Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 2 Sinh 8 có đáp án

Tải về

Không nên nhịn tiểu lâu và nên đi tiểu đúng lúc sẽ:

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Câu 1: Không nên nhịn tiểu lâu và nên đi tiểu đúng lúc sẽ:

A. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu thành từng đợt.

B. Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái.

C. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh.

D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 2: Da bẩn gây tác hại gì?

A. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

B. Gây ngứa ngáy khó chịu.

C. Dễ gây các bệnh như ghẻ lở, hắc lào, lang ben.

D. Cả A,B,C đều đúng.

Câu 3: Chức năng của hệ thần kinh vận động là:

A. Điều khiển hoạt động của cơ tim

B. Điều khiển hoạt động của cơ trơn

C. Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương

D. Điều khiển hoạt động của cơ quan sinh sản

Câu 4: Các đôi dây thần kinh não xuất phát từ

A. Tủy sống                  B. Tiểu não

C. Trụ não                    D. Não trung gian

Câu 5: Ở tuổi đang lớn cần cung cấp thức ăn như thế nào để cơ thể phát triển tốt:

A. Thức ăn có nhiều prôtêin và canxi.

B. Thức ăn có nhiêu prôtêin và vitamin.

C. Thức ăn có nhiều vitamin và chất xơ.

D. Thức ăn có nhiều lipit và prôtêin.

Câu 6: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây ?

A. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật

B. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng

C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật

D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật

Câu 7: Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm:

A. Diễn ra liên tục.      

B. Diễn ra gián đoạn.

C. Tùy từng thời điểm có thể liên tục hay gián đoạn.

D. Diễn ra khi có trao đổi chất quá nhiều.

Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn tới “quáng gà” ?

A. Thiếu vitamin A

B. Thiếu vitamin B

C. Thiếu vitamin C

D. Thiếu vitamin D

Câu 9: Chất nào sau đây có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa?

A. gluxit.                       B. lipit.

C. prôtêin.                    D. chất khoáng.

Câu 10: Mắt nhìn thấy rõ nhất khi ảnh của vật rơi đúng vào

A. điểm mù                   B. điểm vàng

C. màng giác                D. màng mạch

Câu 11: Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện?

A. Co chân lại khi bị gõ bằng búa cao su

B. Tiết dịch vị khi bị đói

C. Đỏ bừng mặt khi gặp người mình thích

D. Đàn cá nổi lên ăn khi có tiếng chuông

Câu 12: Điều khiển hoạt động của các nội quan là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

C. Thân nơron

D. Sợi trục

Câu 13: Vỏ não được cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào có hình dạng như thế nào?

A. Hình tháp                 B. Hình nón

C. Hình trứng                D. Hình sao

Câu 14: Mỗi đơn vị chức chức năng của thận gồm

A. Nang cầu thận, cầu thận.

B. Nang cầu thận, ống thận.

C. Cầu thận, ống thận.

D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

Câu 15: Lớp nào của da giúp da thực hiện được chức năng cảm giác?

A. lớp bì

B. lớp biểu bì

C. lớp bì và lớp mỡ dưới

D. lớp mỡ dưới da.

Câu 16: Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây ?

A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời

B. Các vùng chức năng của vỏ não

C.  Kích thích không điều kiện

D.  Tất cả các phương án còn lại

Câu 17: Bộ phận nào dưới đây không nằm ở tai trong?

A. Xương tai

B. Ốc tai

C. Ống bán khuyên

D. Cơ quan Coocti

Câu 18: Một người bị tê liệt phần bên trái cơ thể do hậu quả của tai nạn giao thông làm tổn thương đại não. phần nào của đại não đã bị tổn thương ?

A. Phần đại não bên phải

B. Cả 2 phần đại não bên trái và bên phải

C. Phần đại não bên trái

D. Không phần nào bị tổn thương

Câu 19: Trụ não có chức năng

A. điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan

B. điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt

C. điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp

D. giữ thăng bằng cơ thể

Câu 20: Cấu tạo của tủy sống gồm?

