Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường - SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức với cuộc sốngDựa vào thông tin mục 1 và hiểu biết của bản thân, hãy: - Trình bày và giải thích sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta. - Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở nước ta Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I 1 Trả lời câu hỏi I.1 trang 29 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 1 và hiểu biết của bản thân, hãy: - Trình bày và giải thích sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta. - Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở nước ta Phương pháp giải: Trình bày và giải thích được sự suy giảm tài nguyên đất và nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở nước ta Lời giải chi tiết: * Sự suy giảm tài nguyên đất ở nước ta. - Nước ta có hơn 33,1 triệu ha tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng (Năm 2021). - Diện tích đất canh tác đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm. - Nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên đất ở nước ta suy giảm: + Do tác động của sản xuất và sinh hoạt của con người như: nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, việc lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt,... làm cho đất bị thoái hoá, ô nhiễm. + Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng gây suy giảm tài nguyên đất. * Một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở nước ta - Đất là tài nguyên quý giá phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, để sử dụng hợp lí tài nguyên đất cần phải kết hợp đồng bộ các giải pháp sau: + Nhà nước xây dựng cơ chế chính sách để bảo vệ tài nguyên đất thông qua Luật Đất đai, trong đó có các quy định nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên đất. + Bảo vệ rừng, trồng rừng vừa giúp chống xói mòn, giữ độ phì và giữ ẩm cho đất, hạn chế quá trình hoang mạc hoá, kết von, đồng thời giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Thực hiện các biện pháp canh tác hợp lí đối với khu vực đất dốc như đào hố vảy cá, làm ruộng bậc thang, tiến hành canh tác nông lâm kết hợp. + Đối với vùng đồng bằng ven biển cần thích ứng với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan bằng cách thau chua, rửa mặn và phát triển mạng lưới thuỷ lợi. Thực hiện các kĩ thuật canh tác hợp lí, xen canh, sử dụng các chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ trong trồng trọt. Củng cố, hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thuỷ lợi để hạn chế tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá. + Ngoài ra, cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về sử dụng hợp lí tài nguyên đất. ? mục I 2 Trả lời câu hỏi I.2 trang 30 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của bản thân, hãy: - Trình bày và giải thích sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta. - Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật ở nước ta Phương pháp giải: Trình bày và giải thích được sự suy giảm tài nguyên sinh vật và nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật ở nước ta Lời giải chi tiết: - Sự suy giảm tài nguyên sinh vật ở nước ta: thể hiện rõ qua sự suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học. + Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã bị suy giảm nghiêm trọng. + Một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. + Việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen di truyển. + Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít, chủ yếu còn lại là hệ sinh thái rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô có nguy cơ suy giảm đáng kể. - Nguyên nhân suy giảm tài nguyên sinh vật: + Khai thác sinh vật quá mức trong nhiều năm của con người, do thiên tai và biến đổi khí hậu. + Các hoạt động như đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư, khai thác lâm sản quá mức, đưa chất thải ra môi trường không qua xử lí, sự xâm nhập của các loài ngoại lai,... cũng đe doạ sự sinh tồn của nhiều loài sinh vật. * Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật Để sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật ở nước ta cần phải kết hợp đồng bộ các giải pháp sau: + Thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ môi trường do Nhà nước ban hành, trong đó có các quy định nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật. + Quy hoạch, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục một số hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Xử lí các chất thải để bảo vệ môi trường sống cho các loài sinh vật. + Tăng cường trồng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, cấm săn bắt động vật hoang dã trái phép, không khai thác thuỷ sản quá mức. + Đồng thời, cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật. ? mục I 3 Trả lời câu hỏi I.3 trang 30 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 3 và hiểu biết của bản thân, hãy: - Trình bày và giải thích sự suy giảm tài nguyên nước ở nước ta. - Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước ở nước ta Phương pháp giải: Trình bày và giải thích được sự suy giảm tài nguyên nước và nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước ở nước ta Lời giải chi tiết: * Sự suy giảm tài nguyên nước ở nước ta: - Tình trạng suy giảm tài nguyên nước ở Việt Nam là một vẫn để đáng báo động. - Nguồn nước mặt (sông, hồ) ở nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm. Nguồn nước ngầm ở một số khu vực hạ thấp đáng kể. - Ở nhiều khu vực, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô. - Nguyên nhân suy giảm tài nguyên nước: + Do tác động của biến đổi khí hậu; + Việc khai thác quá mức nguồn nước; + Chất thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt của con người; + Lạm dụng phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp; + Tình trạng phá rừng đầu nguồn ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho dòng chảy. * Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên nước + Nhà nước ban hành các bộ luật về việc sử dụng hợp lí tài nguyên nước. + Việc quản lí tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lí theo địa bàn hành chính và hợp tác quốc tế. + Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả; bảo đảm sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, đa mục tiêu, công bằng, hợp lí, hài hoà lợi ích, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân. + Bảo vệ và duy trì các khu vực nguồn nước quan trọng như ao, hồ, sông và bãi biển để đảm bảo sự tái tạo của nguồn nước tự nhiên. + Tuyên