Triết học thời Minh, Thanh

Năm 1368, dưới sự lãnh đạo của Chu Nguyên Chương, nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, kết thúc gần 90 năm đô hộ của quân Nguyên - Mông

Quảng cáo

Năm 1368, dưới sự lãnh đạo của Chu Nguyên Chương, nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, kết thúc gần 90 năm đô hộ của quân Nguyên - Mông. Cùng năm đó, Chu Nguyên Chương lên ngôi vua, lập ra nhà Minh, lập kinh đô mới ở Nam Kinh, lấy niên hiệu là Hồng Võ nguyên niên.

Triều Minh là một triều đại hùng mạnh trong khu vực lúc bấy giờ. Tuy nhiên từ trong lòng nó, những nhân tố kinh tế của một trật tự xã hội mới, nảy sinh từ thời Tống, đang ngày một phát triển, đưa triều Minh nói riêng và chế độ phong kiến nói chung vào con đường suy tàn không tránh khỏi.

Dưới triều Minh, nền kinh tế nông nghiệp được phục hồi sau chiến tranh phát triển mạnh mẽ; đặc biệt là các ngành công nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp có những bước phát triển nhảy vọt. 100 sản phẩm thủ công nghiệp của nhà Minh đã theo các đội thương thuyền có mặt nhiều nơi trên thế giới. Thành thị tiếp tục là nơi giao lưu kinh tế - văn hóa sầm uất. Trong các công trường thủ công đã xuất hiện mầm mống của lao động làm thuê và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhân tố kinh tế mới này thường xuyên tấn công vào thế lực kinh tế phong kiến. Trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫn mới: tầng lớp thị dân, thương nhản, thợ thủ công và nông dân bị phá sản do quá trình tập trung ruộng đất mâu thuẫn ngày càng gay gắt với giai cấp địa chủ phong kiến. Bên cạnh đó vẫn tồn tại mâu thuẫn trong nội hộ giai cấp phong kiến: tầng lớp địa chủ quan liêu với tầng lớp tiểu địa chủ không có quyền, về mặt tư tưởng, từ triều Minh trở đi, cuộc đấu tranh tư tưởng phân ra làm hai tuyến khá rõ nét: phái duy tâm bảo thủ muốn duy trì củng cố trật tự của xã hội phong kiến và phái đại diện cho những thế lực kinh tế mới lên tấn công vào trật tự của xã hội phong kiến. Sau đây là những nhà tư tưởng tiêu biểu của hai phái:

Vương Thủ Nhân (1472 - 1528), còn có tên là Vương Dương Minh, nhà triết học duy tâm chủ quan đời Minh. Phát huy học thuyết triết học duy tâm chủ quan của Lục Cửu Uyên, Vương Thủ Nhân đã dựng nên hệ thống triết học duy tâm chủ quan triệt để nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nêu như Lục Cửu Uyên cho rằng "không có cái Lý nào ngoài Tâm", thì Vương Thủ Nhân còn tiến xa hơn một bước, ông còn cho rằng không có sự vật hiện tượng nào ngoài cái Tâm. Ông coi Tâm là cơ sở cho mọi sự vật và hiện tượng tồn tại, phủ nhận sự vật khách quan và quy luật của nó tồn tại độc lập đối với ý thức của con người. Theo Vương Thủ Nhân, tất cả phẩm chất và chính bản thân sự vật tồn tại là do cảm giác, do sự nhận biết của con người. Ông nói:

“ Khi anh chưa xem hoa, thì đóa hoa ấy và lòng anh đều yên lặng bình thường; khi anh đến xem hoa, thì mầu sắc đóa hoa anh thấy như nhất thời rực rỡ hẳn lên, như vậy thì biết rằng đoá hoa ấy không ngoài lòng anh" (Truyện tập lục, hạ).