A. Chất xám

B. Chất trắng

C. Các sợi trục nơron có bao mielin

D. Cả A và B

Đề 2

Câu 1: Dựa vào chức năng có thể phân vùng đại não thành

A. Vùng cảm giác và vùng hoạt động

B. Vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức

C. Vùng cảm nhận và vùng thực hiện

D. Vùng ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói

Câu 2: Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?

A. Các chất độc trong thức ăn.

B. Khẩu phần ăn không hợp lí.

C. Các vị trùng gây bệnh.

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng?

A. Cơ thể con người là một khối thống nhất.

B. Sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh.

C. Cơ thể con người điều khiển hoạt động theo suy nghĩ chứ không phải hệ thần kinh.

D. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.

Câu 4: Điều khiển hoạt động của cơ vẫn là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

C. Thân nơron 

D. Sợi trục

Câu 5: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở

A. Ốc tai                       B. Màng tiền đình

C. Màng cơ sở             D. Cơ quan Coocti

Câu 6: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố sau đây ?

(I) Giới tính.

(II) Lứa tuổi.

(III) Hình thức lao động.

(IV) Trạng thái sinh lí của cơ thể.

A. 3                               B. 1

C. 2                               D. 4

Câu 7: Ở người, vùng chức năng nào dưới đây nằm ở thùy trán?

A. Vùng vị giác

B. Vùng hiểu tiếng nói

C. Vùng vận động ngôn ngữ

D. Vùng thính giác

Câu 8: Chọn đáp án chính xác

A. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật vào mắt ta

B. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu từ mắt ta tới vật

C. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng từ nguồn sáng chiếu tới vật làm vật sáng lên       

D. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng từ nguồn sáng chiếu vào mắt ta rồi chiếu tới vật

Câu 9: Cơ quan bài tiết nước tiểu là?

A. Da                     B. Thận

C. Phổi                  D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 10: Đặc điểm của phân hệ đối giao cảm

1. là cơ quan thụ cảm.

2. trung ương thần kinh là các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống.

3. trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.

4. là cơ quan đáp ứng.

5. hạch thần kinh nằm gần cơ quan phụ trách.

6. hạch thần kinh nằm xa cơ quan phụ trách.

A. 1, 2, 4,5                    B. 1, 2, 4, 6

C. 1,3,4,5.                     D. 1, 3, 4, 6

Câu 11: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào sau đây ?

A. Bẩm sinh 

B. Dễ mất khi không củng cố

C. Số lượng không hạn định

D. Hình thành đường liên hệ tạm thời

Câu 12: Sau một va chạm với chim bói cá, người ta quan sát thấy một con ếch nhảy, bơi lệch hẳn về phía bên phải. Biết rằng, va chạm đã làm ảnh hưởng tới một phần não bộ của ếch, theo em, phần nào của não bộ đã bị ảnh hưởng?

A. Phía bên phải của trụ não

B. Phía bên trái của trụ não

C. Phía bên phải của tiểu não

D. Phía bên trái của tiểu não

Câu 13: Trong nước tiểu chính thức của một người có glucozo thì có thể kết luận người đó bị bệnh gì?

A. Dư hooc môn insulin

B. Sỏi thân

C. Đái tháo đường.

D. Sỏi bóng đái.

Câu 14: Đâu không phải là dấu hiệu của đau mắt hột?

A. Mặt trong mí có nhiều hột nổi cộm lên

B. Lông mi quặm (lông mi bị quặp vào trong)

C. Làm đục màng giác dẫn tới mù lòa

D. Mộng mắt

Câu 15: Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới ?

A. Con người

B. Động vật linh trưởng

C. Động vật có xương sống

D. Thú có túi

Câu 16: Trên mỗi ngón tay của con người có các vân tay, các vân tay này đặc trưng cho mỗi người. Ứng dụng điều này để?

A. điều tra các vụ án          B. Bảo mật

C. Sinh trắc vân tay            D. Cả 3 ý trên

Câu 17: Khi bị bỏng nhẹ do nước sôi hoặc lửa ta cần:

A. bôi một lớp mỏng kem đánh răng vào nơi bị bỏng.

B. ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng.

C. dùng nước mắm nguyên chất bôi vào nơi bị bỏng.

D. bôi thuốc mỡ chống bỏng.

Câu 18: Dây thần kinh tủy thuộc loại:

A. Dây hướng tâm

B. Dây pha

C. Dây li tâm

D. Dây hướng tâm, dây li tâm

Câu 19: Điều gì sai khi nói về tiểu não?

