Bài 66 trang 112 SBT Hình học 10 Nâng caoGiải bài tập Bài 66 trang 112 SBT Hình học 10 Nâng cao Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Cho elip \((E): \dfrac{{{x^2}}}{{{a^2}}} = \dfrac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\,\,\,\,\,\,\,(a > b > 0).\) LG a Chứng minh rằng với mọi \(M\) thuộc \((E),\) ta luôn có \(b \le OM \le a\). Lời giải chi tiết: \(M({x_0} ; {y_0}) \in (E) \) \(\Rightarrow \dfrac{{x_0^2}}{{{a^2}}} + \dfrac{{y_0^2}}{{{b^2}}} = 1 (a > b > 0) ;\) \( O{M^2} = x_0^2 + y_0^2\). Ta có \(\begin{array}{l} \dfrac{{x_0^2}}{{{a^2}}} + \dfrac{{y_0^2}}{{{a^2}}} \le \dfrac{{x_0^2}}{{{a^2}}} + \dfrac{{y_0^2}}{{{b^2}}} = 1 \\ \Leftrightarrow x_0^2 + y_0^2 \le {a^2} \\ \Leftrightarrow O{M^2} \le {a^2} \Leftrightarrow OM \le a.\\ \dfrac{{x_0^2}}{{{b^2}}} + \dfrac{{y_0^2}}{{{b^2}}} \ge \dfrac{{x_0^2}}{{{a^2}}} + \dfrac{{y_0^2}}{{{b^2}}} = 1 \\\Leftrightarrow x_0^2 + y_0^2 \ge {b^2} \Leftrightarrow O{M^2} \ge {b^2} \\ \Leftrightarrow OM \ge b.\end{array}\) Vậy \(b \le OM \le a\). Ta có \(a=OM\) khi và chỉ khi \(y_0=0,\) tức là \(M\) trùng với các đỉnh trên trục lớn. Ta có \(b=OM\) khi và chỉ khi \(x_0=0,\) tức là \(M\) trùng với các đỉnh trên trục bé. LG b Gọi \(A\) là giao điểm của đường thẳng có phương trình \(\alpha x + \beta y = 0\) với \((E)\). Tính \(OA\) theo \(a, b, \alpha , \beta \). Lời giải chi tiết: Tọa độ điểm \(A\) là nghiệm của hệ \(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\alpha x + \beta y = 0\\ \dfrac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \dfrac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\end{array} \right. \\ \Rightarrow x_A^2 = \dfrac{{{a^2}{b^2}{\beta ^2}}}{{{a^2}{\alpha ^2} + {b^2}{\beta ^2}}} , \\ y_A^2 = \dfrac{{{a^2}{b^2}{\alpha ^2}}}{{{a^2}{\alpha ^2} + {b^2}{\beta ^2}}}.\\O{A^2} = x_A^2 + y_A^2\\ = \dfrac{{{a^2}{b^2}{\beta ^2}}}{{{a^2}{\alpha ^2} + {b^2}{\beta ^2}}} + \dfrac{{{a^2}{b^2}{\alpha ^2}}}{{{a^2}{\alpha ^2} + {b^2}{\beta ^2}}}\\ = \dfrac{{{a^2}{b^2}({\alpha ^2} + {\beta ^2})}}{{{a^2}{\alpha ^2} + {b^2}{\beta ^2}}}.\\ \Rightarrow OA = \dfrac{{ab.\sqrt {{\alpha ^2} + {\beta ^2}} }}{{\sqrt {{a^2}{\alpha ^2} + {b^2}{\beta ^2}} }}.\end{array}\) LG c Gọi \(B\) là điểm trên \((E)\) sao cho \(OA \bot OB\). Chứng minh rằng tổng \( \dfrac{1}{{O{A^2}}} + \dfrac{1}{{O{B^2}}}\) có giá trị không đổi. Lời giải chi tiết: Do \(OA\) vuông góc với \(OB\) nên phương trình đường thẳng \(OB\) là: \(\beta x - \alpha y = 0\). \(B\) là giao điểm của \((E)\) với đường thẳng \(\beta x + ( - \alpha )y = 0\) nên áp dụng câu b), ta có \(O{B^2} = \dfrac{{{a^2}{b^2}\left[ {{\beta ^2} + {{( - \alpha )}^2}} \right]}}{{{a^2}{\beta ^2} + {b^2}{{( - \alpha )}^2}}}\) \(= \dfrac{{{a^2}{b^2}({\alpha ^2} + {\beta ^2})}}{{{a^2}{\beta ^2} + {b^2}{\alpha ^2}}}.\) Do đó : \( \dfrac{1}{{O{A^2}}} + \dfrac{1}{{O{B^2}}}\) \(= \dfrac{{{a^2}{\alpha ^2} + {b^2}{\beta ^2} + {a^2}{\beta ^2} + {b^2}{\alpha ^2}}}{{{a^2}{b^2}({\alpha ^2} + {\beta ^2})}} \) \(= \dfrac{{{a^2} + {b^2}}}{{{a^2}{b^2}}}\) không đổi. LG d Chứng minh rằng đường thẳng \(AB\) luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định. Lời giải chi tiết: Kẻ \(OH \bot AB\). Trong tam giác vuông \(AOB,\) ta có \(\begin{array}{l} \dfrac{1}{{O{H^2}}} = \dfrac{1}{{O{A^2}}} + \dfrac{1}{{O{B^2}}} = \dfrac{{{a^2} + {b^2}}}{{{a^2}{b^2}}}\\ \Rightarrow OH = \dfrac{{ab}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}.\end{array}\) Vậy đường thẳng \(AB\) luôn tiếp xúc với đường tròn cố định tâm \(O,\) bán kính \(R = \dfrac{{ab}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|