Lập luận của Vương Thủ Nhân tương tự như nhà triết học duy tâm chủ quan người Anh đầu thế kỷ XVIII, Gi. Béccơli; nghĩa là cho thế giới khách quan phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Vương Thủ Nhân cũng đưa ra thuyết “Linh Minh''; ông cho rằng cái "Linh Minh" (cái mau lẹ, mẫn cảm) trong Tâm của con người là chủ của trời đất muôn vật. Ông nói: trời đất, quỷ thần, vạn vật nếu rời cái "Linh Minh" của ta thì cũng không còn có trời, đất, quỷ thần, vạn vật nữa; khi người ta chết, cái "Linh Minh" tiêu tan, đồng thời "trời đất, vạn vật" của người đó (tức là "trời đất, vạn vật" do người đó mà có !) cũng tiêu tan theo. Như vậy, cái "Linh Minh” của Vương Thủ Nhân là tinh thần chủ quan của mỗi người.

Về nhận thức luận, Vương Thủ Nhân cho rằng đối tượng nhận thức của con người không phải là sự vật khách quan mà là trở về nhận thức cái "Lý" "trời phú'' ở trong "Tâm" của con người; ông cho rằng cái "biết" (tri) đúng đắn là "biết cái Lý của trời". Ở đây Vương Thủ Nhân đã bộc lộ mâu thuẫn với tư tưởng triết học về bản thể của ông "mọi vật do Tâm mà ra", ông đã thừa nhận có cái "Lý" do "trời phú", tức là ông đã đi sát tới chủ nghĩa duy tâm khách quan của phái Trình - Chu. Vương Thủ Nhân cũng đưa ra thuyết "Tri hành hợp nhất”, cho "biết" và "làm" là một việc; nhưng ông khẳng định; "biết là căn bản mà "làm" chỉ là kết quả của "biết". Thực chất ông cũng theo thuyết "biết trước làm sau" của Chu Hy.

Về Iuân lý đạo đức, Vương Thủ Nhân đưa ra thuyết cho rằng luân lý đạo đức của xã hội (phong kiến) được xây dựng trên cơ sở "Lương tri lương năng" (cái khả nàng, cái biết do tự nhiên mà có chứ không phải do giáo dục, học tập mà có) của con người. Cái "Lương tri lương năng” trong con người là vĩnh viễn không thay đổi, do vậy con người phải “phản tỉnh" để căn cứ theo nó mà hành động, cư xử cho hợp lễ nghĩa.

Cũng như Lục Cửu Uyên, dù có khác với Trình - Chu trong quan niệm về bản thể nhưng Vương Thủ Nhân trước sau vẫn đứng trên lập trường của piai cấp địa chủ quan liêu để bảo vệ trật tự của xã hội phong kiến. Tư tưởng của ông cùng với tư tưởng của Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy, Lục Cửu Uyên (gọi là phái Trình - Chu - Lục - Vương) được coi là hệ tư tưởng chính thống của các triều đại phong kiến Minh, Thanh.

Lý Chí (1527 - 1602), nhà triết học có khuynh hướng duy vật, người tiên phong trong phong trào chống tư tưởng triết học duy tâm Nho giáo cuối thời Minh.

Lý Chí nguyên theo phái Vương Thủ Nhân, nhưng sau đó ông ly khai phái này, lập ra tư tưởng riêng phê phán tư tưởng giáo điều cứng nhắc của phái Trình - Chu và tư tưởng duy tâm chủ quan của Vương Thủ Nhân, ông tiến hành phê phán tư tưởng Nho gia của Trình – Chu - Lục - Vương một cách có hệ thống.

Về bản thể luận, ông cho quan niệm "Thái cực" hay "Đạo" sinh "Lưỡng nghi" của Trình - Chu là một sự hư cấu, sai lầm. Ông cho rằng: cái lớn nhất chính là Trời - Đất, Vợ - Chồng; có Trời - Đất rồi mới có vạn vật. Ông chỉ thừa nhận có hai khí Âm - Dương là bản nguyên vô thủy của vạn vật trời đất, không có cái gì lớn hơn nó nữa.