A. Nằm phía sau trụ não

B. Gồm chất trắng và chất xám, chất trắng làm thành lớp vỏ bên ngoài bao bọc các nhân chất xám bên trong

C. Tiểu não điều hòa, phối hợp các cử động phức tap

D. Tiểu não điều khiển việc giữ thăng bằng cho cơ thể

Câu 20: Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh:

A. tê phù 

B. thiếu máu

C. còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn

D. khô giác mạc ở mắt.

Đề 3

Câu 1: Dựa vào chức năng có thể phân vùng đại não thành

A. Vùng cảm giác và vùng hoạt động

B. Vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức

C. Vùng cảm nhận và vùng thực hiện

D. Vùng ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói

Câu 2: Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?

A. Các chất độc trong thức ăn.

B. Khẩu phần ăn không hợp lí.

C. Các vị trùng gây bệnh.

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng?

A. Cơ thể con người là một khối thống nhất.

B. Sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh.

C. Cơ thể con người điều khiển hoạt động theo suy nghĩ chứ không phải hệ thần kinh.

D. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.

Câu 4: Điều khiển hoạt động của cơ vẫn là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

C. Thân nơron 

D. Sợi trục

Câu 5: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở

A. Ốc tai                       B. Màng tiền đình

C. Màng cơ sở             D. Cơ quan Coocti

Câu 6: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào bao nhiêu yếu tố sau đây ?

(I) Giới tính.

(II) Lứa tuổi.

(III) Hình thức lao động.

(IV) Trạng thái sinh lí của cơ thể.

A. 3                               B. 1

C. 2                               D. 4

Câu 7: Ở người, vùng chức năng nào dưới đây nằm ở thùy trán?

A. Vùng vị giác

B. Vùng hiểu tiếng nói

C. Vùng vận động ngôn ngữ

D. Vùng thính giác

Câu 8: Chọn đáp án chính xác

A. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật vào mắt ta

B. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng phản chiếu từ mắt ta tới vật

C. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng từ nguồn sáng chiếu tới vật làm vật sáng lên       

D. Ta nhìn thấy vật là do các tia sáng từ nguồn sáng chiếu vào mắt ta rồi chiếu tới vật

Câu 9: Cơ quan bài tiết nước tiểu là?

A. Da                     B. Thận

C. Phổi                  D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 10: Đặc điểm của phân hệ đối giao cảm

1. là cơ quan thụ cảm.

2. trung ương thần kinh là các nhân xám ở sừng bên tuỷ sống.

3. trung ương thần kinh là các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tuỷ sống.

4. là cơ quan đáp ứng.

5. hạch thần kinh nằm gần cơ quan phụ trách.

6. hạch thần kinh nằm xa cơ quan phụ trách.

A. 1, 2, 4,5                    B. 1, 2, 4, 6

C. 1,3,4,5.                     D. 1, 3, 4, 6

Câu 11: Phản xạ không điều kiện có tính chất nào sau đây ?

A. Bẩm sinh 

B. Dễ mất khi không củng cố

C. Số lượng không hạn định

D. Hình thành đường liên hệ tạm thời

Câu 12: Sau một va chạm với chim bói cá, người ta quan sát thấy một con ếch nhảy, bơi lệch hẳn về phía bên phải. Biết rằng, va chạm đã làm ảnh hưởng tới một phần não bộ của ếch, theo em, phần nào của não bộ đã bị ảnh hưởng?

A. Phía bên phải của trụ não

B. Phía bên trái của trụ não

C. Phía bên phải của tiểu não

D. Phía bên trái của tiểu não

Câu 13: Trong nước tiểu chính thức của một người có glucozo thì có thể kết luận người đó bị bệnh gì?

