Câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lềTrong lời ăn tiếng nói hằng ngày, tục ngữ ca dao, dân gian đã sử dụng biểu tượng ẩn dụ một cách sâu sắc, ý vị, để gửi gắm một lời khuyên, để nêu lên một bài học đạo lí, đúc kết một kinh nghiệm ứng xử giàu tính nhân văn. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống đạo lí của nhân dân lao động trong việc bảo vệ, giữ gìn phẩm chất, cốt cách cao đẹp của mình. - Dẫn ra câu tục ngữ. 2. Thân bài: a. Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Giấy có thể rách (bị xé, không còn nguyên vẹn như ban đầu, gợi liên hệ tới số phận rơi vào cảnh nghèo đói, khó khăn), nhưng vẫn phải giữ được “lề” (phần giấy trắng không viết hoặc chỉ dùng để ghi những lời nhận xét, chú thích, được coi là gốc của tờ giấy, gợi liên hệ tới phẩm chất trong sạch, đạo đức tốt đẹp, tính cách ngay thẳng…)/ - Nghĩa bóng: Lời khuyên đề cập tới ý thức bảo vệ, giữ gìn phẩm chất, cốt cách cao đẹp của mỗi con người; dù trong bất cứ hoàn cảnh nào (nghèo đói, bất hạnh,…), cũng không được phép sa ngã, làm hoen ố phẩm cách. b. Lí giải cơ sở của lời khuyên (Tại sao nhân dân lại khuyên “Giấy rách phải giữ lấy lề?) - Lề của tờ giấy (cũng như đạo đức, phẩm cách con người) là cái gốc rễ, căn bản, làm nên giá trị của sự vật, con người. Do vậy, cần được bảo vệ, gìn giữ. - Mở rộng ra: “Lề” còn là nề nếp, phong tục, tập quán, những giá trị chung của cộng đồng mà mỗi người cần có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. - Lời khuyên có ý nghĩa nhắc nhở con người cần có ý thức, có bản lĩnh để tránh mọi cám dỗ của sự sa ngã, biến chất; kể cả khi số phận bị xô đẩy tới bước đường cùng. c. Liên hệ thực tiễn xã hội, liên hệ bản thân (Cần làm gì để thực hiện lời khuyên của người xưa?) 3. Kết bài: - Khẳng định giá trị của lời khuyên và sức sống của câu tục ngữ. - Định hướng nhận thức, hành động cho bản thân. Bài làm Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, tục ngữ ca dao, dân gian đã sử dụng biểu tượng ẩn dụ một cách sâu sắc, ý vị, để gửi gắm một lời khuyên, để nêu lên một bài học đạo lí, đúc kết một kinh nghiệm ứng xử giàu tính nhân văn. Thật kì diệu, trước những hiện tượng tha hóa của một số người, ta lại nghe tiếng của ông bà cha mẹ khẽ nhắc: “Con ơi! Giấy rách phải giữ lấy lề”. Lời khuyên răn ấy thật là thấm thía. Hai chữ “phải giữ" nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình. Gia đình nào, dòng họ nào. miền quê nào cũng có những mặt tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Có những “làng nghề", "đất học" nổi tiếng trong thiên hạ xưa nay: - Xứ đông: Cổ An, xứ nam: Hành Thiện (đất học). Là con em, con cháu của những miền quê ấy, dòng học ấy, không chỉ tự hào mà họ còn biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia tiên mình, quê hương mình. Trong ngôn ngữ dân gian còn có những câu tục ngữ. thành ngữ, từ ngữ như “đất lề, quê thói”, “đất có lề, quê có thói”, "lề luật", "lề lối”. Một chữ lề nhiều ý nghĩa. Lề của phong tục, lề của tập quán, lề trong sinh họat đã định hình trong tâm hồn. Trong đời sống vật chất và tinh thần của một miền quê. Nó được thanh lọc trong dòng chảy thời gian, kết tinh thành truyền thống tốt đẹp, thành thuần phong mĩ tục. Vì thế, trước mọi biến cố, mọi thử thách, câu tục ngữ: “Giấy rách phải giữ lấy lề ” có tác dụng to lớn nâng đỡ tinh thần mọi người, động viên nhau biết giữ lấy phẩm hạnh, nêu cao truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương với tất cả niềm tự hào. Đầu thế kỉ XX, trong cái xã hội dở Tây dở ta, nén đạo đức bị băng họai một cách ghê gớm, có biết bao hiện tượng đồi phong bại tục: "Nhà kia lỗi đạo con khinh bố, Hiện thực đen tối ấy cho thấy không chỉ giấy đã rách mà lề cũng đã rách, đã nát! Tiếng thơ chứa đựng bao nỗi đau trước sự băng họai của thói đời đen bạc! “Giấy rách phải giữ lấy lề”, muốn làm được như thế phải được học, được giáo dục, ai cũng phải tu dưỡng đức hạnh và có lòng tự trọng. Dù đói nghèo, khó khăn cũng luôn phải giữ gìn phẩm chất, nhân cách. Những hiện tượng trộm cắp, càn quấy, nghiện ngập, bê tha... hiện nay mà ta thấy đã nói lên rằng, đạo đức gia đình sa sút còn có một số gia đình không còn biết tự xấu hổ, không biết giữ lấy nếp nhà. Và một phần lớn là do cha mẹ không dạy bảo con cái nên mới xảy ra nông nỗi ấy! Phần cuối bài thơ “Tiếng chổi tre”, Tố Hữu đã tâm tình nhắn gửi tuổi thơ gần xa. Hai chữ “lề” và “lối” nghe thật ý vị, thấm thía: “Nhớ em nghe Đường đời nhiều khó khăn trắc trở: "Người có lúc vinh lúc nhục, nước có lúc đục lúc trong" (Tục ngữ). Câu “Giấy rách phải giữ lấy lề" không thể thiếu trong hành trang của mỗi người, nhất là đối với tuổi trẻ thời cắp sách. Qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã nêu cao ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn nếp nhà, gia phong, sự trong sáng của cốt cách và phẩm hạnh nòi giống Rồng Tiên là bài học sâu sắc mà ông bà tổ tiên luôn luôn nhắc nhở con cháu. “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Đói cho sạch, rách cho thơm” là những bài học làm người vô giá. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|