Tư tưởng có tính "cách mạng'' của Lý Chí là ông đã hoài nghi tất cả những kinh sách của Khổng - Mạnh, ông đưa ra thuyết "phải - trái" để trình bày tư tưởng của mình. Thứ nhất, Lý Chí cho rằng cái mà các nhà Nho của phái Trình - Chu - Lục - Vương cho là “Thánh Kinh" (Kinh sách của Thánh hiền) chưa hẳn đã là lời nói của thánh nhân mà nó đã bị người đời sau thêm vào, giải thích khác đi rồi. Thứ hai, nếu cs phải là thực của Khổng Tử, Mạnh Tử... đi chăng nữa thì đó cũng chir là ý kiến, nhận thức của một cá nhân vào một thời điểm nhất định, không thể coi là chân lý của muôn đời được (xem Phần thư). Ông khẳng định không có lý luận nào tuyệt đối đúng mọi lúc, mọi nơi, mà nó thường xuyên thay đổi theo cuộc sống, cũng như ban ngày ban đêm luôn luôn thay đổi. Có cái ngày hôm qua là đúng nhưng ngày hôm nay không còn đúng nữa. Trên cơ sở lý luận "phải -trái" đó, Lý Chí phê phán phái Trình - Chu đã mượn lời của Khổng Tử để để cao học thuyết của mình là chân lý vĩnh viễn. Lý thuyết "phải - trái" của ông có bao hàm nhân tố biện chứng quý báu nhưng cũng có nguy cơ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Lý Chí cũng phê phán tư tưởng duy tâm chủ quan của Vương Thủ Nhân cho rằng "Đạo" vốn có sẵn ở trong con người ta, con người chỉ cần trở về với chính mình thì sẽ hiểu ra được "Đạo"... Ông lập luận: nói "Đạo" ở trong con người cũng ví như nước ở trong đất, lại nói con người cầu "Đạo" có khác nào bỏ đất đi mà tìm nước ? Do vậy "Đạo" luôn luôn có và lưu chuyển trong đất không thể chia tách ra được, không phải nhọc công mà cầu. Ông phê phán thuyết Thiên lý”, "Nhân đục", "Nghĩa - Lợi” trong quan niệm luân lý đạo đức của nhà Nho. Ông cho rằng “Nhân dục”, tư lợi là thiên tính vốn có của con người; thuyết "vứt bỏ tư lợi, để bảo tồn Thiên lý" của phái Trình - Chu - Lục - Vương chỉ là thứ "đạo đức đầu lưỡi" để "đánh lừa lấy danh lợi", ông gọi những người theo "Lý học "Đạo học" (Nho gia phái Trình - Chu - Lục - Vương) là bọn "giả nhân giả nghĩa", là bọn "dối trời lừa người'' để cầu danh lợi ở đời. Khổng Tử cho rằng "phụ nữ thuộc loại khó bảo" (duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã), các nhà Nho cho phụ nữ trí lực thấp kém ... Lý Chi đã phản đối tư tưởng coi thường phụ nữ; ông nói: xưa nay chỉ thấy nói làm người có Nam có Nữ, chứ nói rằng Nam hơn Nữ thì có lẽ chưa thấy bao giờ; ông nên thí dụ về tích Trác Văn Quân tái giá để phản bác lại quan niệm Nam tôn Nữ ti của các nhà Nho.

Ông kịch liệt phê phán, tố cáo chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và bọn quan lại; ông cho rằng “đạo đức, lễ, nghĩa, hình phạt, chính trị" đều là công cụ dùng để trói buộc nhân dân; rằng bọn quan lại là "trộm cướp", "hổ lang", ông kiến nghị bọn thống trị phong kiến bãi bỏ sự can thiệp, để cho nhân dân được tự do quản lý công việc của mình.

