Tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước - Nguyễn Khoa ĐiềmNăm 1971, chiến trường Bình Trị Thiên hừng hực bão lửa của bom đạn, chiến tranh báo hiệu của một mùa hè 1972 đỏ lửa. Trong không khí sôi sục của thời đại đánh Mỹ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm đã nung nấu và ra đời. Quảng cáo
Đề bài Tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm Lời giải chi tiết Đề tài về đất nước là đề tài quen thuộc. Trước Nguyễn Khoa Điềm, đề tài quê hương đất nước đã được nói rất hay, rất đằm thắm trong những bài thơ nổi tiếng như "Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), "Đất nước" (Nguyễn Đình Thi), "Quê hương"(Giang Nam),... "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một khúc ca - sự nhận thức về nguồn gốc sâu xa của Đất Nước, vế trí tuệ, tâm hồn và ý chí của Nhân Dân đã tạo dựng nên một "Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại" - Có thể nói tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân" đã được thể hiện một cách sâu sắc và độc đáo trong đoạn thơ "Đất Nước" này. Điều dễ nhận thấy đầu tiên là tác giả nhìn đất nước ở tầm gần vậy mà khuôn mặt đất nước rất gần gũi thân quen. Nó bình dân, lam lũ nhưng không kém phần cao cả. Cả nhà thơ đâu đó nói về Đất Nước dường như đồng nhất cảm xúc nói tới quê hương mình, Hoàng Cầm bao lần thốt lên trìu mến : “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng; ruộng ta khô; nhà ta cháy; quê hương ta từ ngày khủng khiếp”. Nguyễn Đình Thi và Tố Hữu nhìn đất nước trong không gian Việt Bắc. Có những câu thơ quan tâm đến nét hoành tráng, kì vĩ của đất nước: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi ! (Tố Hữu) Hoặc Nguyễn Đình Thi: Nước Việt Nam từ máu lửa Thế nhưng Nguyễn Khoa Điềm lại nói chuyện với người yêu của mình bằng giọng tâm tình thủ thỉ: Khi ta lớn lên….đánh giặc. Nhà thơ đã nhìn Đất nước theo quan hệ ruộ rà thân thiết ta gặp mẹ cha ta, bà mình, dân mình, ta gặp những câu chuyệ cổ tích, nhìn phong tục ăn trầu của bà, nhìn những bờ tre và sự yêu thương nhau bằng “gừng cay muối mặn”, thậm chí: “cái cột, cái kèo, hạt gạo…” tất cả đó là Đất nước. Vậy là, những giá trị truyền thống về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần đã có từ ngày xửa ngày xưa khởi đầu của nó vẫn duy trì đến bây giờ. Đất là nơi… em tắm. Thành tố âm dương ấy hợp lại đã trở thành: Đất nước… hò hẹn. Và một áng văn tương tự đã bay qua nỗi nhớ để dịnh nghĩa Đất nước đầy e ấp và tình tứ: Đất nước… nhớ thầm. Chỉ có hai thành tố là đất và nước thế nhưng mỗi lúc tháo rời nó ra, nó dẫn ta vào mê cung huyền bí, vừa thân thuộc, vừa lạ lẫm vô tận y như một đứa trẻ cứ tháo ra rồi lắp lại mà vẫn chưa hết nỗi đam mê, nhà thơ của chúng ta cũng hồn nhiên làm cái điều ngộ nghĩnh ấy để cho thoả cái điều mình muốn nói. Càng suy ngẫm đầy trách nhiệm đầy tư duy sắc sảo, đầy khám phá mới mẻ gây hứng thú cho người đọc. Định nghĩa Đất nước tác giả quan tâm đến không gian văn hóa nhưng cũng không quên cái thời gian văn háo đã làm nên một lịch sử dài đằng đẵng của cha ông. Lịch sử ấy gắn bó với địa danh, địa lí cụ thể những chi tiết rất đời thường bình dị đã cát lên thành lời thơ đầy xao xuyến tâm linh con người Việt Nam. Những ai đã khuất Hai tiếng “cúi đầu” đã gợi lên ấn tượng sâu đậm trong văn hoá tâm linh người Việt, đó là sự thầm kín, ngưỡng vọng thiêng liêng đối với cội nguồn, đối với sức mạnh tinh thần cưu mang và chở che con cháu của Tổ: Chính là cộng đồng từ bọc trứng Âu Cơ, là dân tộc là đất nước, nó là dòng họ gia đình, sợi khói nhang trên bàn thờ gia tiên có năng lực đánh thức tâm linh người Việt hơn tất cả. Nói về 4.000 năm lịch sử của cha ông chúng ta Chế Lan Viên rất tự hào với nữhng anh hùng, với những người con ưu tú của dân tộc. Hỡi dân tộc tiếng hát 4.000 năm Riêng Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ muốn nói nhiều hơn về: Có biết bao người con gái con trai Vậy là sau khi giải đáp hai câu hỏi: Đất nước bắt nguồn từ đâu? Đất nước là gì? Nguyễn Khoa Điềm đã đi vào phần hạt nhân của bài thơ: Ai đã làm ra Đất nước? tương tự như nói về địa danh, địa lí, nhà thơ không ca ngợi cái đẹp, cái trù phú như Hoàng Cầm: Quê hương ta lúa nếp thơm nồng… ở Nguyễn Đình Thi: Những cánh đồng thơm mát… Nguyễn Khao Điềm chú ý nhiều đế những miền đất, những thắng cảnh mà tên gọi của chúng rát nôm na đậm đà chúng nói với ta nhiều điều vê cuộc sống cần lao: Những người vợ nhớ chồng Tiếp theo là những câu thơ có tầm khái quát: Và ở đâu… núi sông ta. Với cách dẫn dắt câu chuyện như vậy, nhà thơ đã phát biểu trực tiếp tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Ta vì ta ba chục triệu người (Tố Hữu) Tư tưởng đất nước của nhân dân được rất nhiều nhà thơ nói tới. Tuy nhiên các tư tưởng không phải lạ lẫm gì này được Nguyễn Khoa Điềm nói bằng tất cả sự trải nghiệm và xúc động thật sự của chính mình. Ông đã đưa vốn trí thức về văn hoá dân gian cộng với suy ngẫm nghiêm túc tạo cho bài thơ vừa thuyết phục lí trí lại da diết trữ tình. Đất nước này chính là của nhân dân, trong nhân dân có anh và em vì thế tác giả nghiêm trang đề nghị: Em ơi em…muôn đời. Rất tự nhiên không hề bị lên gân giả tạo, văn hoá trọng chữ tình sẽ là lối cư xử uống nước nhớ nguồn. Chưa bao giờ thơ ca Việt Nam lại nở rộ những vần thơ đất nước như thời chống Mỹ: Đất nước của những người con gái con trai (Nam Hà) Đó là đất nước của những đoàn quân: (Bằng Việt) Và : Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu (Tạ Hữu Yên) Do có đóng góp riêng rất độc đáo, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã chinh phục được lòng độc giả từ khi nó ra đời. Và nó có lẽ sẽ chịu đựng được những thử thách của thời gian. Chúng ta ai chẳng có một tình yêu Tổ Quốc và có lúc ta phải thốt lên lời của Nguyễn Khoa Điềm
Loigiaihay.com
Quảng cáo
|