát triển). Quá trình thay thế lý luận trở thành quá trình "tăng trưởng của tri thức”. Khái niệm tăng trưởng được Pốppơ xem là đặc trưng quyết định khoa học nói chung. Tư tưởng về sự tăng trưởng, về sự phát triển không dựa trên cơ sở kế thừa thì chỉ là sự gia tăng hay tích lũy tri thức thuần túy về lượng. Do đó, việc thay thế những lý luận thông qua sự bác bỏ và hoàn thiện không giản đơn chỉ là chối bỏ cái này đề chấp nhận cái kia, mà còn là mối liên hệ kế thừa. K. Pdppơ đã rời bỏ cực đoan của chủ nghía thực chứng mới (nguyên tắc chứng thực, xác nhận) để rơi vào cực đoan khác (nguyên tắc giả hóa, bác bỏ) Rút cục, chủ nghĩa giả hóa của ông vẫn chỉ là biến thể của chủ nghĩa kinh nghiệm, bởi vì về thực chất, giả hóa chính là chống thực, bác bỏ chính là xác nhận, chứng thực và xác nhận chỉ là mặt trái của vấn đề. Chủ nghĩa "duy lý phê phán” muốn vùng vẫy trong trường lý thuyết, nhưng vẫn sa lầy trong chủ nghĩa kinh nghiệm, coi kinh ngniệm khoa học là quan tòa tối cao xét xử số phận của các giả thuyết khoa học cũng như quyết định thời gian tồn tại của các lý thuyết khoa học. Để khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm hẹp hòi, K. Pốppơ và những người theo ông chủ trương khôi phục siêu hình học trong “triết học của khoa học” dưới cái tên "bản thể học mới” với học thuyết về "thế giới thứ ba mang tính bản thể". K. Pốppo phân biệt ba thế giới hay ba vũ trụ; thứ nhất, là thế giới các khách thể hay trạng thái vật lý; thứ hai, là thế giới các trạng thái của ý thức hay là các tâm thế hướng tới hành vi; thứ ba, là thế giới của nội dung khách quan của tư duy nói chung, tư duy khoa học và nghệ thuật nói riêng. Theo Pốppơ, siêu hình học không giả hóa được, do đó không mang tính khoa học, nhưng nó vẫn có giá trị tương đối ở chỗ nó đóng vai trò của một phác thảo đầu tiên của lý thuyết khoa học, bao chứa những tiên đoán về sự phát triển của lý luận. Như vậy, siêu hình học bị đuổi ra khỏi cửa trước của khoa học lại lén lút chui vào cửa sau. Tóm lại, K. Pốppơ đã xem xết chiều lý thuyết hay "khách quan" của hoàn thiện, đã giả định tính tự trị của nhận thức này không những đối với các quá trình của ý thức mà còn cả đối với các hiện tượng, các quá trình vật chất được nhận thức đã tuyệt đối hóa tri thức lý luận, đã bản thể hóa những khách thể và phương pháp của nó, biến nó thành những bản thể siêu hình của "thế giới thứ ba" mà theo Pốppơ, thế giới này có nhiều điểm giống với thế giới ý niệm của Platôn cũng như tinh thần tuyệt đối của Hêghen. Pốppơ không bác bỏ sự tồn tại của hiện thực vật chất (thế giới bản thể thứ nhất) và xét cho cùng không bác bỏ tính nhận thức được của thế giới đó, nhưng ông lại thừa nhận sự tồn tại của hai thực thể tinh thần bên cạnh thế giói thứ nhất đó. Khi xuất phát từ quan niệm về "tính nổi lên", K. Pốppơ đã bàn tới tính đa nguyên của cái thực tại, tới việc không quy giản nó về một phẩm chất. Khi giải quyết vấn đề nhận thức luận về tính thứ nhất của thực tại thì ông lại công nhận tính thứ nhất của những khách thể của thế giới bản thể thứ ba. Rõ ràng, là một quan niệm không phù hớp với lý luận nhận thức khoa học dựa trên nguyên tắc phản ánh hiện thực vật chất. Với học thuyết về "thế giới thứ ba" mang tính bản thể, K.Pốppơ đã chống lại chủ nghĩa cực đoan có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa duy ngã của chủ nghĩa thực chứng mới, nhưng ông lại savào chủ nghĩa duy tâm kiểu Platôn. Thực ra, học thuyết về ba thế giới dựa trên nguyên tắc lĩnh hội theo tinh thần chú giải học của Platôn. Tuy vậy, K. Pốppơ không kiên trì đường lối này, mà dao động giữa hai cực: chủ nghĩa thực chứng mới và chú giải học, chủ nghĩa duy tâm khách quan kiểu Platôn và chủ nghĩa duy tâm kiểu Đintây (Dinthey). Sự dao động này của ông là nét đặc trưng chung của các đại biểu thuộc chủ nghĩa thực chứng từ trước đến nay. Đường lối trung lập trong triết học, con đường thứ ba trong triết học là biểu hiện sự ngả nghiêng đó. Sau khi xem xét chủ nghĩa duy lý phê phán, người ta thấy người sáng lập nó đã thu hẹp nhiệm vụ của lý luận nhận thức, giới hạn nó chỉ trong khuôn khổ của khoa học. Không thể chối cãi được. Pốppơ vẫn là người đại diện đầy đủ tư cách cho chủ nghĩa thực chứng, bởi vì chủ nghĩa duy lý phê phán và bất cứ trường phái thực, chứng chủ nghĩa nào đều mang một đặc điểm cơ bản chung là đồng nhất hình ảnh của tri thức lý tính - triết học với tri thức khoa học tự nhiên, là "sùng phụng" thẩm quyền tối thượng của khoa học thực chứng. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|