Từ đời Hán trở đi kinh sách của thánh hiền được giai cấp thống trị và tầng lớp trí thức đại diện cho giai cấp thống trị coi là “Thánh Kinh", là chân lý vĩnh hằng không ai được quyền nghi ngờ, nhưng Lý Chí đã hoài nghi và tiến hành phê phán một cách hệ thống. Chính vì vậy mà ông bị giai cấp phong kiến thống trị xếp vào tội "Ly kinh bạn đạo". Tư tưởng táo bạo có tính "cách mạng cùng với những yêu cầu có tính dân chủ của ông là phản ánh tư tưởng, nguyện vọng của tầng lớp thị dân, tiểu thủ công và thương nhân đang phát triển. Tuy nhiên trong tư tưởng của ông cũng còn có những hạn chế : tư tưởng triết học của ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Lục - Vương; ông phủ nhận tính tích cực của các phong trào khỏi nghĩa nông dân, như Hoàng Sào là "Đạo tặc", Trương Giác, Trương Lỗ là yêu tặc... Đó cũng là hạn chế của tiến bộ khoa học của thời đại ông và hạn chế của lập trường tư tưởng của giai tầng mà ông đại diện.

Sau cuộc khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành ở Sơn Hài Quan thất bại, bọn Mãn tộc ở phía Bắc Trung Quốc tràn vào Trung - Nguyên, năm 1644 lập nên nhà Thanh. Những mâu thuẫn kinh tế, xã hội từ thời Minh vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngày càng gay gắt; thêm vào đó xuất hiện mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc (Hán tộc) và nhà Thanh (Mãn tộc). Trên lĩnh vực tư tưởng, vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa trào lưu triết học tiến bộ, duy vật với tư tưởng triết học duy tâm Nho giáo, công cụ tinh thần của nhà nước phong kiến.

Vương Phu Chi (1619 - 1692), nhà triết học duy vật xuất sắc ở thế kỷ XVII của Trung Quốc.

Về vũ trụ quan, Vương Phu Chi khẳng định có sự tồn tại khách quan của thế giới sự vật và hiện tượng mà con người ta có thể cảm nhận được. Ông cho rằng mỗi sự vật, hiện tượng đều có cái "Thể" và cái "Dụng". Thể" là bản chất, của sự vật, còn "Dụng" là sự phát sinh của Thể". Đó là một quan niệm duy vật và có tính biện chứng trong thế giới quan của ông. Về bản nguyên của thế giới, ông kế thừa tư tưỏng của Trương Tải cho rằng cơ sở ban đầu của mọi thực tại khách quan là Khí" và "Lý", nhưng cái "Khí" là căn bản còn "Lý" chỉ là trật tự (quy luật) của "Khí"; không có cái "Lý" nào có thể tồn tại tách khỏi Khí một cách trống không, cô lập. Như vậy ông đã khẳng định rằng tồn tại vật chất là tính thứ nhất, quy luật của giới tự nhiên là vốn có trong bản thân sự tồn tại của giới tự nhiên, của vật chất. Vương Phu Chi cũng cho rằng: nội dung của "Đạo" ("Lý") là do tính chất của "Vật" ("Khí ) quy định, ông lấy thí dụ: không có xe ngựa thì cũng không có quy luật (“Lý") đánh xe ngựa, không có các thứ nhạc khí lễ phục thì cũng không có Đạo" ("Lý") lễ nhạc, không có mối quan hệ xã hội giữa cha con anh em thì cũng không có đạo lý cha con anh em.... Vương Phu Chi cho rằng nội dung của Đạo" là do hoàn cảnh cụ thể quy định, không có cái “Đạo" vĩnh hằng, đời xưa không có cái "Đạo" của ngày hôm nay và hôm nay cũng không có cái "Đạo" của tương lai. Ông cho rằng con người cũng chỉ là một bộ phận, một sản vật của tự nhiên; trời đất có trước “Nhân tâm" có sau; cái "Tâm" của con người cũng chỉ là một bộ phận của "Vật" mà thôi. Xuất phát từ quan điểm này ông đưa ra những quan niệm có tính duy vật và biện chứng về nhận thức. Ông dựa vào phạm trù "Năng" và "Sở" của Phật giáo để giải thích một cách duy vật vềmối quan hệ giữa chủ quan và khách quan trong quá trình nhận thức, tức là mối quan hệ giữa năng lực nhận thức (năng) và đối tượng của nhận thức (Sở). Vương Phu Chi cho rằng cái đối tượng của nhận thức chủ quan là "có thực'', luôn tồn tại khách quan, độc lập với ý thức chủ quan của con người; ý thức chủ quan của con người chỉ có thể từng bước (theo phương pháp qua "Dụng" để biết "Thể") để nhận thức nó chứ không quyết định được nó, ông lấy thí dụ, ở nước Việt có hòn đá, tôi chưa đi đến đó, do vật mà tôi chưa biết nó] nhưng không phải vì thế mà hòn đá không tồn tại. Ông khẳng định thế giới khách quan không tồn tại trong ý thức chủ quan của con người, mà ý thức chủ quan của con người chỉ có thể cảm ứng thế giới khách quan bên ngoài. Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm Phật giáo và phái Lục Cửu Uyên, Vương Thủ Nhân đã dùng chủ quan thôn tính đối tượng khách quan. Trong quá trình nhận thức, ông đề cao vai trò của cảm giác và tác dụng kiểm tra của thực tiễn đối với sự đúng sai của nhận thức. Quan điểm qua "Dụng" để biết "Thể" là thể hiện nguyên tắc lấy nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính (từ hiện tượng đi vào bản chất) của ông.

