Bài 2. Kĩ thuật bắt bóng và đấm bóng của thủ môn

Khi thực hiện kĩ thuật ngả người bắt bóng lăn sệt, cần chú ý những điểm gì?

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (Trang 58, SGK GDTT 12): 

Đề bài: Khi thực hiện kĩ thuật ngả người bắt bóng lăn sệt, cần chú ý những điểm gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Kĩ thuật ngả người bắt bóng lăn sệt của thủ môn  (SGK trang 51)

- Chỉ ra được điều cần chú ý khi thực hiện kĩ thuật ngả người bắt bóng lăn sệt

Lời giải chi tiết:

- Khi thực hiện ngả người bắt bóng, bước chân quá dài hoặc quá ngắn sẽ làm cho vị trí tay đón bóng không chính xác (quá xa hoặc quá gần) ảnh hưởng tới hiệu quả bắt bóng; sau khi bắt bóng không thu tay về sẽ làm giảm khả năng kiểm soát bỏng. Nên tập nhiều lần động tác bước chân, ngả người bắt bóng cố định để rèn luyện khả năng xác định khoảng cách và bước chân ngả người bắt bóng; lập ngả người bắt bóng với đường bóng lăn chậm, sau đó tăng dần tốc độ bóng

Câu 2

Câu 2 (Trang 58, SGK GDTT 12): 

Đề bài: Kĩ thuật đấm bóng của thủ môn thường được vận dụng vào tình huống nào khi tập luyện và thi đấu bóng đá?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Kĩ thuật ngả người bắt bóng lăn sệt của thủ môn  (SGK trang 51)

- Chỉ ra được tình huống sử dụng kĩ thuật đấm bóng của thủ môn

Lời giải chi tiết:

- Ngã người bắt bóng lăn sệt là kĩ thuật thường được thủ môn sử dụng để bắt những quả bóng lăn sệt tới lệch sang bên trái hoặc phải, ở gần hoặc xa so với vị trí đứng của thủ môn.

Câu 3

Câu 3 (Trang 58, SGK GDTT 12): 

Đề bài: Vận dụng kĩ thuật ngả người bắt bóng lăn sệt, kĩ thuật đấm bóng của thủ môn vào tập luyện, thi đấu và vui chơi hàng ngày

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 3. Bài tập phát triển thể lực (SGK trang 57)

- Chỉ ra được những vận dụng của kĩ thuật ngả người bắt bóng lăn sệt, kĩ thuật đấm bóng của thủ môn vào tập luyện, thi đấu và vui chơi hàng ngày

Lời giải chi tiết:

- Tập luyện cá nhân:

+ Ngả người bắt bóng: Đặt một hàng bóng dọc theo đường kẻ vạch khung thành. Luyện tập ngả người bắt bóng từ các vị trí khác nhau, với tốc độ và hướng bóng khác nhau.

+ Đấm bóng: Đặt bóng ở các vị trí khác nhau trong khung thành, luyện tập đấm bóng bằng cả hai tay, với lực và hướng khác nhau.

- Tập luyện nhóm:

+ Tập với đồng đội: Một người làm thủ môn, người còn lại sẽ sút bóng vào các vị trí khác nhau để thủ môn tập luyện.

+ Tập với máy bắn bóng: Sử dụng máy bắn bóng để tạo ra các tình huống đa dạng, giúp thủ môn làm quen với các tình huống thực tế trên sân.

  • Bài 1. Kĩ thuật tranh bóng

    Kĩ thuật tranh bóng trước mặt và bên cạnh được sử dụng trong những tình huống nào khi thi đấu bóng đá?

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close