truyển, giáo dục ý thức của cộng đồng về sử dụng hợp lí tài nguyên nước. ? mục II 1 Trả lời câu hỏi II.1 trang 31 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 1, hãy chứng minh và giải thích hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta? Phương pháp giải: Trình bày và giải thích hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta Lời giải chi tiết: Hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta đang là vấn đề cấp bách, mức độ ô nhiễm ở một số khu vực ngày càng gia tăng. Trong đó, đáng chú ý nhất là ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. - Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn tại một số thành phố lớn do khói bụi từ các phương tiện giao thông; tại các khu công nghiệp, khu vực sản xuất, kinh doanh do khí thải. Ô nhiễm bụi ở nông thôn từ hoạt động nông nghiệp do đốt phế phẩm nông nghiệp như đốt rơm, rạ. - Ô nhiễm môi trường nước ở một số đoạn sông do chất thải, nước thải từ đô thị, làng nghề. Nước ngầm bị nhiễm mặn do khai thác quá mức. Ô nhiễm nước biển do nước thải, rác thải nhựa từ các thành phố ven biển và các khu vực du lịch. Ô nhiễm nước ngầm, Ô nhiễm đất do vẫn để tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và thiên tai cũng tác động đến ô nhiễm môi trường. ? mục II 2 Trả lời câu hỏi II.2 trang 31 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 2, hãy nêu một số giải pháp bảo vệ môi trường ở nước ta? Phương pháp giải: Nêu được một số giải pháp bảo vệ môi trường nước ta Lời giải chi tiết: Một số giải pháp bảo vệ môi trường ở nước ta: - Thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. - Kiểm soát, phòng ngừa và xử lí ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái. - Tăng cường trồng và bảo vệ rừng. - Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lí ô nhiễm, tái chế, xử lí chất thải, nước thải; lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong phát triển kinh tế – xã hội. - Phân loại các chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân để tái chế. - Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Luyện tập Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 31 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Tại sao vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường được quan tâm đặc biệt ở nước ta hiện nay? Phương pháp giải: Nêu được thực trạng về sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên Lời giải chi tiết: Các nguồn tài nguyên đang ngày càng bị suy giảm, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Vì vậy, vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường được quan tâm đặc biệt ở nước ta hiện nay: * Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên: - Sự suy giảm tài nguyên đất: + Năm 2021, nước ta có hơn 33,1 triệu ha tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 84,5% là đất nông nghiệp, 11,9% là đất phi nông nghiệp và 3,6% là đất chưa sử dụng. + Diện tích đất canh tác đang bị thoái hoá ở nhiều nơi, biểu hiện cụ thể như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, kết von, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở và bị ô nhiễm. - Sự suy giảm tài nguyên sinh vật được thể hiện rõ qua sự suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học. + Số lượng cá thể các loài thực vật, động vật hoang dã bị suy giảm nghiêm trọng. + Một số loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. + Việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã làm suy giảm nguồn gen di truyển. + Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay còn rất ít, chủ yếu còn lại là hệ sinh thái rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô có nguy cơ suy giảm đáng kể. - Sự suy giảm tài nguyên nước: + Tình trạng suy giảm tài nguyên nước ở nước ta là một vẫn để đáng báo động. + Nguồn nước mặt (sông, hồ) ở nhiều nơi đang bị suy giảm và ô nhiễm. Nguồn nước ngầm ở một số khu vực hạ thấp đáng kể. + Ở nhiều khu vực, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô. * Ô nhiễm môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang là vấn đề cấp bách, mức độ ô nhiễm ở một số khu vực ngày càng gia tăng. Trong đó, đáng chú ý nhất là ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. - Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi mịn tại một số thành phố lớn do khói bụi từ các phương tiện giao thông; tại các khu công nghiệp, khu vực sản xuất, kinh doanh do khí thải. Ô nhiễm bụi ở nông thôn từ hoạt động nông nghiệp do đốt phế phẩm nông nghiệp như đốt rơm, rạ. - Ô nhiễm môi trường nước ở một số đoạn sông do chất thải, nước thải từ đô thị, làng nghề. Nước ngầm bị nhiễm mặn do khai thác quá mức. Ô nhiễm nước biển do nước thải, rác thải nhựa từ các thành phố ven biển và các khu vực du lịch. Ô nhiễm nước ngầm, Ô nhiễm đất do vẫn để tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và thiên tai cũng tác động đến ô nhiễm môi trường. Vận dụng Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 31 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức Viết đoạn văn ngắn tuyên truyển mọi người trong cộng đồng tham gia vào việc sử dụng hợp lí tài nguyên hoặc bảo vệ môi trường ở địa phương. Phương pháp giải: Viết đoạn văn tuyên truyền việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương Lời giải chi tiết: Môi trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm bởi rác thải, khí thải, tiếng ồn... do con người tạo ra. Hậu quả của việc này là biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Vì thế, việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng. Chúng ta cần chung tay hành động để bảo vệ môi trường sống của mình bằng những việc làm thiết thực. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bằng cách tiết kiệm điện nước, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần... Giảm thiểu rác thải bằng những hành động như hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, phân loại rác thải tại nguồn, tái sử dụng và tái chế rác thải; tích cực trồng cây xanh tại nhà, trường học, khu phố... để thanh lọc không khí, giảm thiểu bụi mịn. Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, dọn dẹp nhà cửa, khu phố, trường học... sạch sẽ. Bên cạnh đó, chúng ta hãy tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường: Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi người cùng chung tay hành động. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống từ ngày hôm nay! Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều góp phần tạo ra một môi trường xanh sạch đẹp, không chỉ cho chính bản thân mà còn cho gia đình và cộng đồng.
Quảng cáo
|