GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN
Bài 25 trang 111 SGK Toán 9 tập 1Cho đường tròn tâm O có bán kính OA=R, dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA. Quảng cáo
Đề bài Cho đường tròn tâm O có bán kính OA=R, dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA. a) Từ giác OCAB là hình gì? Vì sao? b) Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại B, nó cắt đường thẳng OA tại E. Tính độ dài BE theo R. Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết a) +) Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy. +) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. +) Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là hình thoi. b) Hệ thức lượng giữa cạnh và góc trong tam giác vuông: ΔABC vuông tại A, đường cao AH thì AB=AC.tanC. Lời giải chi tiết
a) Xét đường tròn (O) có OA là 1 phần đường kính và BC là dây của đường tròn mà OA⊥BC⇒MB=MC (Theo định lý 2 - trang 103). Mà M là trung điểm của OA. ⇒ Tứ giác ABOC là hình bình hành (tứ giác có 2 đường chéo OA và BC cắt nhau tại trung điểm M mỗi đường) Mặt khác, BC⊥AO Do đó ABOC là hình thoi (hình bình hành có hai đường chéo vuông góc). b) Ta có ABOC là hình thoi nên BA=BO (tính chất) Mà BO=OA=R ⇒ OB=OA=BA. Do đó tam giác ABO đều (Dấu hiệu nhận biết) ⇒^BOA=60∘ (Tính chất tam giác đều) Ta có EB là tiếp tuyến của (O) tại B ⇒EB⊥OB hay ^EBO=90o. Xét tam giác BOE vuông tại B, áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông, ta có: BE=BO.tan60∘=R.tan600=R√3.
Quảng cáo
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com >> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
|