A. Dư hooc môn insulin

B. Sỏi thân

C. Đái tháo đường.

D. Sỏi bóng đái.

Câu 14: Đâu không phải là dấu hiệu của đau mắt hột?

A. Mặt trong mí có nhiều hột nổi cộm lên

B. Lông mi quặm (lông mi bị quặp vào trong)

C. Làm đục màng giác dẫn tới mù lòa

D. Mộng mắt

Câu 15: Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới ?

A. Con người

B. Động vật linh trưởng

C. Động vật có xương sống

D. Thú có túi

Câu 16: Trên mỗi ngón tay của con người có các vân tay, các vân tay này đặc trưng cho mỗi người. Ứng dụng điều này để?

A. điều tra các vụ án          B. Bảo mật

C. Sinh trắc vân tay            D. Cả 3 ý trên

Câu 17: Khi bị bỏng nhẹ do nước sôi hoặc lửa ta cần:

A. bôi một lớp mỏng kem đánh răng vào nơi bị bỏng.

B. ngâm nơi bị bỏng vào nước lạnh, bôi thuốc mỡ chống bỏng.

C. dùng nước mắm nguyên chất bôi vào nơi bị bỏng.

D. bôi thuốc mỡ chống bỏng.

Câu 18: Dây thần kinh tủy thuộc loại:

A. Dây hướng tâm

B. Dây pha

C. Dây li tâm

D. Dây hướng tâm, dây li tâm

Câu 19: Điều gì sai khi nói về tiểu não?

A. Nằm phía sau trụ não

B. Gồm chất trắng và chất xám, chất trắng làm thành lớp vỏ bên ngoài bao bọc các nhân chất xám bên trong

C. Tiểu não điều hòa, phối hợp các cử động phức tap

D. Tiểu não điều khiển việc giữ thăng bằng cho cơ thể

Câu 20: Thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh:

A. tê phù 

B. thiếu máu

C. còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn

D. khô giác mạc ở mắt.

Đề 4

Câu 1: Để phòng bệnh cho da, cần

A. Tránh làm da bị xây xát

B. Thường xuyên tắm rửa.

C. Giữ gìn da luôn sạch sẽ

D. Cả A, B và C.

Câu 2: Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại sẽ:

A. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh.

B. Hạn chế khả năng tạo sỏi

C. Tránh cho thận làm việc quá nhiều

D. Hạn chế tác hại của các chất độc hại

Câu 3: Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện glucôzơ thì người sẽ bị bệnh gì ?

A. Dư insulin               B. Đái tháo đường

C. Sỏi thận                  D. Sỏi bóng đái

Câu 4: Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuya?

A.  Vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác.

B. Vì sẽ ảnh hưởng đến người khác.

C.  Vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ thể.

D. Vì thức khuyua sẽ dẫn đến béo phì

Câu 5: Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ?

A. Trà tâm sen              B. Trà móc câu

C. Trà sâm                    D. Nước tăng lực .

Câu 6: Ở người trưởng thành, diện tích bề mặt của vỏ não nằm trong khoảng bao nhiêu?

A. 2300 – 2500 cm2

B. 1800 – 2000 cm2

C. 2000 – 2300 cm2

D. 2500 – 2800 cm2

Câu 7: Vi khuẩn dễ xâm nhập để gây viêm trong trường hợp

A. tiếp xúc với chất bẩn

B. bị trầy xước

C. Da sạch

D. Cả A và B

Câu 8: Khi tác động lên một cơ quan, phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm có tác dụng

A. tương tự nhau.

B. giống hệt nhau.

C. đối lập nhau.

D. đồng thời với nhau.

Câu 9: Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào ?

A.  Tiếng nói và chữ viết

B. Thị giác và thính giác

C. Âm thanh và hành động

D. Màu sắc và hình dáng

Câu 10: Các rễ sẽ nhập lại thành dây thần kinh tủy khi

A. đi tới cơ quan thụ cảm và cơ quan phản ứng

B. Khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp.

C. khi các rễ này tạo thành dây thần kinh truyền xung thần kinh lên não bộ

D. Hai rễ này không bao giờ nhập làm một.

Câu 11: Màu da phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A. Màu vàng nhạt của tế bào biểu bì 

B. Cấu tạo của lớp tế bào biểu bì.

C. Các sắc tố có trong tế bào sống của biểu bì.

D. Cả A, B và C.

Câu 12: Nếu ăn uống quá nhiều loại thực phẩm giàu năng lượng như sô cô la, mỡ động vật mà ít vận động dễ mắc bệnh

A. Còi xương

B. Quáng gà

C. Béo phì

D. Thiểu năng trí tuệ

Câu 13: Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?

