Cây bưởi quê em ( Bài 2 )

Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam.

Quảng cáo

   Nhắc đến Việt Nam, người ta thường nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai biết đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cây có rất nhiều tác dụng.

   Bưởi là loại cây ăn quả, rễ cọc, thân cành xù xì. Khi lớn bưởi có thể cao đến ba mét hoặc bốn mét, có nhiều cành, xum xuê. Lá bưởi rất đặc biệt, lá nhỏ ở gần cuống hình trái tim, lá to nối tiếp lá nhỏ hình bầu dục (trông rất giống trâu lá đa mà trẻ con nông thôn thường làm để chơi). Bưởi ra hoa kết quả vào hai mùa: mùa thu và mùa xuân. Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn uốn cong xuống dưới để lộ ra nhị vàng, hoa cũng rất thơm - một mùi thơm dịu, nhẹ nhàng, tinh tế. Bưởi có quả tròn, nhỏ, nhưng cũng có quả rất to, thường để bày trên mâm ngũ quả.

   Đề trồng được một cây bưởi thì có rất nhiều cách, nhưng người ta thường chiết bưởi để trồng. Cách đó rất nhanh và vô cùng hiệu quả. Khi chiết nên chọn những cành nhiều lá, không cần thiết là phải có quả, khi cành đó mọc rễ, ta có thể lấy đi, cắm xuống đất để trồng. Bưởi chiết khi mới trồng sẽ rụng hết lá để bắt đầu một cuộc sống mới, một năm sau bưởi đã ra lá mới và hai, ba năm sau nó đã to cao hơn trước rất nhiều, có khả năng ra hoa kết quả được. Có rất nhiều giống bưởi ngon như bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi…

   Cây bưởi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Bưởi chua ra quả vào tháng 8 âm lịch - tức là mùa trung thu. Thật vậy! Trung thu phá cỗ mà không có bưởi là mất vui. Ngon nổi tiếng là bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh. Quả bưởi nhỏ, múi đều, ăn rất ngon. Vào đêm trung thu, các nhà thường bày mâm ngũ quả lên bàn thờ và bưởi là thứ quả không thể thiếu. Tết âm lịch là mùa ra quả của bưởi ngọt. Ngày Tết, nhà nhà đều mua bưởi về ăn để thưởng thức hết vị ngọt mát của bưởi, ăn nó như ăn cả mùa xuân vào lòng, vào dạ. Cây bưởi còn có rất nhiều tác dụng khác nữa: lá bưởi, vỏ bưởi đun với hương nhu, lá sả có thể làm nước gội đầu cho thiếu nữ, rất sạch và thơm. Đó là thứ nước gội đầu được ưa chuộng chỉ sau nước bồ kết mà thôi! Hạt bưởi còn có thể dùng để chữa rụng tóc. Vào một nhà dân mà vườn nhà đó trồng những cây bưởi sai trĩu trịt quả, thưởng thức mùi hoa thơm của bưởi ta mới thấy trong lòng nhẹ nhõm và cảm thấy bưởi tuyệt vời biết bao.

   Cây bưởi đúng là một loại cây không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng ở Việt Nam. Thật không thể tưởng tượng được thiếu bưởi, cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào và suy cho cùng thì bưởi quả đúng là một loài cây quen thuộc đối với người dân nước ta.

Loigiaihay.com

  • Loài hoa em yêu ( Bài 2 )

    Đẹp, đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người từ thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.

  • Giới thiệu về bia Vĩnh Lăng ( Bài 2 )

    Văn bia ngắn gọn, cô đọng, mô thuật toàn bộ gia tộc, thân thế, sự nghiệp, công lao của vua Lê Thái Tổ và ca ngợi lòng khoan dung độ lượng đối với kẻ thù. Văn bia do danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi soạn.

  • Giới thiệu về lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) ( Bài 2 )

    Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lở, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m, cao lm.

  • Giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ ( Bài 2 )

    Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán.

  • Giới thiệu về chợ quê ( Bài 2 )

    Ở nông thôn Việt Nam, thường mỗi xã hoặc một vài làng liền kề nhau có một cái chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá của cư dân địa phương. Chợ đặt ở làng nào, xã nào thường lấy tên của làng, xã ấy mà gọi. Nói nôm na đó là loại chợ quê.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close