Trong học thuyết của Vương Phu Chi cũng có những yếu tố biện chứng quý báu. Ông cho rằng hình thái của sự vật luôn thay đổi từ trạng thái này sang trạnh thái khác nhưng bản chất vật chất của sự vật thì "bắt sinh bất diệt". Ông thí dụ cây củi khi đốt đi hoặc biến thành lửa, khói, tro, trong đó nhân tố nứơc trở lại với "nước", nhân tố đất trở lại với "đất”... như vậy cái “cây" mất đi nhưng những nhân tố vật chất tạo nên cái "cây" không bao giờ mất. Ông khẳng định mọi sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội, luân lý đạo đức... luôn luôn thay đổi, hôm qua khác hôm nay khác... do vậy ông cho rằng nhân tính, phẩm chất đạo đức là một quá trình hình thành phát triển, bác bỏ lý luận "Nhân tính” sinh ra một lần không thay đổi... Từ đó ông đi đến nhận định khái quát mọi sự vật luôn luôn trong trạng thái vận động, nhờ có sự vận động mà ta nhận thức được chúng: vận động không phải là một sự chuyển động lặp lại giản đơn mà có xu hướng phát triển đi lên tư thấp đến cao... Tư tưởng biện chứng của Vương Phu Chi tất nhiên chỉ là một sự phỏng đoán trên cơ sở thuyết âm dương của "Chu dịch" chứ chưa phải là một kết luận khoa học chắc chắn; mặt khác, cũng như Trương Tải, ông không thấy được trong sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập, "đấu tranh" là tuyệt đối, "hòa" là tương đối... (xem "Trương Tải" chính mông" chú“). Đó cũng là hạn chế của lập trường giai cấp, của thời đại ông.

Nếu như giai cấp phong kiến thống trị lấy hệ tư tưởng của phái Trình - Chu - Lục - Vương làm hệ tư tưởng chính thống, và trong số họ, Chu Hy là đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa duy tâm Nho giáo thì ở trận tuyến của chủ nghĩa duy vật có Vương Phu Chi là đại biểu tiêu biểu, ông đại diện cho tư tưởng của các nhà duy vật trước ông, hệ thống lại và tiến hành phê phán tư tưởng duy tâm chủ nghĩa và khách quan của Nho giáo, Phật giáo một cách toàn diện. Sau ông, những nhà triết học đuy vật như Nhan Nguyên, Lý Cung, Đái Chấn tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm Nho giáo, nhưng chưa có ai vượt quá được ông trên lĩnh vực này.

Năm 1840 nổ ra cuộc chiến tranh Nha - Phiến, chù nghĩa tư bản tràn vào Trung Quốc. Lịch sử Trung Quốc bước sang một giai đoạn mới, thời kỳ "nửa thực dân nửa phong kiến".

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close