Bình luận ý thơ sau: Đau đớn thay ... lời chung.Hơn bất cứ nghệ sĩ nào, Nguyễn Du đã đành cho người phụ nữ những tình cảm thảm thiết, cảm động nhất. Nguyễn Du mãi mãi bất tử về tấm lòng nhân đạo mênh mông. Quảng cáo
"Truyện Kiều" của thi hào dân tộc Nguyễn Du là kiệt tác của nền văn học cổ điển Việt Nam. “Truyện Kiều" là tình yêu thương, niềm say mê lớn trong hàng trăm năm cùa hàng triệu con người. Qua năm tháng "đêm trường dạ tối tăm mù mịt", nhiều câu thơ Kiều đọng trong tâm hồn nhân gian bao ám ảnh: "Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung". "Phận" là thân phận, số phận. Theo quan niệm cũ, số phận của con người được sung sướng hay đau khổ là do một thế lực huyền bí, thiêng liêng định đoạt. Câu thứ nhất là lời cảm thán cho số phận đàn bà đau khổ. "Bạc mệnh" hay mệnh bạc là số phận, số mệnh tiền định mỏng manh, đen tối, trải qua nhiều đau thương bất hạnh. "Bạc mệnh" không chỉ riêng ai mà là "lời chung", là số phận đáng thương của hầu hết mọi người phụ nữ trong xã hội cũ. Hai câu thơ trên ông khóc của Thúy Kiều khi đứng trước nấm mồ Đạm Tiên một buổi chiều. Đó là tiếng khóc của nàng cho một người phụ nữ tài hoa bạc mệnh ngày xưa và tự khóc cho đời mình mai sau ( dự cảm). Ý thơ mang tính chất khái quát rất cao, thể hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua “Truyện Kiều". Hai câu thơ trên đã nói lên bi kịch về thân phận của người phụ nữ ngày xưa: ! đau khổ, bạc mệnh. Nguyễn Du đã sống trong một thời đại đen tối là lúc chế độ phong Kiến suy tàn, đầy rẫy thối nát, bất công và dã man. “Truyện Kiều" đã phản ánh sống động và chân thực cái hiện thực đen tối ấy của xã hội phong kiến: Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng". "Phận đàn bà" trong xã hội ấy là "đau đớn", là "bạc mệnh", tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khe khắt, cổ hủ nặng nề: trọng nam khinh nữ (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô), đạo , “tam tòng" như sợi dây oan nghiệt thít chặt vào cổ người đàn bà (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Thân phận bếp núc, không được học hành, không có chút quyền hành gì ngoài xã hội. Nam nữ "thụ thụ bất thân". Người con gái và nhan sắc chỉ để "mua vui" cho bọn vua chúa, quan lại, kẻ quyền quý... Hai chữ "bạc mệnh" trong lời thơ đã cực tả nỗi “đau đớn", tủi nhục của khách "má hồng". Nguyễn Du đã phản ánh một sự thật đau lòng trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát. Nạn mất mùa, dịch bệnh, tệ áp bức bóc lột nặng nề của vua quan, chiến tranh, loạn lạc triền miên đã dìm người dân lành trong máu, nước mắt và đói rét. Phụ nữ và trẻ em là lớp người đau thương nhất: góa bụa, côi cút... Có người phải ăn xin "chết lăn rãnh đến nơi, thịt da béo cầy sói" (Những điều trông thấy). Có giai nhân "nổi danh tài sắc một thì" nhưng bạc mệnh: "Sống làm vợ khắp người ta/ Hại thay thác xuống làm ma không chồng" (Đạm Tiên). Có thiếu nữ hiếu thảo, tài sắc vẹn toàn nhưng phải trải qua số kiếp "đoạn trường" nên phải nếm đủ mùi cay đắng nhục nhã “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” (Thúy Kiều)..: Nguyễn Du bằng sự trải nghiệm của đời mình, đã từng mười năm trời lưu lạc, không thuốc men lúc ốm đau, vợ con chia lìa, anh em tan tác (Anh em tan tác nhà không có - Ngày tháng xoay vần tóc bạc rồi - Thơ chữ Hán), nên ông đã có sự đồng cảm sâu sắc, cảm thương vô hạn cho bao nỗi đau đớn của người phụ nữ bạc mệnh. Ông đã lên tiếng tố cáo những thế lực hắc ám, bạo tàn (quan lại, bọn lưu manh, lũ buôn thịt bán người, đồng tiền hôi tanh và bạo lực...) đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người, của người phụ nữ. "Truyện Kiều" là tiếng kêu thương thống thiết, ai oán, não nùng. Tiếng kêu thương ấy, nhà thơ đã gửi vào thân phận một người đàn bà "Những là oan khổ lưu li - Chờ cho hết kiếp còn gì là thân” Hai câu thơ: "Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” Đúng như Tố Hữu đã nói “Còn đọng nỗi đau nhân tình".Nó chứa chan tinh thần nhân đạo cao đẹp. Câu thơ của Nguyễn Du cho đến nay vẫn cách mạng đã xác nhận quyền nam nữ bình đẳng. Người phụ nữ đã có vai trò rộng lớn trong xã hội. Đảm đang việc nước, đảm đang việc nhà, người phụ nữ đã và đang phát huy tài năng, đức hạnh trong sản xuất, học tập và chiến đấu: "Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử, Nắng cho đời hàn cũng nắng cho thơ". (Huy Cận) Hai câu thơ của Nguyễn Du tuy không còn ý nghĩa phổ biến nữa, nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn không ít bất công, tàn dư của tư tưởng phong kiến, đã và đang làm cho người phụ nữ bị thiệt thòi, đau khổ. Vì thế cuộc đấu tranh để thực sự giải phóng phụ nữ phải được tiếp tục. Qua hai câu thơ: "Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung". ta thấy trái tim yêu thương mênh mông của thiên tài Nguyễn Du, ta cảm nhận sâu sắc giá trị nhân bản tuyệt vời của “Truyện Kiều". Một lần nữa trong "Văn chiêu hồn” Nguyễn Du lại thống thiết kêu lên: "Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu". Hơn bất cứ nghệ sĩ nào, Nguyễn Du đã đành cho người phụ nữ những tình cảm thảm thiết, cảm động nhất. Nguyễn Du mãi mãi bất tử về tấm lòng nhân đạo mênh mông. Trích: loigiaihay.com
Quảng cáo
|