Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế - SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức với cuộc sốngDựa vào thông tin mục 1 và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
? mục I 1 Dựa vào thông tin mục 1 và bảng 2, hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. Phương pháp giải: Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân. Lời giải chi tiết: * Biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế a) Thương mại thế giới phát triển mạnh - Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP. - Hình thành tổ chức Thương mại thế giới (WTO). - Trị giá xuất khẩu hàng hoá năm 2020 tăng 14 633 tỉ USD so với năm 2000, nhập khẩu hàng hoá tăng 14 022.4 tỉ USD so với năm 2000. b) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh - Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. - Trong quá trình toàn cầu hoá kinh tế, các nước kí kết và tham gia vào nhiều Hiệp định hợp tác song phương và đa phương. - Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững,… - Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính – ngân hàng – bảo hiểm… c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng Hình thành mạng lưới liên kết tài chính. Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… các tổ chức này đóng vai trò to lớn, ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu và đời sống kinh tế – xã hội của các quốc gia. d) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn - Số lượng ngày càng nhiều. - Ngày càng mở rộng về phạm vi hoạt động và liên kết thành một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu. - Vai trò
? mục I 2 Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế. Phương pháp giải: Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân. Lời giải chi tiết: * Hệ quả của Toàn cầu hoá kinh tế
? mục I 3 Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới. Phương pháp giải: Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân. Lời giải chi tiết:
? mục II 1 Dựa vào thông tin mục 1, hãy trình bày biểu hiện của khu vực hoá kinh tế. Phương pháp giải: Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân. Lời giải chi tiết: - Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức trên thế giới. - Hợp tác khu vực ngày càng gia tăng và phát triển. Các tổ chức liên kết khu vực đã hình thành như: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC),… ? mục II 2 Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày hệ quả của khu vực hoá kinh tế Phương pháp giải: Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân. Lời giải chi tiết:
? mục II 3 Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế đối với các nước trên thế giới. Phương pháp giải: Đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin đã được học trong bài kết hợp với kiến thức bản thân. Lời giải chi tiết: - Dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. - Giúp giải quyết vấn đề chung của khu vực và nâng cao vị thế của khu vực so với các khu vực khác trên thế giới. - Tăng sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được lợi thế của các nước thành viên trong khu vực. - Bổ sung cho toàn cầu hoá kinh tế và từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành nền kinh tế thống nhất. Luyện tập Hoàn thành bảng theo mẫu sau (vào vở ghi bài) với nội dung thể hiện hệ quả của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế Lời giải chi tiết:
Vận dụng Sưu tầm thông tin về ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đến Việt Nam Lời giải chi tiết: - Thuận lợi: + Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển; + Tăng nguồn vốn đầu tư; nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ; + Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; + Mở rộng kinh tế đối ngoại; + Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước khác,… - Khó khăn: + Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu; + Nợ nước ngoài tăng lên; + Vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các nền kinh tế khác. + Gia tăng tình trạng phân hóa giàu – nghèo; + Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi. + Đối mặt với các nguy cơ: tụt hậu, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc,… - Ví dụ: trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, Nền kinh tế Việt Nam đã chịu không ít ảnh hưởng, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bị chậm lại; sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp tăng, thu nhập bị giảm sút…
Quảng cáo
|