Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà em thích lớp 5

Bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp và giá trị của hạt gạo - biểu tượng của sự lao động cần cù và tinh thần yêu nước. Qua từng dòng thơ, em cảm nhận được sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với bàn tay lao động của bác nông dân đã hiến dâng mồ hôi, công sức để tạo nên những hạt gạo trắng tinh.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp và giá trị của hạt gạo - biểu tượng của sự lao động cần cù và tinh thần yêu nước. Qua từng dòng thơ, em cảm nhận được sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với bàn tay lao động của bác nông dân đã hiến dâng mồ hôi, công sức để tạo nên những hạt gạo trắng tinh. Hạt gạo không chỉ là thức ăn hàng ngày mà còn là niềm tự hào, là tâm hồn của dân tộc ta, là sự gắn kết giữa con người với đất mẹ thiêng liêng. Bài thơ giúp em thêm trân trọng từng bữa cơm gia đình, nhận ra giá trị to lớn của lao động nông nghiệp và càng yêu quý hơn đất nước, quê hương mình. Tình cảm, cảm xúc dạt dào và lòng biết ơn sâu sắc đến những người nông dân đã được tác giả gửi gắm một cách chân thành qua những vần thơ mộc mạc, giàu hình ảnh.

Bài mẫu 2

“Mưa” là một bài thơ rất thú vị mà em vừa được đọc gần đây. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhân hóa tất cả những sự vật có trong bài thơ, tạo nên rất nhiều những hình ảnh sinh động và hấp dẫn. Đặc biệt, bài thơ còn sử dụng thể thơ tự do với các câu thơ dài ngắn khác nhau, gợi lên nhịp điệu của những giọt mưa rả rích. Trong bài thơ, một cơn mưa rào ập đến bật chợt. Dưới đôi mắt của trẻ thơ, ông trời như mặc áo giáp đen, sấm thì ghé xuống sân nhà cười khanh khách. Những cây mía ngả nghiêng trong gió được nhân hóa như đang múa lưỡi gươm dài. Cây bưởi thì khệ nệ bồng bế những đứa con đầu tròn trộc lốc. Bụi tre thì tần ngần gỡ tóc cho kịp tắm trong làn mưa mát rượi. Những sự vật tưởng là bình thường nay bỗng hóa thú vị và hấp dẫn hơn trong bài thơ.

Bài mẫu 3

“Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ rất hay và ý nghĩa của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Là một bài thơ dành cho thiếu nhi, tác giả không sử dụng nhiều các từ ngữ hoa mĩ hay những biện pháp tu từ bóng bẩy. Từng hình ảnh trong bài thơ đều rất mộc mạc, giản dị và sáng trong. Đọc bài thơ, em như được nghe bà kể chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Rằng thuở ấy trái đất mới hình thành, chẳng có gì cả, chỉ đặc một màu tối tăm. Sau đó, trẻ em đã đến với trái đất. Rồi mới xuất hiện những ánh sáng, cỏ cây, dòng sông, bố mẹ, ông bà, thầy cô, mái trường. Tất cả đều xuất hiện bởi trẻ em “cần”. Từ đó, bài thơ không chỉ là một cách lí giải dí dỏm và thú vị về nguồn gốc của con người. Mà hơn hết, bài thơ còn là nơi thi sĩ Xuân Quỳnh gửi gắm những yêu thương dành cho các bạn nhỏ. Bà mong rằng, cũng như trong bài thơ, tất cả mọi người hãy quan tâm, yêu thương các bạn nhỏ thật nhiều. Vì các bạn ấy chính là tương lai của chúng ta. Với giai điệu thơ nhẹ nhàng như đang kể chuyện, cùng hình ảnh thơ trong sáng, “Chuyện cổ tích về loài người” đã đem đến cho em những cung bậc cảm xúc thật tuyệt vời.

Bài mẫu 4

Bài thơ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" của Chế Lan Viên mang đến cho em một cảm xúc vô cùng mãnh liệt, tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc và về những con người Việt Nam. Mỗi lời thơ đều thấm đẫm niềm tự hào về lịch sử hào hùng, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Mỗi hình ảnh thơ đều thể hiện khát vọng một tươi lai tương sáng và phát triển mạnh mẽ của đất nước Việt Nam. Đoạn thơ kết thúc bằng câu hỏi tu từ "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?" như một lời reo vui, tự hào về vẻ đẹp của đất nước trong thời đại mới. Vẻ đẹp ấy không chỉ đến từ thiên nhiên hùng vĩ mà còn đến từ con người Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp, với khát vọng vươn lên, phát triển. Đoạn thơ trên đã khơi gợi trong em niềm tự hào và tình yêu vô bờ bến đối với Tổ quốc. Càng hiểu về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam, em càng thêm yêu quý và trân trọng đất nước mình hơn.

Bài mẫu 5

Bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh đã khơi gợi trong em những cảm xúc vô cùng sâu lắng và xúc động. Xúc động bởi tình bà cháu thiêng liêng cao đẹp, và xúc động cũng bởi vì lý tưởng chiến đấu của người cháu. Tình yêu quê hương, đất nước là động lực mạnh mẽ thúc đẩy anh ra trận, góp phần bảo vệ tổ quốc. Tình cảm ấy xuất phát từ những điều bình dị, gần gũi nhất: xóm làng thân thuộc, nơi lưu giữ những kỷ niệm ấu thơ, nơi có những người thân yêu đang ngày đêm mong ngóng anh trở về. Qua đoạn thơ, ta càng thêm trân trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, càng thêm yêu thương những người thân yêu của mình.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close