A. Co chân lại khi bị kim châm

B. Dừng xe khi gặp đèn đỏ

C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu

D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc

Câu 14: Tại sao người viễn thị không thể nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường?

A. Do ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới

B. Do ảnh của vật thường ở phía sau màng lưới

C. Do ảnh của vật rơi vào đúng điểm mù

D. Do ảnh của vật chiếu thẳng vào màng lưới

Câu 15: Hành động nào không nên làm để bảo vệ màng nhĩ?

A. Tránh nơi có nhiều tiếng ồn thường xuyên

B. Nghe nhạc thường xuyên với tai nghe mở to hết cỡ

C. Lấy dáy tai bằng bông tăm mềm

D. Đeo dụng cụ bịt tai chuyên dụng khi phải làm việc tại nơi có tiếng động mạnh

Câu 16: Phần phát triển nhất ở não người là

A. Đại não

B. Não trung gian

C. Trụ não

D. Tiểu não

Câu 17: Khi bị đang đi trên đường, bị chó đuổi, ta nhanh chóng chạy thật nhanh. Phản xạ này được điều khiển bởi?

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

C. Hệ thần kinh sinh dưỡng và tủy sống

D. Cả A và B

Câu 18: Hầu hết các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não và các phần dưới của não đều bắt chéo ở

A. hành tủy hoặc tủy sống.

B. não trung gian hoặc trụ não.

C. tủy sống hoặc tiểu não.

D. tiểu não hoặc não giữa.

Câu 19: Trước khi thải nước tiểu ra bên ngoài, nước tiểu được tích trữ ở

A. Bóng đái

B. Nang cầu thận

C. Ống dẫn nước tiểu

D. Nước tiểu không được tích trữ.

Câu 20: Điền vào chỗ trống từ thích hợp: “Khi các tia sáng chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới..(1)..sẽ tác động lên các ..(2).. làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác; xuất hiện ..(3)..theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở ..(4).. của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật”.

A. (1) Màng lưới, (2) dây thần kinh thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm

B. (1) Màng mạch, (2) tế bào thụ cảm thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy thái dương

C. (1) Màng lưới, (2) tế bào thụ cảm thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm

D. (1) Màng mạch, (2) dây thần kinh thị giác, (3) luồng thần kinh, (4) thùy chẩm

Đề 5

Câu 1: Tại sao người cận thị không thể nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường?

A. Do ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới

B. Do ảnh của vật thường ở phía sau màng lưới

C. Do ảnh của vật rơi vào đúng điểm mù

D. Do ảnh của vật chiếu thẳng vào màng lưới

Câu 2: Các ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ

A. Nghe tiếng hát ru sẽ ngủ.

B. Nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ.

C.  Nhận diện được người lạ với người quen.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Vỏ não người có bề dày khoảng

A. 1 – 2 mm                  B. 2 – 3 mm

C. 3 – 5 mm                  D. 7 – 8 mm

Câu 4: Ráy tai có tác dụng gì?

A. Giữ bụi và các loại côn trùng tránh cho lọt vào tai giữa và tai trong

B. Giữ cho tai luôn ẩm

C. Giữ cho tai luôn sạch

D. Làm mát cho ống tai

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về hệ thần kinh sinh dưỡng ở người là đúng ?

A. Sợi trước hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.

B. Sợi sau hạch của cả hai phân hệ đều có bao miêlin.

C. Sợi trước hạch của phân hệ giao cảm và sợi sau hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin.

D. Sợi sau hạch của phân hệ giao cảm và sợi trước hạch của phân hệ đối giao cảm có bao miêlin

Câu 6: Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây ?

