Bài 2 trang 126 SGK Sinh học 7
Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi.
Đề bài
Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
* Hoạt động bò của thằn lằn:
+ Chân trước trái và chân sau phải cố định vào đất, đuôi uốn sang phải, thân uốn sang trái, chân trước phải và chân sau trái tiến 1 bước về phía trước.
+ Chân trước phải và chân sau trái cố định vào đất, đuôi uốn sang trái, thân uốn sang phải, chân trước trái và chân sau phải tiến 1 bước về phía trước.
+ Kết thúc 1 chu kì bò thằn lằn di chuyển được 2 bước.
* Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình dựa sát vào đất, tạo nên một lực ma sát, thắng được sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay
-
Bài 1 trang 126 SGK Sinh học 7
Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng.
-
Quan sát hình 38.1, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau.
Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 125 SGK Sinh học 7. Quan sát hình 38.1, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng sau.
-
So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.
So sánh đặc điểm sống của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.
-
Lý thuyết thằn lằn bóng đuôi dài
Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất.