Tư tưởng Mặc giaSau Khổng Tử mấy chục năm, trên quê hương nước Lỗ xuất hiện nhà tư tưởng nổi tiếng Mặc Địch mà tư tưởng của ông cùng học phái Mặc gia do ông sáng lập không những có những ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ mà còn kéo đài đến sau này. Quảng cáo
Sau Khổng Tử mấy chục năm, trên quê hương nước Lỗ xuất hiện nhà tư tưởng nổi tiếng Mặc Địch mà tư tưởng của ông cùng học phái Mặc gia do ông sáng lập không những có những ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ mà còn kéo đài đến sau này. Mặc Địch (khoảng 480 - 420 tr. CN) xuất thân từ tầng lớp người tự do sản xuất nhỏ. Sách "Lã thị Xuân Thu" chép: "Địch này đo mình mà mặc áo, lường bụng mà ăn cơm, tự ví với khách manh (dân tự do), chưa dám cầu làm quan". Dưới con mắt của giai cấp quý tộc thị tộc chủ nô, ông thuộc lớp người "Tiểu nhân", "Tiện nhân". Thời đại Mặc Tử là thời đại chế độ quốc hữu ruộng đất của chế độ thị tộc đang tan rã, tư hữu đang phát triển; thành thị ngày càng phồn vinh, dân tự do và thợ thủ công ngày càng có vị trí kinh tế đáng kể trong xã hội, họ có nhu cầu giải thể chế độ cũ, được tự do cạnh tranh làm giàu, được tham gia chính quyền. Tư tưởng của Mặc Địch và học phái Mặc gia là phản ánh nguyện vọng của tầng lớp dân tự do, sản xuất nhỏ, tiểu tư hữu tài sản đó. Về thế giới quan: Thế giới quan của Mặc Tử cơ bản là duy tâm và hữu thần, ông xây dựng thế giới quan tôn giáo, coi mọi hành vi của con người, mọi sự biến hóa của thế giởi tự nhiên đều bị chi phối, quy định bởi ý chí của Thượng đế, ông nhân cách hóa quỷ thần, quỷ thần "có thể thưởng kẻ hiển mà phạt kẻ dữ". Ông cho rằng "ý trời" quy định là "muốn người ta cùng thương yêu nhau, làm lợi cho nhau mà chẳng muốn người ta cùng ghét nhau, làm hại nhau" và trời đem cái ý muốn, "pháp độ" ấy giao cho thánh nhân trị thiên hạ, đặt tên là "Thượng đồng" (trên dưới như nhau), hoặc gọi là "cái nghĩa đồng nhất của thiên hạ". Đây là cơ sở cho thuyết "Kiêm ái" (thương yêu lẫn nhau) của ông. Mặc Tử cũng cho rằng, mọi người đều có quyền lợi như nhau đối với việc thờ cúng quỷ thần, bình đẳng trước quyền lợi về tín ngưỡng tôn giáo; đó là sự phản ánh nhu cầu đòi quyền bình đẳng xã hội của giai tầng mà ông đại biểu. Như vậy mặc dù xuất phát từ thế giới quan duy tâm, hữu thần nhưng những kết luận về mặt xã hội của Mặc Tử lại có ý nghĩa tiến bộ, có tính nhân đạo. Về nhận thức luận: Tư tưởng triết học về nhận thức của Mặc Tử có yếu tố duy vật. Ông coi trọng kinh nghiệm cảm giác, đề cao vai trò của nhận thức cảm giác trong quá trình nhận thức của con người. Ông cho rằng phàm cái gì mà lỗ tai con mắt không cảm thấy là không có. Tuy nhiên ông đã không phân biệt được cảm giác đúng, cảm giác sai và vai trò của chúng trong quá trình nhận thức, do vậy ông cho ức tưởng, ảo giác của con người cũng là cảm giác đúng, và lấy đó để chứng minh rằng có thần linh. Như vậy là ông đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm, hữu thần, về nhận thức, ông cũng đưa ra học thuyết "Tam biểu" nổi tiếng. Ông chủ trương "Lời nói [muốn chính xác] tất phải có ba "biểu": "có cái gốc cùa nó", "Có cái nguồn của nó", "Có cái dụng của nó"; "biểu" thứ nhất phục tùng "biểu" thứ hai và "biểu" thứ ba, hai "biểu" sau quy định "biểu" thứ nhất, ông giải thích: "Cái gốc" tức là xem xét việc làm của thánh vương đời xưa nếu thấy đúng (như việc làm của vua Nghiêu, Thuấn, Văn, Vũ) thì làm, nếu thấy sai (như bạo chúa Kiệt, Trụ, U, Lệ) thì bỏ; "Nguồn của nó" là xét đến cái thực của tai mắt trăm họ (tức là xem có phù hợp với thực tế khách quan hay không); "Cái dụng của nó" là xem có lợi cho nhà nưởc, nhân dân hay không. Xuất phát từ lập trường của người lao động, của một giai tầng đang lên, cho nên trong học thuyết về chính trị - xã hội của Mặc Tử có nhiều điểm tiến bộ , dù còn nhiều ảo tưởng và duy tâm. Ông cho rằng "ý trời" là "muốn người ta cùng thương yêu nhau, cùng làm lợi cho nhau” cho nên ông chủ trương "Kiêm ái" và mơ ước xây dựng một xã hội trong đó mọi người không có sự phân biệt sang - hèn, trên - dưới ("Thượng đồng") và "Thương yêu nhau, làm lợi cho nhau". Nhưng làm thế nào để thực hiện được lý tưởng đó, ông lại chủ trương nâng cao đạo đức của nhân dân trên cơ sở thuyết "Kiêm ái"; để thực hiện được "Kiêm ái" ông hy vọng vào sự thay đổi đường lối cai trị của giai cấp thống trị, thông qua quyền uy, "ý chí" của Thượng đế. Đó là tư tưởng ảo tưởng, duy tâm cả về xã hội lẫn tự nhiên. Ông phản đối tư tưởng an phận của Khổng Tử: ,”Nghèo mà vui"; ông chế giễu rằng Khổng Tử đã lập một thứ "mệnh nghèo”. Lý luận giai cấp của Mặc Tử không lấy thân tộc làm tiêu chuẩn, không cho rằng "Mệnh trời" quyết định sự giàu sang; ông cho rằng "quan không sang luôn, dân không hèn mãi". Ông chủ trương nhà nước phải dùng người có tài, phê bình "Vưong công đại nhân ngày nay... lúc nhà nước loạn lạc, xã hội nguy vong thì không biết để cho kẻ tài năng ra cai trị. Kẻ thân thích thì được dùng, vô cớ mà được giàu sang, kẻ mặt mày xinh đẹp thì được dùng". Ông phản đối việc quý tộc được độc quyền thờ cúng, cũng là gián tiếp đòi quyền bình đẳng của những người dân lao động ở trần thế. Ông lý luận: "Nay người nông phu nộp thóc thuế cho đại nhân, đại nhân đem làm rượu ngọt cơm ngon để tế Thượng đế, quỷ thần, đâu phải là vì của người hèn làm ra mà không hưởng”. Nếu như Khổng Tử phê phán việc dùng vũ lực thôn tính lẫn nhau là để bảo vệ Lễ, "mở rộng công thất” của nhà Chu thì Mặc Tử cũng chủ trương không đánh nhau ("phi công") nhưng là để bảo vệ sức lao động, vì lợi ích của tầng lớp công thương mới, vì: "Nếu nước Vệ có nạn, người công thương không phải không lo". Lễ của Khổng Tử từ việc ăn uống, đi ở, sống chết, hôn táng... đều có một loạt khuôn phép, Mặc Tử phê phán "Lễ của nhà Nho là phiền nhiễu mà không nói ra". Vào cuối đời Chiến Quốc, tầng lớp công thương ngày càng lớn mạnh, đi đôi với việc phát triển kinh tế, tri thức khoa học tự nhiên cũng phát triển, đạt được nhiều thành tựu, các trường phái đấu tranh với nhau quyết liệt hơn. Trong cuộc đấu tranh ấy xuất hiện phái Hậu Mặc. Họ khắc phục được những hạn chế trong thế giới quan tôn giáo, duy tâm của Mặc Tử, xây dựng thế giới quan duy vật. Từ quan sát sự vận động máy móc của vật thể, họ phân loại hình thức vận động biến hóa của của vật chất, và lấy nó để giải thích sự di động trong không gian và sự tăng giảm của số lượng. Họ đã tiếp thu và phát triển những nhân tố duy vật trong lý luận về nhận thức của Mặc Tử. Họ cho rằng muốn nhận thức được sự vật bên ngoài, trước hết phải thông qua "Năm đường'' (tức là năm giác quan) để biết phỏng đoán về hình dạng bên ngoài của sự vật, muốn biết chính xác hơn phải có sự hoạt động của tư duy ("Tâm") để so sánh, tổng hợp những sự vật đã cảm giác được. Họ cũng cho rằng muốn biết cái "danh" (tức khái niệm) có đúng hay không thì phải thông qua sự kiểm nghiệm càm tính trực tiếp trong thực tế xem nó phản ánh có đúng với thực tế hay không (coi trọng vai trò kiểm tra của thực tiễn đối với nhận thức - L.G.T). Họ cũng phân biệt loại của tri thức: có tri thức cảm tính, tri thức lý tính và tri thức về thực hành cải biến khách quan. Kế thừa Mặc Tử, họ xây dựng khái niệm "Loại" và lý luận "lôgíc theo loại". Phái Mặc chủ trương "khác loại thì không được so sáoh". Trên cơ sở lý luận về nhận thức có tính duy vật và khoa học, họ đã tiến hành đấu tranh chống các thuyết "bất khả tri" của phái Trang - Chu, duy tâm có tính ngụy biện của Công Tôn Long và siêu hình của Mạnh Tử một cách có hiệu quả. Chẳng hạn họ cho rằng, do Mạnh Tử không tuân theo luật so sánh lôgíc theo loại cho nên ông đã suy luận một cách lung tung về đạo "Chí Thành". Với một thế giới quan duy vật, các nhà Hậu Mặc cũng phê phán kịch liệt thuyết "Mệnh trời” của Nho gia. Trong thiên Phi Nho (Sách Mặc Tử) họ viết: "Thọ yểu giàu nghèo an nguy trị loạn, vốn là có mệnh trời, không thể thêm bớt được; sự cùng, thông, thưởng, phạt, may, không may, đều có định sẵn, trí lực của người không thể làm gì được. Quan lại tin như vậy thì lười giao việc; dân chúng tin như vậy thì nhác làm việc. Việc quan không trị thì loạn, việc nông bỏ trễ thì đói. Đói và loạn, trái với cái gốc của chính trị, nhà Nho dùng thuyết đó làm đạo lý để dạy người là làm hại người trong thiên hạ". Tóm lại, trên phương diện tư tưởng triết học, Mặc gia đã có sự chuyển biến từ lập trường duy tâm hữu thần (của Mặc Địch) sang lập trường duy vật (của phái Hậu Mặc); về quan niệm xã hội chính trị, họ tỏ ra bế tắc trong việc giải quyết hiện thực mà họ đang phê phán. Điều đó phản ánh trình độ và tính chất của giai tầng mà họ đang là đại biểu: Tầng lớp công thương và người sản xuất nhỏ tiểu tư hữu. Vào thời kỳ đó, họ cùng với giai cấp địa chủ mới lên là lực lượng cách mạng, là động lực của lịch sử. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|