Bài 2 trang 63 SGK Đại số và Giải tích 11

Gieo một con súc sắc hai lần.

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Gieo một con súc sắc hai lần.

LG a

Mô tả không gian mẫu.

Lời giải chi tiết:

Phép thử \(T\) được xét là: "Gieo một con súc sắc hai lần".

Không gian mẫu: \(Ω ={(1;1),(1;2),(1;3),(1;4),(1;5),(1;6),(2;1),(2;2),(2;3),(2;4),(2;5),(2;6),(3;1),(3;2),(3;3),(3;4),(3;5),(3;6),(4;1),(4;2),(4;3),(4;4),(4;5),(4;6),(5;1),(5;2),(5;3),(5;4),(5;5),(5;6),(6;1),(6;2),(6;3),(6;4),(6;5),(6;6)}\)

Không gian mẫu có \(36\) phần tử.

Cách viết khác:

\(Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6 }\)

Trong đó \((i, j)\) là kết quả "lần đầu xuất hiện mặt \(i\) chấm, lần sau xuất hiện mặt \(j\) chấm".

LG b

Phát biểu các biến cố sau dưới dạng mệnh đề:

\(A = {(6, 1), (6, 2), (6, 3), (6, 4), (6, 5), (6, 6)};\)

\(B = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)};\)

\(C = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.\)

Lời giải chi tiết:

\(A\) = "Lần gieo đầu được mặt \(6\) chấm";

\(B\) = "Tổng số chấm trong hai lần gieo là \(8\)";

\(C\) = "Kết quả ở hai lần gieo là như nhau".

 Loigiaihay.com

Quảng cáo

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close