Bài 14. Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạoEm hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về quyền mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đang thực hiện trong hình ảnh dưới đây: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mở đầu Trả lời câu hỏi trang 103 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về quyền mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đang thực hiện trong hình ảnh dưới đây: Phương pháp giải: Quan sát hình ảnh và chia sẻ những hiểu biết của bản thân về quyền mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đang thực hiện trong hình ảnh đó. Lời giải chi tiết: - Trong hình ảnh trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử và ứng cử của công dân. - Quyền bầu cử và ứng cử của công dân: + Công dân đủ tuổi theo luật định có quyền bầu cử (đủ 18 tuổi trở lên), ứng cử (đủ 21 tuổi trở lên) đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. + Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. + Trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật, công dân không được phép thực hiện quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. - Nghĩa vụ bầu cử và ứng cử của công dân: + Tuân thủ Hiến pháp, luật và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. + Tự mình tham gia bầu cử, nghiên cứu kĩ tiêu chuẩn đại biểu, số lượng ứng cử viên và số đại biểu được bầu tại đơn vị bầu cử. + Cân nhắc, lựa chọn kĩ lưỡng, bầu đủ số lượng đại biểu được bầu là những ứng cử viên thật sự tiêu biểu, có kiến thức, năng lực phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân với cơ quan dân cử. + Phản bác, đấu tranh với những hành vi xâm phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử và mọi luận điệu xuyên tạc chống phá cuộc bầu cử của các thế lực thù địch. Khám phá 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 106 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc thông thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu THÔNG TIN 1 – Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định". - Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này". – Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội 1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phần đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. 3. Có trình độ văn hoá, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khoẻ, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. 4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. 5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội." – Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định: “Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân 1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. 3. Có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực, sức khoẻ, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. 4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm." THÔNG TIN 2 Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân. 2. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri. 3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu. 4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. 5. Khi cử trì viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử. 6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đối phiếu bầu khác. 7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri. 8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu." Chân trời sáng tạo THÔNG TIN 3 Khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: "Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử trí". THÔNG TIN 4 Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: “Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mắt năng lực hành vi dân sự. 2. Người đang bị khởi tố bị can. 3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án. 4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án tích. 5. Người đang chấp hành biện pháp xử lí hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn." Trường hợp 1 Vào ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông A thức dậy sớm để chuẩn bị đi bầu. Vợ ông A (bà H) khuyên không nên đi do tuổi đã cao, thay vào đó, để con gái bỏ phiếu hộ. Tuy nhiên, ông A giải thích cho bà H rằng, việc bầu cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân về chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình. Sau đó, bà H hiểu ra vấn đề và vui vẻ cùng cả nhà đi bỏ phiếu. Trường hợp 2 Trong cuộc thi "Tìm hiều về quyền bầu cử, ứng cử" do Trường Trung học phổ thông P tổ chức, B cho biết mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên thì đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, C không đồng ý và tranh luận rằng, trong một số trường hợp nhất định công dân không được ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. - Từ thông tin 2, em hãy cho biết ông A đã thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân như thế nào? - Từ Thông tin 1 và Thông tin 4, em đồng ý với ý kiến của B hay C? Vì sao? - Pháp luật còn những quy định nào khác về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử? Cho ví dụ minh hoạ. Phương pháp giải: - Đọc thông tin 2 và cho biết cách ông A đã thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân. - Đọc thông tin 1, 4 và cho biết bản thân đồng ý với ý kiến của B hay C. Giải thích. - Nêu những quy định nào khác về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử. Cho ví dụ minh hoạ. Lời giải chi tiết: - Ông A đã thực hiện quyền bầu cử, ứng cử đúng quy định tại Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, bằng cách tự mình bỏ phiếu bầu, dù tuổi cao nhưng ông A vẫn nhất quyết không nhờ con gái bỏ phiếu hộ. - Em đồng ý với ý kiến của C vì công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và dù hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được quy định tại Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, công dân không được ghi tên vào danh sách cử tri và không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. - Quy định khác về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử: + Quy định về: Những trường hợp không được ứng cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. 2. Người đang bị khởi tố bị can. 3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án. 4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích. 5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn. + Quy định về: hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử 1. Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử. 2. Hồ sơ ứng cử bao gồm: Đơn ứng cử; Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền; Tiểu sử tóm tắt; Ba ảnh chân dung màu cỡ 4cm x 6cm; Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Khám phá 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 108 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và thực hiện yêu cầu THÔNG TIN 1 Điều 95 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định: "Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vì phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự." THÔNG TIN 2 Điều 160 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm." THÔNG TIN 3 Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm." Trường hợp 1 Phường B tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Dù biết được thông tin đó nhưng do có đơn hàng đột xuất, anh A – chủ doanh nghiệp tư nhân G, đã yêu cầu người lao động không đi bầu cử để hoàn thành công việc. Nhiều người lao động muốn thực hiện quyền bầu cử của mình nhưng vì lo sợ bị trừ lương nên đã không đi bầu. Trường hợp 2 Ông H là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện T. Do lo sợ bạn mình là ông K không trúng cử, ông H đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để yêu cầu các cán bộ cấp dưới phải bỏ phiếu cho ông K khiến kết quả bầu cử bị sai lệch. Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin và tiến hành xử lí đối với ông H theo quy định của pháp luật - Cho biết hành vi của anh A và ông H đã vi phạm quyền và nghĩa vụ gì của công dân về bầu cử. - Hãy cho biết hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên đã gây ra hậu quả như thế nào. Phương pháp giải: Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Hành vi của anh A đã cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân: dù đã biết được thông tin nhưng do có đơn hàng đột xuất, anh A đã yêu cầu người lao động không đi bầu cử để hoàn thành công việc. - Hành vi của của ông H đã làm sai lệch kết quả bầu cử: ông H đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đề yêu cầu các cán bộ cấp dưới phải bỏ phiếu cho ông K (bạn của ông H). Khám phá 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 108 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi Trường hợp 1 Khi đi bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, ông H vì không biết chữ nên nhờ anh A (cán bộ Tổ bầu cử) đọc thông tin của các ứng cử viên, viết phiếu bầu theo sự lựa chọn của mình và bỏ phiếu vào thùng. Anh A vui vẻ viết phiếu bầu giúp ông H nhưng đề nghị ông H phải tự mình bỏ phiếu theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp 2 Tổ bầu cử số 4 (xã Y) mở hòm phiếu để kiểm tra phiếu bầu. Kết quả kiểm đếm cho thấy số phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã Y thu về nhiều hơn số phiếu phát ra. Qua xác minh, Uỷ ban Bầu cử xã phát hiện ông G (ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân) đã đề nghị ông T (Tổ trưởng Tổ bầu cử số 4) lấy một số phiếu bầu mang về nhà rồi gạch tên những ứng cử viên khác, để lại tên mình và bỏ vào thùng phiếu. Ông G và ông T đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật. Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật trong hai trường hợp trên? Phương pháp giải: Đọc trường hợp 1 và 2 để nhận xét về việc làm của các nhân vật trong hai trường hợp đó. Lời giải chi tiết: - Hành vi của anh A đã thực hiện tốt các quy định về nguyên tắc bầu cử: giúp đỡ người không biết chữ ghi phiếu bầu, đọc thông tin ứng cử viên, phổ biến quy định pháp luật về bầu cử cho cử tri. - Hành vi của ông G, ông T đã làm sai lệch kết quả bầu cử: ông G đã đề nghị ông T lấy một số phiếu bầu mang về nhà rồi gạch tên những ứng cử viên khác, để lại tên mình và bỏ vào thùng phiếu. Hành vi này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Luyện tập 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 109 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao? a. Ứng cử là phương thức lựa chọn người đại diện, thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định. b. Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. c. Trong một số trường hợp đặc biệt, cử tri được nhờ người khác bầu cử thay. d. Việc bỏ phiếu phải được công khai trước sự chứng kiến của các thành viên Tổ bầu cử. e. Người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì bị tước quyền bầu cử. Phương pháp giải: Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về nhận định đó. Giải thích. Lời giải chi tiết: a. Không đồng tình với nhận định a vì ứng cử là một trong những quyền chính trị hiển định, cơ bản của công dân, được pháp luật bảo đảm. Ứng cử là quyền của công dân tự ghi tên vào danh sách ứng cử viên để có thể được bầu trong một cuộc bầu cử làm đại biểu các cơ quan dân cử. b. Đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013. c. Không đồng tình với nhận định c vì cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay. d. Đồng tình với nhận định d vì quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Theo quy định tại khoản 7 Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, “Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri e. Không đồng tình với nhận định e vì đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đề cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Luyện tập 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 109 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật sau: a. Anh V (19 tuổi) tự mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để ra sức giúp ích cho địa phương. b. Cô Q vận động tất cả cử tri là thành viên trong gia đình và hàng xóm đi bầu cử. c. Bà N phản bác những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội về bầu cử, ứng cử trong quá trình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. d. Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở riêng của chị P (một người khuyết tật vận động) để chị có thể bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp đó Lời giải chi tiết: a. Hành vi của anh V tự mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đề ra sức giúp ích cho địa phương là đúng quy định của pháp luật. b. Hành vi của cô Q vận động tất cả cử tri là thành viên trong gia đình và hàng xóm đi bầu cử là đúng quy định của pháp luật. c. Hành vi của bà N phân bác những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội về bầu cử, ứng cử trong quá trình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là đúng quy định của pháp luật. d. Hành vi của Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở riêng của chị P (một người khuyết tật vận động) để chị có thể bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là đúng quy định của pháp luật. Luyện tập 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 110 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy cho biết trường hợp nào dưới đây được quyền bầu cử, ứng cử/ trường hợp nào không có quyền bầu cử, ứng cử và giải thích. a. Anh P (25 tuổi) bị bệnh tâm thần. b. Bà G (90 tuổi) do sức yếu nên không thể đi lại được. c. Ông C bị ung thư và đang điều trị nội trú tại Bệnh viện K. d. Chị Q đang bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh T khởi tố bị can về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. e. Y bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng theo quyết định của Toà án nhân dân huyện M. Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và chỉ ra trường hợp được quyền bầu cử, ứng cử/ trường hợp không được bầu cử ứng cử. Giải thích. Lời giải chi tiết: a. Anh P bị bệnh tâm thần và không có năng lực để quản lý chính mình, do đó anh không có quyền bầu cử hoặc ứng cử. b. Bà G bị suy yếu và không có thể đi lại được, tuy nhiên bà vẫn có quyền bầu cử trong trường hợp có đủ sự hỗ trợ và điều kiện đảm bảo cho quyền bầu cử của bà. c. Ông C có thể bầu cử nếu ông không bị hạn chế năng lực hoặc sự tự quyết của mình. Nếu ông đang đăng ký điều trị nội trú thì có thể yêu cầu được công nhận quyền bầu cử tại bệnh viện. d. Chị Q đang bị cơ quan công an điều tra, vì vậy chị không có quyền bầu cử hoặc ứng cử cho đến khi chị được tuyên bố vô tội hoặc bị kết án thì quyền này mới được phục hồi. e. Y bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc do có hành vi gãy rối trật tự nơi công cộng, do đó y không có quyền bầu cử hoặc ứng cử cho đến khi y trở thành người trưởng thành và quyền sử dụng được phục hồi. Luyện tập 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 110 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi a. Anh K muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện ứng cử theo luật định nên anh K đã liên hệ với một số đối tượng để hợp thức hoá hồ sơ, giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích trên. Khi biết được thông tin, chị N đã tố cáo hành vi của anh K đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định không đưa anh A vào danh sách ứng cử viên vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. b. Để người dân trên địa bàn hiểu và thực hiện được quyền công dân của mình trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử. Nhờ vậy, tỉ lệ cử tri xã P đi bầu đạt 99,9%. - Em có nhận xét gì về việc làm của anh K, chị N và Uỷ ban nhân dân xã P? - Em cần làm gì để góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử? Phương pháp giải: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Nhận xét gì về việc làm của anh K, chị N và Uỷ ban nhân dân xã P: + Việc anh K thực hiện hành vi hợp thức hoá hồ sơ giấy tờ cá nhân để ứng cử mặc dù không đủ điều kiện là vi phạm pháp luật và đạo đức, chị N đã có hành động đúng khi tố cáo hành vi này đến cơ quan có thẩm quyền. Quyết định không đưa anh K vào danh sách ứng cử viên là hợp lý và cho thấy sự nghiêm túc, minh bạch trong các hoạt động bầu cử. + Việc Uỷ ban nhân dân xã P tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình để giúp người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử là rất cần thiết và đúng đắn. Tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 99,9% cũng cho thấy hiệu quả của việc này. Điều này giúp bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử và ứng cử. - Để góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử, chúng ta cần nâng cao ý thức và kiến thức của mọi người về vấn đề này thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Đồng thời, cần tăng cường quản lý, giám sát đối với các hoạt động bầu cử và ứng cử để đảm bảo tính minh bạch, chính trực, công bằng. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 110 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy viết đoạn văn ngắn phê phán một số hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử, sau đó, trình bày trước cả lớp. Phương pháp giải: - Viết đoạn văn ngắn phê phán một số hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử. - Chia sẻ trước lớp. Lời giải chi tiết: Vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bầu cử và ứng cử là hành động đáng lên án và cần được xử lý nghiêm túc. Việc chi phối hoặc ảnh hưởng đến quá trình bầu cử bằng cách mua phiếu, đe dọa hoặc tuyên truyền sai sự thật là không chấp nhận được và đặt nền tảng cho một quá trình bầu cử không minh bạch và không công bằng. Trong khi đó, việc ứng cử chỉ để tìm kiếm lợi ích cá nhân thay vì phục vụ lợi ích cộng đồng và đất nước cũng là một hành động không đáng khen ngợi. Các ứng cử viên cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của trách nhiệm của họ, không chỉ là trong việc đại diện cho người dân và bảo vệ quyền và lợi ích của họ mà còn là trong việc đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tất cả những hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong bầu cử và ứng cử cần phải bị xử lý một cách nghiêm minh để bảo đảm tính minh bạch và công bằng trong quá trình bầu cử và xây dựng một xã hội văn minh, đúng luật và đầy đủ tình thân người. Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 110 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo Em hãy cùng các bạn làm một sản phẩm tuyên truyền (báo tường, cẩm nang/ sổ tay bằng giấy hoặc những hình thức khác,...) một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử. Phương pháp giải: Làm một sản phẩm tuyên truyền (báo tường, cẩm nang/ sổ tay bằng giấy hoặc những hình thức khác,...) một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử, ứng cử. Lời giải chi tiết: - Sản phẩm 1: Infographic những tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội. - Sản phẩm 2: Infographic bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Quảng cáo
|