Bài 3 trang 49 SGK Sinh học 7
Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
Đề bài
Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cần phòng chống khả năng xâm nhập của trứng giun vào cơ thể và sự sinh sản của giun đũa
Lời giải chi tiết
Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người là:
- Ăn chín, uống sôi.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ vệ sinh cá nhân và nơi sống.
- Tẩy giun định kì 6 tháng một lần.
- Thức ăn bảo quản trong lồng bàn, tủ kín; không sử dụng thực phẩm ôi thiu.
- Diệt trừ ruồi nhặng.
- Xây dựng khu vực vệ sinh an toàn, khoa học.
- Sử dụng phân xanh một cách khoa học vì lợi ích và sức khỏe của gia đình và cộng đồng.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay
-
Bài 2 trang 49 SGK Sinh học 7
Giải bài 2 trang 49 SGK Sinh học 7. Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người ?
-
Dựa vào sơ đồ vòng đời giun đũa và thông tin trên, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống có liên quan gì đến bệnh giun đũa...
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 49 SGK Sinh học 7.
-
Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì? Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào...
Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: - Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa sinh học gì? - Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào? - Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn so với ruột phân nhánh ở giun dẹp (chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn? Tại sao?
-
Giun đũa
Cơ thế giun đũa dài bằng chiếc đũa (khoảng 25cm). Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể luôn căng tròn, có tác dụng như bộ áo giáp, giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bời các dịch tiêu hoá trong ruột non người