Bài 2. Phương pháp trọng tài trong thi đấu môn đá cầuHãy nêu nhiệm vụ và quyền hạn của các trọng tài trong thi đấu môn Đá cầu. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (Trang 23, SGK GDTC 12): Đề bài: Hãy nêu nhiệm vụ và quyền hạn của các trọng tài trong thi đấu môn Đá cầu. Phương pháp giải: - Đọc kỹ phần 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tài (SGK trang 19) - Chỉ ra được nhiệm vụ và quyền hạn của các trọng tài trong thi đấu môn Đá cầu. Lời giải chi tiết: Trọng tài trong mỗi trận thi đấu đá cầu gồm: Trọng tài thứ nhất, trọng tài thứ hai, trọng tài bản, trọng tài lật số và trọng tài biên. - Trọng tài thứ nhất: + Có quyền quyết định mọi vấn đề của trận đấu: Quyết định đối với mỗi đối tượng liên quan đến trận đấu và giải quyết các tình huống phát sinh trong trận đấu; bác bỏ các quyết định của các thành viên khác nếu nhận thấy họ chưa đúng, có quyền bắt đầu hoặc kết thúc trận đấu. + Trước trận đấu, kiểm tra điều kiện sân, cầu và các dụng cụ khác, tổ chức rút thăm: kiểm tra khởi động của các đội. Trong trận đấu chỉ trọng tài thứ nhất có quyền phạt thái độ xấu và hành vi gây trì hoãn trận đấu; quyết định với các lỗi giao cầu, lỗi chơi cầu, lỗi qua sân, thổi còi và ra kí hiệu với các tình huống ghi điểm, vì phạm, lỗi hoặc tạm dừng, cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu đối với VĐV vi phạm các lỗi trong thi đấu. - Trọng tài thứ hai: + Có thể thay thế trọng tài thứ nhất khi trọng tài thứ nhất vì một lí do nào đó không thể tiếp tục nhiệm vụ. + Ghi các vị trí của VĐV trước mỗi trận đầu và sau khi đổi sân; kiểm tra các quy định về giới hạn sân, cầu chạm lưới, chạm ăng-ten,...; theo dõi các yêu cầu về tạm dừng hoặc thay người, kiểm tra nhiệm vụ của trọng tài bản, kiểm tra cầu sử dụng trong trận đấu, có thể bắt lỗi nhưng không thổi còi dừng trận đấu, cho phép VĐV có thời gian hồi phục nếu VĐV bị chấn thương. - Trọng tài bàn (người tính điểm): là người ghi biên bản trận đấu; kiểm tra các số và trình tự luân phiên của hai đội trước mỗi trận đấu, ghi điểm số, số lần tạm ngừng và thông báo cho các đội khi một đội xin tạm ngừng, thay thế và thay đổi cầu thủ,...; yêu cầu trọng tài thứ hai và các đội trưởng kí vào các biên bản của trận đấu. - Trọng tài lật số (trợ lí tính điểm): chịu trách nhiệm lật bàng số hoặc hiển thị điểm số của hai đội theo kết quả điểm diễn ra của trận đấu để thông báo cho các trọng tài và khán giả. - Trọng tài biên: chịu trách nhiệm xác định cầu ở trong sân hay ngoài sân khi tiếp đất, cầu ở phía trong hay ngoài ăng-ten; xác định VĐV giao cầu có giẫm lên đường ranh giới khu vực giao cầu và phần mở rộng của chúng không. Câu 2 Câu 2 (Trang 23, SGK GDTC 12): Đề bài: Hãy nêu một số tình huống phạm luật đá cầu và ra kí hiệu của trọng tài phù hợp. Phương pháp giải: - Đọc kỹ phần 3. Một số kí hiệu cơ bản của trọng tài trong thi đấu môn Đá cầu (SGK trang 20) - Chỉ ra được các tình huống phạm luật trong thi đấu môn Đá cầu và ra kí hiệu trọng tài phù hợp với từng tình huống đó. Lời giải chi tiết: - Một số kí hiệu của trọng tài chính:
- Một số kí hiệu của trọng tài biên:
Quảng cáo
|