A.  Cà phê                     B.  Trà atisô

C.  Nước rau má            D.  Nước khoáng

Câu 7: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cần đảm bảo:

A. Cung cấp đủ, cân đối thành phần các chất: gluxit, protein, lipit

B. Cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng

C. Cung cấp đủ chất hữu cơ và vô cơ

D. Cả 3 ý trên

Câu 8: Ở vỏ não người, rãnh đỉnh là nơi ngăn cách:

A. thùy chẩm với thùy đỉnh.

B. thùy trán với thùy đỉnh.

C. thùy đỉnh và thùy thái dương.

D. Thùy thái dương và thùy chẩm.

Câu 9: Da có chức năng

A. Bảo vệ cơ thể chống các tác nhân có hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn

B. Điều hoà thân nhiệt, nhận biết các kích thích.

C. Tham gia hoạt động bài tiết.

D. Cả A, B và C.

Câu 10: Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào ?

A. Muối khoáng            B. Nước

C. Vitamin                     D. Cả B, C

Câu 11: Cho các thông tin sau đây, có bao nhiêu ý là đặc điểm của nước tiểu chính thức:

1) Nồng độ các chất hoà tan loãng

2) Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc

3) Nồng độ các chất thải và các chất độc thấp

4) Nồng độ các chất dinh dưỡng cao

5) Nồng độ các chất dinh dưỡng thấp

6) Nồng độ các chất thải và các chất độc cao

A. 3                               B. 2

C. 4                               D. 5

Câu 12: Đặc điểm nào của nang cầu thận phù hợp với chức năng bài tiết

A. Có hình cầu

B. Có mao mạch dày đặc

C. Có 2 lớp tế bào

D. Là bao nang kín

Câu 13: Tại sao khi đi dưới trời nắng, da không được che chắn sẽ bị đen hơn

A. Do các tế bào bên ngoài bị chết làm da sẫm màu hơn

B. Do các tế bào ở lớp biểu bì tạo ra sắc tố melanin

C. Do bao lông tiết ra sắc tố

D. Do tế bào mỡ dưới da bị chết đi.

Câu 14: Vai trò của thủy tinh thể là gì?

A. Điều tiết đưa ảnh về đúng màng giác

B. Điều tiết đưa ảnh về đúng màng mạch

C. Điều tiết đưa ảnh về đúng màng cứng

D. Điều tiết đưa ảnh về đúng màng lưới

Câu 15: Não trung gian có chức năng

A. điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan

B. điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt

C. điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp

D. giữ thăng bằng cơ thể

Câu 16: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống?

Nơron gồm thân chứa nhân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. Sợi trục thường có bao miêlin. Nơron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh, sợi nhánh và thân cấu tạo nên…(1) .., sợi trục cấu tạo nên… (2) ... ở tủy sống và não bộ.

A. (1) Hạch thần kinh, (2) chất trắng

B. (1) Chất trắng, (2) chất xám

C. (1) Chất xám, (2) chất trắng

D. (1) Vỏ não, (2) các nhân

Câu 17: Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe con người?

A. Giấc ngủ làm giảm hoạt động của cơ thể , tiết kiệm được năng lượng

B. Giấc ngủ là một quá trình ức chế để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh

C. Giấc ngủ giúp hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể hiệu quả hơn

D. Giấc ngủ giúp cacs cơ quan trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng hơn 

Câu 18: Tại sao khi ngủ tim vẫn đập, cơ thể vẫn thở được?

A. Do hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động có ý thức ngay cả khi ngủ.

B. Do hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vô ý thức ngay cả khi ngủ

C. Do hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động vô ý thức ngay cả khi ngủ

D. Do hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động có ý thức ngay cả khi ngủ

Câu 19: Buổi sáng nghe thấy chuông báo thức sẽ bật dậy. Đây là ví dụ của loại phản xạ nào?

A. Phản xạ không điều kiện

B. Phản xạ có điều kiện

C. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

D. Phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện

Câu 20: Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, Quang đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất

A. Tiếp tục mổ xem dây thần kinh nào bị đứt

B. Kích thích vào các chi sau

C. Kích thích vào các chi trước

D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close